HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT Đề thi môn : Ngữ văn

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (Trang 44 - 48)

I. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề dành cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn

biểu hiện của vấn đề lại như vậy…

HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT Đề thi môn : Ngữ văn

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu.

Câu 1.(8,0 điểm)

Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của James Crook

“ Người nào muốn chỉ huy dàn nhạc, người đó phải quay lưng lại đám đông”

Câu 2.(12,0 điểm)

Albert Camus (1913 -1960), nhà văn Pháp đạt giải Nobel Văn học năm 1957 có viết:

Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác, cái vị trí luôn luôn ở giữa một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về những hình tượng người nghệ sĩ trong các tác phẩm văn học hãy làm sáng tỏ?

--- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

36

Giám thị 1 :……… Giám thị 2 : ………

* Yêu cầu: Anh/chị hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Câu 2.(12,0 điểm)

Albert Camus (1913 -1960), nhà văn Pháp đạt giải Nobel Văn học năm 1957 có viết:

Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác, cái vị trí luôn luôn ở giữa một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về những hình tượng người nghệ sĩ trong các tác phẩm văn học hãy làm sáng tỏ?

* Phần thực hành của học sinh: Trương Ngọc Linh, lớp 11 chuyên văn

1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề 2. Giải thích

- Nghệ sĩ là những người theo đuổi nghệ thuật, làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như nhà văn, họa sĩ, nhiếp ảnh,…

- cái đẹp anh ta không thể thiếu: là cái tạng riêng, bản chất cái tôi nghệ sĩ; là niềm khát khao, đam mê sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật.

- cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ: Là bổn phận, trách nhiệm, tư cách công dân đối với cộng đồng. Cộng đồng ở đây hiểu là quê hương, đất nước, là nhân loại.

- cái vị trí luôn luôn ở giữa: là khi người nghệ sĩ dung hòa được niềm đam mê cái đẹp, khao khát sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật với bổn phận, trách nhiệm đối với cuộc đời, con người. Muốn vậy, Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác, phải đem cái tôi cá nhân nghệ sĩ hòa vào cái ta chung, vào cộng đồng.

=> Ý kiến của Albert Camus bàn về phẩm chất cần có, yêu cầu lí tưởng đối với một người nghệ sĩ chân chính.

3. Bàn luận

- Tại sao cái đẹp không thể thiếu đối với người nghệ sĩ? Say mê cái đẹp, khát khao phát hiện, sáng tạo cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của mình và nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của con người là thiên chức muôn đời của người nghệ sĩ, của nghệ thuật chân chính.

- Trong thực tế, cái đẹp mà người nghệ sĩ say mê và khát khao sáng tạo không phải bao giờ cũng phù hợp với cộng đồng, đôi khi đi ngược lại lợi ích chung của cả cộng đồng. Vì vậy, người nghệ sĩ cần phải rèn luyện mình trong sự giao lưu với nhân loại để có thể dung hòa được phẩm chất nghệ sĩ với tư cách công dân, gữa cái tôi nghệ sĩ riêng với cái ta chung của cuộc đời.

4. Chứng minh

37

-Lựa chọn các hình tượng nghệ sĩ trong văn học để làm sáng tỏ (Hộ, Huấn Cao, Vũ Như Tô, Phùng, Tôi trong “Một người Hà Nội”,…).

5. Đánh giá, nâng cao vấn đề

- Ý kiến của Albert Camus hoàn toàn đúng đắn và xác đáng, đã chỉ rõ phẩm chất, yêu cầu cần có ở người nghệ sĩ chân chính, không chỉ đúng với một thời mà đúng với mọi thời.

- Quá trình rèn luyện để cái tôi nghệ sĩ hòa vào cái ta công dân là chuyện không dễ đạt được, đó là nỗi trăn trở khôn nguôi, là khát vọng muôn đời của người nghệ sĩ. Vì thế, người nghệ sĩ cần phải luôn ý thức sâu sắc và nỗ lực hết mình để hoàn thiện mình, sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chân chính, hoàn thành được sứ mệnh vinh quang, bồi đắp tâm hồn con người, hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ.

* Phần nhận xét của giáo viên:

- Học sinh đã xác định được trúng vấn đề và lập dàn ý chi tiết bám sát yêu cầu cần chứng minh.

- Phần bàn luận bổ sung thêm ý để làm rõ được : Tại sao người nghệ sĩ không thể dứt bỏ cộng đồng? Nghệ thuật thoát thai từ cuộc đời, nghệ thuật sinh ra vì con người. Vì thế, nghệ thuật không cho phép người nghệ sĩ tự tách mình ra khỏi nhân loại. Thiên chức cao cả của người nghệ sĩ chân chính là sáng tạo ra cái đẹp để hướng thiện cho con người; gắn bó với cuộc đời, con người để đồng cảm với những số phận bất hạnh, khổ đau, để đấu tranh với cái ác, cái xấu bảo vệ cái đẹp, cái thiện.

