KỲ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (Trang 39 - 43)

I. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề dành cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn

biểu hiện của vấn đề lại như vậy…

KỲ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT

HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT

Đề thi môn : Ngữ Văn

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề gồm 01 trang, 02 câu. Câu 1 (8 điểm):

“Hào khí Việt Nam dường như chỉ cháy lên trong mỗi lần bến bờ xứ sở bị xâm lăng. Còn trong thời bình, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận kinh tế và văn hóa thì hào khí ấy trầm xuống hẳn.”

Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. Câu 2: (12 điểm)

Nhà thơ Lê Đạt nhận xét về thơ cổ điển và thơ hiện đại như sau: “Trong một bài thơ cổ điển nghĩa thường đến đúng hẹn; trong một bài thơ hiện đại nghĩa thường đến trễ giờ”.

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết của anh (chị) về thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam hãy làm sáng tỏ.

--- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Giám thị 1 :……… Giám thị 2 : ………

* Yêu cầu: Anh chị hãy thực hành tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài sau:

Câu 1 (8 điểm):

“Hào khí Việt Nam dường như chỉ cháy lên trong mỗi lần bến bờ xứ sở bị xâm lăng. Còn trong thời bình, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận kinh tế và văn hóa thì hào khí ấy trầm xuống hẳn.”

Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên.

* Phần thực hành của học sinh: Đặng Bảo Ngân, lớp 11 chuyên văn 1. Tìm hiểu đề

- Kiếu bài/ dạng bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống 32

- Trọng tâm vấn đề nghị luận: Hào khí dân tộc

- Thao tác lập luận cần sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh

- Phạm vi dẫn chứng: lấy trong văn học,lịch sử, những trải nghiệm bản thân và chủ yếu là từ thực tiễn đời sống.

2. Tìm ý

- Hào khí là gì ?

Là chí khí mạnh mẽ, hào hùng -> Hào khí Việt Nam là ý chí mạnh mẽ, hào hùng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Nội dung ý kiến là gì?

Bàn về một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước – vấn đề hào khí dân tộc nhưng dường như hào khí chỉ biểu hiện trong quá khứ chống ngoại xâm còn hiện tại đang giảm sút dần.

- Vì sao hào khí dân tộc bùng lên mạnh mẽ trong quá khứ ? Sở dĩ như vậy là vì :

+ Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng – các thế lực ngoại xâm âm mưu cướp đất nước ta, ấy là lúc con người Việt Nam trên dưới một lòng dũng cảm đứng lên chống giặc.

+ Khi đất nước bị xâm lăng, ấy là lúc cuộc sống của cá nhân bị đe dọa. Đứng lên chiến đấu vì đất nước cũng là để đấu tranh giải phóng chính mình. Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước và tự hào dân tộc có điều kiện cháy sáng trong mỗi con người.

- Tại sao trong thời bình, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận kinh tế và văn hóa thì hào khí ấy trầm xuống hẳn.

+ Biểu hiện là gì: Vấn đề dân tộc ít khi được quan tâm, mọi người dường như chỉ quan tâm đến đời sống của cá nhân mình. Ai cũng bận chăm lo cuộc sống của cá nhân, gia đình và ít thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ra bên ngoài

+ Nguyên nhân tại sao: Trong thời bình, con người quay trở về với cuộc sống cá nhân, phải đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống.

- Nhận định trên là có cơ sở và đã nêu bật được vấn đề rất đáng quan tâm trong xã hội hiện tại. Không quan tâm đúng mức đến điều này sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng (Kinh tế không thể phát triển ; khối đoàn kết dân tộc có nguy cơ bị lung lay ; nền độc lập dân tộc có nguy cơ bị ảnh hưởng,…)

- Tuy nhiên, cần nhận thấy hào khí dân tộc hiện tại có vẻ trầm xuống chứ không phải đã biến mất. Bài học cần rút ra: Cần giáo dục tinh thần dân tộc một cách gần gũi và thiết thực hơn trong Nhà trường, gia đình.

- Khẳng định lại vấn đề, nêu suy nghĩ bản thân

* Phần nhận xét của giáo viên :

33

- Học sinh đã xác định được đề và tìm hiểu đề thông qua các bước cụ thể chi tiết và chính xác nội dung trọng tâm, kiểu bài, thao tác, phạm vi dẫn chứng

- Phần tìm ý đã khá mạch lạc tuy nhiên cần phân chia thành các phần mở, thân, và kết bài đồng thời sắp xếp và triển khai các ý theo trình tự hợp lí, logic hơn.

- Các phần tương ứng các thao tác : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận trong phần thân bài nên chia thành các mục rõ ràng tránh sự chồng chéo lẫn nhau.

ĐỀ 2

Họ và tên thí sinh:……… SBD: ………

Câu1 (8 điểm):

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” (Xukhômlinski)

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.

Câu 2 (12 điểm):

Bàn về thơ, Ngô Thì Nhậm từng viết: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một vài tác phẩm thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, hãy làm sáng tỏ?

...Hết...

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

* Yêu cầu: Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Câu 1 (8 điểm):

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” (Xukhômlinski)

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.

* Phần thực hành của học sinh Bùi Quỳnh Hương, lớp 11 chuyên văn 1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

34

- Trích dẫn câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” (Xukhômlinski)

2. Thân bài:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (Trang 39 - 43)