Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề việt nam thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ x) (1) (Trang 71 - 95)

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU KHI DẠY THỰC NGHIỆM:

10.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến

kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Việc xây dựng chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có vận dụng kiến thức liên môn là rất cần thiết, không những mang lại lợi ích thiết thực cho HS mà bản thân GV cũng được trau dồi kiến thức, trải nghiệm những phương pháp, cách thức dạy học mới mang tính tích cực. Đây cũng là cách GV cần tự học, tự tìm tòi và nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn nữa, khi HS học tập hiệu quả hơn, kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt, phụ huynh càng thêm niềm tin tưởng vào giáo viên, vào nhà trường.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Giáo án trên lớp

Chuyên đề: VIỆT NAM THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)

(Chương trình Lịch sử 10 – Ban cơ bản).

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Kiến thức

-Giúp HS nắm được nội dung cơ bản chính sách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.

-Khái quát các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc

Kĩ năng

- Bồi dưỡng kỹ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Lập bảng biểu thống kê

- Kĩ năng so sánh

Thái độ, tư tưởng

- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hoá giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

-Lòng tự hào, tự tôn dân tộc với những chiến công hiển hách của ông cha ta trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Định hướng năng lực hình thành

* Năng lực chung: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt: - Năng lực Tái hiện lịch sử, nhân vật lịch sử,

-Năng lực thực hành bộ môn Lịch sử: quan sát, đọc lược đồ, khai thác nội dung lịch sử (Tranh ảnh, phim tư liệu về lịch sử trong giai đoạn này).

-Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử: tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề trong chuyên đề lịch sử, và năng lực vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tế: lòng yêu nước, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước...

II. PHƯƠNG PHÁP:

Sử dụng phương pháp dạy học chuyên đề tích cực theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng kiến thức liên môn.

III.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

Chuẩn bị của giáo viên

Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài giảng điện tử, tư liệu bài học, kế hoạch chuyên đề...

Các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, phiếu học tập…

Máy chiếu, máy vi tính, mạng internet... phục vụ dạy học…

Chuẩn bị của học sinh

Sách giáo khoa, bài power point theo yêu cầu... IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. Tiết 1:

1. Hoạt động giới thiệu vào bài mới

a. Mục đích: Giúp học sinh định hình về thời kì nước ta bị phong kiến phương

Bắc đô hộ và vị trí của giai đoạn lịch sử này trong tiến trình lịch sử dân tộc.

b. Phương pháp: (Hoạt động cả lớp)

Giáo viên hướng dẫn HS nhắc lại truyền thuyết Mị Châu/ Trọng Thủy (Bài

4:Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, sách Ngữ văn 10

tập 1), kết hợp với hình ảnh Mị Châu, Trọng Thủy, hình ảnh giếng Ngọc ở thành

Cổ Loa

Hình 1a. Truyền thuyết về Mị Châu – Trọng Thủy Nguồn: https://truyencotich.vn

Hình 1b. Dấu tích Cổ Loa – Đông Anh (Hà Nội) Nguồn: google.com/hinhanh

và 4 câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm lỡ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”. (Tâm sự - Tố Hữu).

Giáo viên yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi:

( Kết cục của câu chuyện là gì?

( Sau khi nhà nước Âu Lạc sụp đổ, tình hình nước ta như thế

nào? c. Gợi ý sản phẩm:

HS nêu được: truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy gắn với một sự kiện lịch

sử có thực ở Việt Nam, đó là vào năm 179 TCN, nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

GV có thể bổ sung thêm: “Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu” - Kể từ đây, lịch sử nước nhà là một chuỗi dài những tháng ngày đầy đau thương, bị kẻ thù giày xéo trong suốt hơn 1000 năm đô hộ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn lịch sử vẻ vang của cha ông với nhiệm vụ cao cả: vừa chống chế độ đô hộ, giành quyền tự chủ, vừa bảo vệ những di sản văn hóa của tổ tiên đã nâng cao và phát triển hơn nữa lòng yêu nước. Để tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử thời kì này, chúng ta cùng tìm hiểu chuyên đề: “Việt Nam thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)”.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chế độ cai trị của chính quyền phương Bắc

a. Mục tiêu

Trình bày được những chính sách về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc, hiểu được và kết nối được hệ quả từ những chính sách áp bức, bóc lột cùng cực đối với nhân dân ta, chính là nguyên nhân dẫn đến những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội và cũng là nguồn gốc dẫn tới các cuộc đấu tranh giành độc lập suốt thời Bắc thuộc.

b. Phương thức (Hoạt động cả lớp, nhóm)

 GV giao nhiệm vụ cho HS. Cụ thể như sau: Đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát các lược đồ và trả lời các câu hỏi (?) Nêu tên các địa danh hành chính tương ứng với lãnh thổ nước ta dưới thời Bắc thuộc?

