II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU KHI DẠY THỰC NGHIỆM:
2.1. Kết quả sau khi dạy thực nghiệm:
a. Về ý thức học tập của học sinh:
Sau khi áp dụng kinh nghiệm trên vào phần chuyên đề Việt Nam thời Bắc
thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
trong chương trình Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) ở trường THPT A, tôi nhận được những kết quả khả quan như sau:
- Học sinh chú ý và hứng thú hơn trong giờ học lịch sử, những trường hợp làm việc riêng hay ngáp dài không còn nữa.
-Với các hoạt động học tập linh hoạt, phong phú, yêu cầu HS làm việc nhiều hơn, nên trong giờ, học sinh thảo luận sôi nổi, tích cực, thường xuyên giơ tay để được trả lời các câu hỏi.
- Các em có ý thức tự giác học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới tốt hơn.
-Với hình thức dạy học cho HS các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình, tôi nhận thấy, trong lúc thuyết trình, học sinh cả lớp tập trung cao độ và có sự hoạt động nhóm tích cực để tìm ra một câu hỏi thật hay cho nhóm trình bày. Do có sự thi đua theo nhóm nên HS làm việc rất hứng thú và tích cực. Điều này phù hợp
với mô hình lớp học mà ở đó học sinh được coi là trung tâm, tự tìm tòi, khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
b. Kết quả bài kiểm tra sau giờ học:
-Điểm kiểm tra lịch sử của các em cao hơn. (So với lớp 10A6 (theo phương pháp truyền thống) thì chất lượng học tập của lớp 10A7 sau dạy thực nghiệm chuyên đề được tăng lên đáng kể.), cụ thể: (Theo phụ lục 2 trang 66)
Kết quả Tổng số
Lớp HS
10A6 36
10A7 37
→Kết quả trên cho thấy mặc dù hai lớp HS có trình độ tương đối đồng đều, nhưng khi áp dụng phương pháp dạy học mới, lớp 10A7 học sinh có kết quả bài kiểm tra tốt hơn (tỉ lệ khá giỏi là 81, 08% trong khi lớp đối chứng 10A6 chỉ có 69.44%), và đặc biệt lớp thực nghiệm (10A7) không có học sinh bị điểm dưới trung bình.