BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề việt nam thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ x) (1) (Trang 45 - 63)

TRÌNH DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ.

2.1. Câu hỏi/Bài tập tự luận

2.1.1. Mức độ nhận biết và thông hiểu

a. Câu hỏi

Câu 1. Trình bày chính sách của chính quyền phong kiến phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa,

Câu 2. Trình bày những biến chuyển về các mặt ở nước ta dưới ảnh hưởng của các chính sách của phong kiến phương Bắc? Nguyên nhân của sự chuyển biến đó? Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh trong suốt 1000 năm Bắc thuộc Câu 4. Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

Câu 5. Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình? Câu 6. Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt là gì?

Câu 7. Tại sao làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc?

Câu 8. Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

Câu 9. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Câu 10. Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

Câu 11. Tại sao nói: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc?

b. Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Trình bày chính sách của chính quyền phong kiến phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa:

Gợi ý: - Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta

vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

-Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho...

- Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

Câu 2: Trình bày những biến chuyển về các mặt ở nước ta dưới ảnh hưởng của các chính sách của phong kiến phương Bắc? Nguyên nhân của sự chuyển biến đó?

Gợi ý: * Về kinh tế:

- Nông nghiệp: + Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. + Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại: + Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

Gợi ý: * Về văn hóa, xã hội: - Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những

yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

* Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.

Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh trong suốt 1000 năm Bắc thuộc Gợi ý: Thời gian 40 100, 137, 144 157 178, 190 248 542 687 722 776- 791 819- 820 905 38

Câu 4. Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

Gợi ý: Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc.

Câu 5. Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?

Gợi ý: - Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền

văn hoá Trung Hoa.

- Nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn bảo tồn văn hóa dân tộc.

-Làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

Câu 6. Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt là gì?

Gợi ý: - Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện chính sách độc quyền về

muối và sắt là vì đó là hai thứ quan trọng của cuộc sống (bữa ăn thiếu muối thế nào được, thiếu muối thì thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể, ốm yếu.

- Còn trong sản xuất không thể không có công cụ sắt.Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp). Bọn thống trị Trung Quốc làm việc này để dân ta ngu dốt, lạc hậu, nhằm bóc lột, nô dịch, thống trị,dân ta lâu dài,tiến tới đồng hóa dân tộc ta.

- Đồng thời nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta.

Câu 7. Tại sao làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc?

Gợi ý: Làng xóm của người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh

giành độc lập dân tộc vì Làng là đơn vị địa lý, địa bàn cư trú quan trọng của người Việt. Trong làng có (nhiều) xóm, ngõ, chùa, đình, miếu, đền. Ngoài làng là đồng ruộng, xung quanh có các lũy tre bao bọc, và có các vị trí quan trọng gọi là cột giáp mốc. => Không gian cụ thể, riêng rẽ nhưng thân thiện.

Thời Bắc thuộc, ta chỉ mất nước chứ không mất làng. Làng là 1 trong 3 trục của tính cộng đồng Việt (gồm: gia đình, làng, nước) tạo thành tình đoàn kết, gắn bó mọi người với nhau, từ đó mà lòng yêu nước được hình thành => chống các cuộc xâm lược. Điều đó được thể hiện qua các chức năng của làng như sau: 1 – Về mặt kinh tế, làng là nơi quản lý ruộng đất công của nhà nước, thay cho nhà vua.

2 – Về mặt chính trị – xã hội: làng như 1 xã hội thu nhỏ, được tổ chức rất chặt chẽ thông qua hệ thống quan lại (chức sắc và chức dịch gọi chung là Hương đảng => làng còn gọi là Hương đảng tiểu triều đình) và lệ làng (còn được gọi là các Hương ước, tất nhiên, lệ làng khác với chống phép nước).

3- Về mặt văn hóa, mỗi làng có 1 Hương ước riêng, thờ thần riêng, và phong tục tập quán riêng, chính vì thế, tính cố kết của các thành viên trong làng rất chặt chẽ => Ba chức năng này đan xen nhau, tạo nên tính độc lập (tự trị) và dân chủ, đồng thời, cũng tạo nên tính đoàn kết và lòng yêu nước, một nét truyền thống quý báu của dân tộc, và là nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Câu 8. Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

Gợi ý: - Lật đổ ách thống trị của nhà Lương, ra đời nhà nước độc lập đầu tiên là

Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta.

- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

-Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.

- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.

Câu 9. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Gợi ý: Nguyên nhân thắng lợi:

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

- Ý nghĩa:

+Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Câu 10. Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

Gợi ý:

* Liên tục:

- Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722),…

* Rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam…

Câu 11. Tại sao nói: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc?

Gợi ý: - Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống

ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

-Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

2.1.2. Mức độ vận dụng a. Câu hỏi

Câu 12. Bằng những kiến thức đã học hãy làm rõ mưu đồ đồng hoá dân tộc và thôn tính vĩnh viễn đất nước ta của chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 13. Chứng minh rằng trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn không bị đồng hoá?

Câu 14. Đánh giá những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc? Câu 15. Nhận xét và đánh giá về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Câu 16. Từ âm mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc, liên hệ với hành động của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay. Câu 17. Qua bài học, em hãy nêu trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

b. Hướng dẫn trả lời:

Câu 12. Bằng những kiến thức đã học hãy làm rõ mưu đồ đồng hoá dân tộc và thôn tính vĩnh viễn đất nước ta của chính quyền đô hộ phương Bắc.

Gợi ý: Mưu đồ đồng hoá dân tộc và thôn tính vĩnh viễn đất nước ta của chính

quyền đô hộ phương Bắc được thể hiện ở các lĩnh vực sau: – Về chính trị – xã hội:

+ Tiến hành các đợt di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống, cho người Hán sống lẫn với người Việt để đồng hoá người Việt

+Thông qua các biện pháp tổ chức cai trị, bọn đô hộ cũng đã áp đặt được mô hình tổ chức chính trị, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán và phương thức sản xuất của người Hán lên xã hội người Việt để nhằm làm mất ý thức dân tộc người Việt, mất tinh thần đấu tranh giành độc lập của người Việt.

– Về văn hoá – tư tưởng:

+Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.

+Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

+Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

=> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

Câu 13. Chứng minh rằng trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn không bị đồng hoá?

Gợi ý: Trong 1000 năm Bắc thuộc tuy chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà

khắc, thẳng tay đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân ta song nhân đân ta biết tiếp nhận và ”Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời Đường, thời Hán.

=> Nhân dân ta không bị đồng hóa, Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.

Câu 14. Đánh giá những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục,

Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc?

Gợi ý:

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

-Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

-Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

-Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Câu 15. Nhận xét và đánh giá về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Gợi ý: - Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

- Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

-Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.

Câu 16. Từ âm mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời Bắc thuộc, liên hệ với hành động của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay.

Gợi ý: Âm mưu của Trung Quốc luôn muốn bành trướng lãnh thổ biến Việt Nam

trở thành một phần lãnh thổ của chúng.

Vẫn là mưu đồ xấu ấy, hiện nay, Trung Quốc vẫn đang tìm cách gây hấn với ta trên vùng biển Đông, tự cho vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề việt nam thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ x) (1) (Trang 45 - 63)