Khẳng định lại không thể thay thế việc đọc sách bằng việc đọc review.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (Trang 56 - 58)

- Vì sao không thể thay thế việc đọc sách bằng việc đọc review?

+ Review – bài giới thiệu được viết chủ yếu nhằm giới thiệu ngắn gọn những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, in dấu ấn chủ quan của người viết. Trừ một số bài review là chia sẻ của những người đam mê văn chương thực sự, có trình độ tiếp nhận tốt, đa số các bài viết

48

còn lại chỉ mang tính chất quảng cáo để khơi gợi trí tò mò của người đọc, khuyến khích họ mua sách. Những thông tin được chia sẻ mới chỉ là một phần nhỏ sự thú vị của tác phẩm, thể hiện góc nhìn của cá nhân nên không thể chỉ cảm nhận một cuốn sách nào đó qua các bài review được.

+ Tác phẩm văn chương là những sáng tạo ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Giá trị của tác phẩm chỉ thực sự hiện lên trong tâm trí người đọc khi ta trực tiếp đọc ngôn từ tác phẩm, cảm nhận được hình tượng và nhận ra bức tranh cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Hơn nữa, mỗi người nghệ sĩ khi sáng tác đều có nhu cầu được giao tiếp, đối thoại với nhiều người đọc. Đây chính là động lực để họ sáng tạo. Nếu việc đọc tác phẩm chỉ thu hẹp lại trong phạm vi những người viết review, chắc chắn động lực này sẽ không còn…

+ Mỗi người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn chương không phải chỉ để thu nhận tri thức mà còn để có được những rung cảm thẩm mĩ, nhận ra những bài học cho chính mình. Để lĩnh hội được những giá trị này từ tác phẩm, không có một con đường nào khác là phải tự mình đọc, cảm nhận và chiếm lĩnh văn bản.

+ Sứ mệnh của người đọc giờ đây không còn là thụ động lĩnh hội thông điệp người sáng tác gửi trong tác phẩm, người đọc hiện đại được coi là người đồng sáng tạo với nhà văn. Để hoàn thành sứ mệnh này, việc trực tiếp đọc tác phẩm chính là yêu cầu bắt buộc.

(Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh)

3/ Luận:

- Khẳng định lại: Hoạt động đọc đã, đang và sẽ luôn là hoạt động của mỗi cá nhân và cần được thực hiện trực tiếp chứ không thể gián tiếp qua các bài giới thiệu.

- Bài học:

+ Với người sáng tác: Cần sáng tạo nhiều hơn để tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, thu hút người đọc khám phá, sáng tạo những giá trị của tác phẩm.

+ Với người đọc: Cần nuôi dưỡng đam mê đọc sách, cố gắng nâng cao hiệu quả đọc của bản thân, coi các bài giới thiệu như một cách gợi mở giá trị tác phẩm để từ đó tự mình đọc, đối thoại, thậm chí phản biện lại quan điểm của người viết,…

49

III/ Kết bài:

Khẳng định vai trò của người đọc trong đời sống văn học.

* Cách cho điểm:

- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận sắc sảo.

- Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt

- Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, sa vào phân tích tác phẩm đơn thuần, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

* Lưu ý chung: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu

điểm, vừa linh hoạt, trân trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí.

---HẾT---

50

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (Trang 56 - 58)