Để kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần đưa ra kết luận và công bố báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, KTV phải chú trọng những bước sau:
Soát xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (ISA 10) có thể phân biệt hai loại sự kiện:
Điều chỉnh những sự kiện cung cấp bằng chứng bổ sung về những điều kiện hiện hữu tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. (Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và cần điều chỉnh).
Những sự kiện không cần điều chỉnh chỉ báo những điều kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán (Những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính nhưng cần được công khai và lấy giải trình của các nhà quản lý).
Để nhận định được các sự kiện trên, KTV thường sử dụng các thủ tục như xem xét lại các biện pháp mà các nhà quản lý áp dụng, đọc các biên bản đại hội cổ đông, biên bản họp Ban Giám đốc, đọc các bản báo cáo sơ bộ gần nhất, trực tiếp thẩm vấn Ban quản trị,…
Sau khi xem xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính, KTV đánh giá kết quả kiểm toán. Công việc này nhằm khẳng định lại các công việc mà KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán như đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, đánh giá tổng hợp sai sót phát hiện được, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, xem xét lại các thông tin khác trên Báo cáo tài chính…
Lập báo cáo kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 700 quy định: “Chuyên gia kiểm toán phải xem xét và đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng đã thu thập được và sử dụng những kết luận này để hình thành ý kiến của mình về báo cáo tài chính.”
Kiểm toán viên sử dụng một trong bốn hình thức Báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình: Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần; Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận; và Báo cáo kiểm toán với ý kiến từ chối đưa ra ý kiến.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM THỰC
HIỆN