Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề việt nam thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ x) (1) (Trang 67 - 71)

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU KHI DẠY THỰC NGHIỆM:

2.3.Bài học kinh nghiệm

Từ thực giảng dạy sử dụng phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và tích hợp liên môn, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân:

-Người giáo viên luôn phải cố gắng trong quá trình tự học, tự đào tạo, có ý chí cố gắng để thích ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay.

-Biết tìm tòi, khám phá và ứng dụng vào giảng dạy những phương pháp dạy học mới nhất nhằm phát triển năng lực người học.

- Trước khi đến lớp, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, phải chuyên tâm, tâm huyết nghiên cứu cẩn thận, tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những bài giảng lịch sử với những phương pháp dạy học tích cực, hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú cho học sinh. Đồng thời điều đó cũng giúp kiến thức của giáo viên sẽ luôn được củng cố và nâng cao.

-Kết hợp tốt các phương pháp dạy học và nội dung lồng ghép phải phù hợp, giáo viên phải luôn tạo ra một giờ học thật thoải mái, nhẹ nhàng, không gượng ép học sinh.

- Nắm bắt được đối tượng học sinh và tình hình thực tế ở địa phương từ đó xây dựng hệ thống khắc phục phù hợp với năng lực học sinh.

6. Những thông tin cần bảo mật:

Không có thông tin cần bảo mật.

7. Điều kiện để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Điều kiện:

Điều kiện về con người: HS lớp 10 Trường THPT A – Huyện B - tỉnh Vĩnh

Phúc.

Giáo viên: nắm vững dạy học phát triển năng lực của học sinh, có năng lực ứng dụng CNTT, có tư duy đổi mới và yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Học sinh: Có khả năng tự học, biết khai thác tài liệu trên mạng internet, khuyến khích biết sử dụng phần mềm power point, có sự nhiệt tình, ham học hỏi, hoạt động tích cực, có kĩ năng làm việc nhóm...

Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng lớp học, đồ dùng, máy tính, máy chiếu,

các thiết bị dạy và học nói chung, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, các tài liệu chuyên môn và tài liệu đổi mới phương pháp giáo dục…

Thời gian: trong năm học

 Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp đặc biệt là sự quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, phương tiện học tập cho con em mình của các bậc phụ huynh.

Kiến nghị: Để sáng kiến có thể áp dụng vào thực tiễn, tôi xin có một số kiến

nghị sau:

Đối với các cấp quản lí giáo dục:

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, kết nối mạng internet...để giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các đợt tập huấn, sinh hoạt tổ chuyên môn trên cơ sở phát huy năng lực của học sinh để giáo viên trao đổi, rút kinh nghiệm và củng cố thêm những hiểu biết và cách vận dụng dạy học phát triển năng lực học sinh và tích hợp liên môn.

- Các cơ sở giáo dục cần tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho các giáo viên dám mạnh dạn thực hiện các ý tưởng về phương pháp dạy học mới.

Cần chú trọng việc nâng cao ý thức tự giác học tập của người học bằng cách thay đổi phương pháp giảng dạy ngay từ các bậc đào tạo cấp tiểu học, THCS.

Việc chuyển từ lối giảng dạy theo cách truyền đạt kiến thức sang giảng dạy tích cực, bồi dưỡng năng lực người học phải được áp dụng một cách tích cực và triệt để.

Với giáo viên dạy sử, cần phải tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những phương pháp dạy học mới. Từ đó biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại để phát triển năng lực cho các em, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng môn học lịch sử trường THPT.

Đặc biệt, giáo viên phải không ngừng nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Giáo viên tích cực tìm đọc các tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm kiến thức của các môn học khác (ví dụ tham khảo thêm sách giáo khoa Địa lý, Ngữ Văn, GDCD,...; hoặc trao đổii với giáo viên các môn học khác) để có sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn hiện nay: ô nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa..., linh hoạt lồng ghép kiến thức các môn học khác và kiến thức thực tiễn vào bài giảng, làm cho giờ học thêm hấp dẫn, sinh động hơn.

Đối với học sinh:

Đối với học sinh trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra, học sinh cần có sự kết hợp giữa kiến thức lí thuyết với việc vận dụng làm bài tập, liên hệ thực tế để vận dụng kiến thức vào thực tế.

Cần chủ động hơn nữa trong học tập: chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức …

Ngoài ra, học sinh cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong việc học tập như sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học, luyện kĩ năng sử dụng được phần mềm máy tính cơ bản như word, powerpoint... để tạo hứng thú cho mình và cho các bạn xung quanh.

Đối với phụ huynh:

Cần kết hợp, hỗ trợ giáo dục con em trong những thời gian ngoài giờ lên lớp; tạo điều kiện về phương tiện học tập (máy tính hay điện thoại có kết nối mạng

internet), quan tâm đến việc tự học ở nhà của học sinh. Và có sự liên hệ mật thiết với giáo viên để hiệu quả học tập của học sinh trở nên tốt hơn.

8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến.

Trong quá trình dạy học áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, hoạt động tích cực và hiệu quả hơn. Việc áp dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ theo dõi bài và tổng hợp kiến thức. Việc vận dụng lồng ghép các kiến thức liên môn, kiến thức đời sống vào bài học khiến học sinh hứng thú hơn khi được thể hiện những hiểu biết của mình để cùng hợp tác xây dựng bài học. Học sinh được học tập, nghiên cứu theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau làm tăng sự say mê học hỏi, tìm tòi của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả học tập của các em.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề việt nam thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ x) (1) (Trang 67 - 71)