1.5.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Bảng chấm công (Mẫu số 01 – LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 – LĐTL). - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 03 – LĐTL). - Giấy đi đường (Mẫu số 04 – LĐTL).
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 05–LĐTL). - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số 06 – LĐTL).
- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 – LĐTL). - Hợp đồng lao động.
- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng (Mẫu số 09 – LĐTL). - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số 10 – LĐTL). - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11 – LĐTL).
Các chứng từ trên có thể sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán.
1.5.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT KPCĐ kế toán sử dụng các TK kế toán chủ yếu như sau:
- TK 334: Phải trả người lao động (NLĐ) - TK 338: Phải trả, phải nộp khác
- TK 335: Chi phí phải trả
1.5.2.1 TK 334 - Phải trả người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV.Trong các doanh nghiệp xây lắp TK này còn được dùng để phản ánh tiền công phải trả cho lao động
thuê ngoài.
Kết cấu của TK 334 “Phải trả người lao động”
Bên Nợ:
- Các khoản tiến lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và cấc khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
- Các khoản tiền công đã ứng trước, hoặc đã trả với lao động thuê ngoài (đối với doanh nghiệp xây lắp).
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
- Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài (đối với doanh nghiệp xây lắp).
Số dư bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho CNV.
- Các khoản tiền công còn phải trả cho lao động thuê ngoài.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ, số dư Nợ TK 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho CNV.
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải
trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động điều chỉnh vào cuối liên độ.
1.5.2.2 TK338 – Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các TK khác (từ 331 đến 336)
Kết cấu của TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
- Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.
- Các khoản làm giảm khoản phải trả về cổ phần hóa.
- Kết chuyển doanh thu nhận trước sang tài khoản 511, tương ứng với doanh thu của kỳ kế toán.
- Trả lại tiền cho khách hàng (trường hợp chưa kết chuyển sang TK doanh thu bán hàng).
- Trả lại tiền đã nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
Bên Có:
- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân).
- Giá trị trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân.
- Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào CPSX, kinh doanh. - Các khoản thanh toán với CNV về tiền nhà, điện, nước ở tập thể. - Tính BHXH, BHTN, BHYT trừ vào lương của CNV.
- BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù.
- Doanh thu nhận trước và các khoản phải trả khác.
Số dư bên Có:
- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp.
- BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết.
- Giá trị tài sản xác định thừa còn chờ giải quyết, khoản phải trả về cổ phần hóa phát sinh, khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, doanh thu nhận trước hiện có cuối kỳ.
- TK này có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.
TK 338 có 8 TK cấp 2
- TK 3381 - Tài khoản thừa chờ giải quyết. - TK 3382 – Kinh phí công đoàn.
- TK 3383 – Bảo hiểm xã hội. - TK 3384 – Bảo hiểm y tế.
- TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa. - TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp. - TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện. - TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
1.5.2.3 TK 335 – chi phí phải trả
TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép của CNSX, sửa chữa lớn TSCĐ và các khoản trích trước khác. Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả
và khoản điều chỉnh vào cuối liên độ.
Bên Có: Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và
khoản điều chỉnh vào cuối liên độ
Dư Có: Khoản để trích trước tính vào chi phí hiện có
1.5.3 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương1.5.3.1 Phương pháp hạch toán tiền lương 1.5.3.1 Phương pháp hạch toán tiền lương
Quy trình hạch toán tiền lương tại các đơn vị được thực hiện theo trình tự:
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán tiền lương
Các khoản phải khấu trừ vào Lương và thu nhập của
người lao động
Ứng và thanh toán tiền lương và khoản khác cho NLĐ
Khi trả lương, thưởng và các khoản khác cho NLĐ
bằng SP,HH
TK 334
Phải trả người lao động
Lương và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động
Phải trả tiền lương nghỉ phép của CNSX (Nếu DN trích trước)
Tiền thưởng phải trả NLĐ từ quỹ khen thưởng phúc lợi
BHXH phải trả NLĐ TK 138, 141, 333, 338 TK 154 (631), 241, 642 TK 335 TK 353 TK 338 (3383) TK 511 TK 33311 TK 111, 112 Thuế GTGT đầu ra
Trình tự hạch toán
- Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). - Tiền thưởng trả cho công nhân viên:
Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341) Có các TK 111, 112,...
- Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản...) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước TL nghỉ phép) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
- Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.... ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác.
- Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335). - Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,...
- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,...
- Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
- Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên...
1.5.3.2 Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương
Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương tại các đơn vị được thực hiện theo trình tự:
Sơ đồ 1.3 Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương
Trình tự hạch toán:
- Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số trừ vào lương người lao động) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386). - Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386) Có các TK 111, 112, ...
- BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382).
TK 334 Phải trả, phải nộp khácTK 338 TK 627, 641, 642
TK 334 TK 111,112
TK 111,112
BHXH phải trả thay lương Cho CBCNV
Nộp (chi) BHXH, BHYT, BHTN theo quy định
Trích BHXH, BHYT,BHTN
Khấu lương tiền nội bộ
Nhận khoán hoàn trả của cơ BH cho CNV KPCĐ tính vào CPSXKD
quan BHXH về khoán DN đã chi
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG 2.1.Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng
2.1.1.1 Giới thiệu chung
- Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (viết tắt là DNPC) là doanh nghiệp do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của Pháp luật và hoạt động theo luật Doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Đà Nẵng và bảo tồn, phát triển vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Trung giao, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hoá lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển công ty.
- Được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng trên cơ sở tiếp quản các nhà máy Diezel và hệ thống lưới điện của Công ty SIPEA và CVĐ để lại với tên gọi đầu tiên là Sở Quản lý và Phân phối điện Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến tháng 5-1981, đổi thành Sở Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau đó vào năm 1996 khi ngành Điện chuyển sang hạch toán kinh doanh, bàn giao chức năng quản lý Nhà nước về điện cho các Sở Công nghiệp, Sở Điện lực được đổi tên thành Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 01-4-1997, sau khi Quảng Nam - Đà Nẵng được chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành Điện lực Quảng Nam và Điện lực Đà Nẵng. Ngày 16-6- 2006, để đáp ứng yêu cầu phát triển, Điện lực Đà Nẵng được Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định chuyển thành Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng.
Trụ sở hiện tại : 35 Phan Đình Phùng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng Điện thoại : 84-236-2220.501
Fax : 84-236-2220.521
Email : pcdanang@cpc.vn; pcdanang@dnp.com.vn Website : pcdanang.cpc.vn
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng Nẵng
•Mục tiêu hoạt động chính của Công ty
- Cung cấp điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Thành phố Đà Nẵng.
- Bảo toàn, phát triển vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hoá lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển Công ty
•Phạm vi hoạt động
- Sản xuất kinh doanh điện năng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
•Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh điện năng
- Xây dựng, cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110kV - Sửa chữa, đại tu thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình lưới điện đến cấp điện áp 110k, bao gồm: Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị lưới điện, thiết bị viễn thông điện lực và công nghệ thông tin
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.Tư vấn, thiết kế giám sát và xây lắp mạng viễn thông điện lực nội hạt và mạng máy tính
- Tổ chức triển khai thực hiện các dự án công nghệ thông tin
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện và thiết bị viễn thông
- Đầu tư các công trình nguồn điện, lưới điện
- Kinh doanh các dịch vụ: Viễn thông công cộng, internet, quảng cáo. - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng
•Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Công ty mua điện từ Tổng công ty Điện lực Miền Trung rồi phân phối điện đến các hộ tiêu thụ nhờ mạng lưới truyền tải điện. Mạng lưới truyền tải điện bao gồm: đường dây tải điện, trạm biến áp và hộ tiêu thụ điện.
- Việc mua điện, truyền tải và cung cấp điện năng luôn luôn thực hiện theo một kế hoạch chung trong khuôn khổ hệ thống điện ( phát điện- truyền tải- phân phối)
2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán của Công ty TNHH MTV Điện Lực Đà Nẵng Điện Lực Đà Nẵng
2.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV Điện Lực Đà Nẵng
- Đứng đầu công ty là chủ tịch kiêm giám đốc, chỉ đạo điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc công ty trong quản lý điều hành chung toàn Công ty là các Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc xây dựng cơ bản và Phó giám đốc kinh doanh.