- Phần chứng minh học sinh cần lưu ý: các dẫn chứng đã chọn phải tiêu biểu đặc sắc và nổi bật vấn đề mà Albert Camus đề cập trên các phương diện sau:

+ Niềm đam mê, khát khao sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật của người nghệ sĩ như thế nào?

+ Người nghệ sĩ ấy đã thực hiện trách nhiệm với cộng đồng ra sao?

+ Sự dung hòa hai phẩm chất đó như thế nào?

- Phần đánh giá nâng cao vấn đề cần làm nổi bật rõ ý : Người yêu nghệ thuật cần tri âm với khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ. Cần thấy, tác phẩm nghệ thuật vừa là tiếng nói của cá nhân lại vừa là tiếng nói đại diện cho một khía cạnh chung nhân loại. Chính điều này mới khiến tiếng nói cá nhân của người nghệ sĩ được cộng đồng chia sẻ, đảm bảo sức sống cho tác phẩm nghệ thuật chân chính.

C. KẾT LUẬN

Thông qua quá trình thực hiện chuyên đề, chúng tôi xin rút ra một số phương diện đã thực hiện được và một số phương diện vẫn cần hoàn thiện, khắc phục trong những chuyên đề hoặc quá trình thực hiện việc ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Do đó, trong phần cuối của chuyên đề, chúng tôi xin trình bày hai vấn đề cơ bản sau:

38

1. Ý nghĩa của chuyên đề

Chuyên đề “Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn” góp phần đem đến hệ thống lý thuyết toàn diện giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn tổng thể, bao quát về một trong những phương diện kĩ năng cần thiết cho học sinh đội tuyển quốc gia.

Chuyên đề đưa ra một số gợi dẫn và hệ thống đề thi minh họa, trong đó có những đề thi được tổ chuyên môn lựa chọn làm đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Vì vậy, đây sẽ là những ngữ liệu tham khảo, giúp đồng nghiệp có thêm cơ sở để ôn luyện cho học sinh đội tuyển quốc gia thuận lợi hơn.

Chuyên đề đã cung cấp thêm những phần thực hành của học sinh hiện đang tham gia ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn. Vì vậy, thông qua bài tập vận dụng thực tiễn, mỗi giáo viên và học sinh có thể tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện tốt hơn phần tìm hiểu đề và lập dàn ý.

Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cần thiết cho học sinh, chuyên đề cũng đưa ra những lối học sinh đội tuyển thường mắc phải để trên cơ sở đó tự điều chỉnh và lựa chọn cách thức khắc phục hiệu quả. Qua đó, học sinh trong quá trình làm văn sẽ tránh được những lỗi sai không đáng có như: Lạc đề, đúng nhưng không trúng trọng tâm vấn đề, bố cục thiếu cân đối, thiếu luận điểm…

2. Một số vấn đề cần lưu ý

Mỗi đề văn nghị luận có những hướng đi và cách thức triển khai ý không giống nhau. Tuy chuyên đề đã đưa ra những định hướng căn bản nhất cho kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý cho học sinh nhưng việc vận dụng cần sự linh hoạt, sáng tạo. Xét cho cùng, điều làm nên thành công cho mỗi bài văn nghị luận, không chỉ cần đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà còn rất cần sự đổi mới, sáng tạo trong tư duy của người viết. Bản chất của văn học cốt lõi cũng là sự sáng tạo. Do đó, người học văn, làm văn cũng không thể xem nhẹ điều này. Hơn nữa, mỗi trang văn không chỉ là dấu tích của quá trình ôn luyện nghiêm túc, cẩn thận mà còn cần thể hiện được cá tính của mỗi học sinh. Vì vậy, một bài văn thực sự thuyết phục được số đông, cần thiết phải là những trang văn có màu sắc riêng trong muôn vàn tông màu giống nhau.

Việc đào tạo và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia là một quá trình lâu dài và toàn diện. Do đó, trang bị kiến thức và kĩ năng cho học sinh phải là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết năng lực của học sinh, cần thiết phải kích thích được lòng ham học hỏi, thái độ học tập độc lập và sự nhiệt huyết với mọi lẽ đời thường. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia còn phải là quá trình để học sinh thoát ly sự phụ thuộc vào thầy cô, để các em có thể tự trưởng thành và ngày càng tự đứng vững được khi đối diện với mỗi nhiệm vụ văn học.

Vì những lí do trên, chúng tôi hy vọng chuyên đề sẽ chỉ là những gợi dẫn để từ đó mỗi người tiếp nhận sẽ mở ra được nhiều hướng đi riêng và chân trời kiến thức mới cho mình. Chúng tôi cũng mong muốn có thể góp phần giúp các đồng nghiệp của mình có thêm những ý tưởng để tiếp tục công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia hiệu quả.

39

ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề rèn kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (Trang 44 - 48)