MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục các khoản dự phòng trong BCTC công ty ABC do công ty TNHH kiểm toán AVN việt nam thực hiện (Trang 60 - 65)

CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM

Đối với hoạt động chung của công ty AVN

- Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Sự ra đời của các Công ty kiểm toán tư nhân cũng như các Công ty kiểm toán có uy tín lâu nay trên thị trường đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững được trên thị trường đồng thời giữ được các khách hàng quen thuộc, công ty buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, tạo được uy tín đối với khách hàng và nhiều khi phải hạ giá phí kiểm toán, nhưng không vì thế mà làm giảm chất lượng cuộc kiểm toán.

- Công ty kiểm toán AVN mới thành lập hơn ba năm, nên mục tiêu quan trọng nhất chính là sự tín nhiệm của công ty khách hàng, vì thế công ty cũng như các kiểm toán viên cần phải phát huy hết năng lực của chính mình, bên cạnh đó cũng phải không ngừng nâng cao trình đồ thông qua việc thường xuyên nghiên cứu, học tập. Công ty nên mở các khóa học đào tạo thêm cho các nhân viên trong công ty để các KTV có cơ hội trao dồi, cập nhật các phương pháp kiểm toán mới. Tạo môi trường làm việc năng động, vui vẻ trong công ty làm giảm được một phần áp lực của KTV.

- Công ty cần có định hướng, những phương án mới sao cho phù hợp với sự thay đổi về chế độ kế toán, tránh lạc hậu so với các công ty kiểm toán khác, đồng thời tạo được sự tín nhiệm ở khách hàng.

Đối với quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán BCTC tại công ty AVN

- Hiện nay, công ty AVN khi kiểm toán các khoản dự phòng chỉ được thiết kế chung khi kiểm toán các khoản mục có liên quan. Ví dụ như kiểm toán các khoản phải thu khách hàng có dự phòng nợ phải thu khó đòi, kiểm toán toán hàng tồn kho có dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vẫn biết là cần có sự phối hợp khi kiểm toán các khoản dự phòng với mỗi khoản mục liên quan nhưng có thể sẽ tốt hơn nếu xây dựng một quy trình chuẩn để kiểm toán riêng các khoản dự phòng. Việc thiết kế đó sẽ giúp Công ty kiểm toán có thể thực hiện kiểm toán tốt hơn, chặt chẽ hơn các khoản dự phòng được trích lập tại các Công ty khách hàng và từ đó hạn chế được những vấn đề thiếu sót khi kiểm toán các khoản dự phòng mà trước đây Công ty đã xây dựng. Cụ thể: các thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng chưa được đánh giá cao, việc kiểm tra chỉ là đối chiếu các giá trị ghi sổ cuối kỳ đối với những khoản dự phòng mà khách hàng đã lập. Còn đối với các khoản dự phòng theo quy định hiện hành phải trích lập những khách hàng đã bỏ sót chưa trích lập (xem xét điều kiện trích lập) thì công ty chưa thiết kế các thủ tục để kiểm tra chi tiết. Do vậy việc phát hiện các sai sót chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Tuy nhiên cho dù khả năng phán xét và trình độ nghiệp vụ của kiểm toán viên cao thì vẫn có khả năng còn những khiếm khuyết. Bên cạnh đó chế độ kiểm toán đối với các khoản dự phòng luôn phải thay đổi. Sự thay đổi liên tục đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình kiểm toán của công ty. Để giải quyết vấn đề này, chương trình kiểm toán các khoản dự phòng nên được bổ sung cập nhật làm nền tảng cho hoạt động của kiểm toán viên trong công ty. Theo đó chương trình có thể bổ sung theo hướng thiết kế chương trình theo các mục tiêu kiểm toán kết hợp với các quy định hiện hành về các khoản dự phòng của Bộ Tài chính và các quy tắc trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

- Mở rộng các kỹ thuật kiểm toán, không chỉ qua phỏng vấn Ban Giám đốc khách hàng mà thực hiện điều tra đối với hệ thống kế toán toàn công ty. Việc tìm

hiểu có thể thực hiện qua việc đưa ra một hệ thống các câu hỏi tóm lược Có/Không.

Ví dụ:

Câu hỏi Không

1. Hạch toán các khoản dự phòng có được theo dõi chi tiết theo từng loại không?

2. Cơ sở trích lập các khoản dự phòng là gì, có tuân thủ theo các quy định hiện hành về trích lập và xử lý các khoản dự phòng không?

3. Giá trị thị trường có được theo dõi để đảm bảo đưa ra các quyết định về chúng một cách kịp thời không?

4. Các khoản dự phòng có thực sự tồn tại ngày 31/12 không? 5. Có mở sổ phụ theo dõi không?

6. Có đối chiếu giá trị thị trường với giá trị ghi sổ vào thời điểm cuối niên độ kế toán không?

Bảng 3.1 : Bảng câu hỏi để tìm hiểu và đánh giá HTKSNB đối với các khoản dự phòng

- Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán, phù hợp với quy định hiện hành Công ty nên xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng một cách đầy đủ hơn, khả thi hơn. Với trình độ và kinh nghiệm trong ngành Công ty hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Trên đây chỉ là một số ý kiến, giải pháp của em nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản dự phòng trong BCTC tại công ty ABC. Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, ban lãnh đạo, cùng các anh chị kiểm toán viên.

KẾT LUẬN

Có thể nói hiện nay hầu như các doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết của việc trích lập dự phòng và Nhà nước cũng chưa có những quy định thống nhất đối với việc trích lập dự phòng đó, do vậy nhiều khi các Công ty trích lập dự phòng một cách chủ quan, máy móc. Còn đối với Công ty kiểm toán do mức độ trích lập dự phòng của các khách hàng là chưa nhiều nên cũng chưa có được một quy trình kiểm toán chuẩn, vì thế mà gây khó khăn cho Công ty khi tiến hành kiểm toán.

Trên đây là toàn bộ ghi nhận của em về quy trình kiểm toán các khoản mục dự phòng tại công ty ABC do công ty TNHH kiểm toán AVN Việt Nam thực hiện. Trong quá trình thực tập, do trình độ và thời gian có hạn, việc tìm hiểu khách hàng chưa được sau, những ý kiến của em chỉ mang tính chất gợi mở chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp của thầy cô, các anh chị trong công ty để đề tài cuẩ mình được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy NCS.ThS Hồ Tuấn Vũ, Ban lãnh đạo Công ty TNHH kiểm toán AVN Việt Nam cùng các anh chị kiểm toán viên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận của mình.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Thông tư 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 07/12/2009: “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”

2. Bộ Tài chính, Thông tư 89/2013/TT-BTC ban hành ngày 28/06/2013: “Sửa đổi, bổ sung Thông tư 228/2009/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp”

3. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 về Chế độ kế toán doanh nghiệp

4. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”

5. Chương trình kiểm toán mẫu 2013 do VACPA ban hành ngày 23/12/2013 6. Thư viện pháp luật -

http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-2714-QD-BTC- nam-2013-huong-dan-trich-lap-su-dung-khoan-du-phong-giam-gia-ton-that-dau- tu-214381.aspx [ Ngày truy cập : 01/04/2016 ]

PHỤ LỤC GIẤY TỜ LÀM VIỆC PL 01 Bảng cân đối kế toán trước kiểm toán

PL 02 A120_Chấp nhận duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng PL 03 A210_Hợp đồng kiểm toán

PL 04 A230_Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán

PL 05 A260_Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán PL 06 A270_ Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV PL 07 A280_ Biện pháp đảm bảo tính độc lập thành viên nhóm kiểm toán PL 08 A290_ Trao đổi với BGĐ đơn vị được kiểm toán về kế hoạch kiểm

toán

PL 09 A310_ Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động PL 10 A510_Phân tích sơ bộ BCTC

PL 11 A610_ Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị PL 12 A710_ Xác định mức trọng yếu kế hoạch

PL 13 A910_Tổng hợp kế hoạch kiểm toán PL 14 B313_Báo cáo Ban giám đốc

PL 15 B314_Báo cáo kiểm toán

PL 16 B315_Bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh

PL 17 B316_Báo cáo kết quả kinh doanh sau điều chỉnh PL 18 B317_Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau kiểm toán PL 19 B318_Thuyết minh báo cáo tài chính sau kiểm toán PL 20 Biên bản kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục các khoản dự phòng trong BCTC công ty ABC do công ty TNHH kiểm toán AVN việt nam thực hiện (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w