( Lý giải tại sao các triều đại phong kiến phương Bắc lại chia nước ta thành

các đơn vị hành chính tương ứng với các đơn vị hành chính của Trung Quốc?

 Tiếp đó, giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm học sinh với các nhiệm vụ vụ thể, chuẩn bị trước trên khổ A2:

Nhóm 1: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sau theo gợi ý và rút

ra nhận xét về cách đặt quan lại dưới thời Bắc thuộc:

Giao Chỉ Cửu Chân Nhật Nam

(Đứng đầu: ...

Huyện

Đứng đầu: Lạc tướng (người... Hình 3. Sơ đồ bộ máy cai trị

Nhóm 2: Nối các thông tin ở hai cột: Lĩnh vực và “Chính sách của nhà

Hán” sao cho đúng logic, rút ra nhận xét về chính sách kinh tế của chính quyền đô hộ nhà Hán đối với nhân dân ta.

(?) Câu hỏi tích hợp liên môn: Vì sao chính quyền phong kiến phương Bắc lại thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt?

STT Lĩnh vực 1 Đất đai 2 Thuế khóa 3 Buôn bán 4 Cống phẩm

Nhóm 3: Đọc thông tin trong bảng dưới đây và điền thông tin vào cột “Mục

đích” theo hiểu biết/dự đoán của em về chính sách cai trị văn hóa của các chính quyền phong kiến phương Bắc?

Biện pháp

Truyền bá Nho giáo cùng các tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào nước ta Bắt nhân dân ta nói tiếng Hán, học viết chữ Hán; buộc nhân dân ta phải thay đổi phong tục, cách sinh hoạt, ăn mặc theo người Hán Di dân người Hán vào ở lẫn với người Việt

Nhóm 4: Đọc hai đoạn tư liệu sau và rút ra câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

(?) Những quan lại người Hán ở nước ta phần lớn là người như thế nào? (?) Điều đó cho thấy mục đích cai trị của phong kiến phương Bắc là gì?

“Ở đất Giao Chỉ, Thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của nhân dân, đến khi đầy túi tiền thì xin

dời đổi” –(Hậu Hán Thư)

“Thái Thú Giao Chỉ là Tô Định, chính sự tham lam tàn bạo... dùng pháp luật trói buộc [nhân dân]. – (Đại Việt Sử kí toàn thư).

 Trong quá trình học sinh làm việc, GV quan sát, quan tâm tới việc hoạt động nhóm của từng nhóm, từng học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em gặp khó khăn.

 HS các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, giáo viên hướng dẫn và nhận xét, kết luận.

c. Gợi ý sản phẩm cuối cùng

Hộp kiến thức hoạt động 1:

a. Tổ chức bộ máy cai trị

* Khái quát về thời kì Bắc thuộc:

- Năm 179 TCN, nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương bị nhà Triệu (nước chư hầu của nhà Tần- Trung Quốc) thôn tính, kể từ đây, nước ta rơi vào hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc (Tần (Triệu), Hán, Tùy, Đường) đô hộ cho đến thế kỉ X mới giành được độc lập.

*Chính sách:

-Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).

-Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

- Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa.

*Chính sách bóc lột về kinh tế

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

-Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu. * Chính sách đồng hóa về văn hóa.

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

- Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội dưới tác động của chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc.

a. Mục tiêu

Thấy được những biến chuyển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước dưới tác động các chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

b. Phương thức (Hoạt động nhóm ghép đôi)

Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm kết đôi: đọc, tóm lược những ý chính trong sách giáo khoa trang 81, 82 (Sách giáo khoa lịch sử 10); sau đó điền vào phiếu học tập như sau:

Phiếu học tập số 1:

Lĩnh vực

Kinh Nông nghiệp

tế Thủ công nghiệp

và thương nghiệp Văn hóa

Xã hội

( Nêu ý kiến cá nhân về những chuyển biến kinh tế: tích cực hay tiêu cực

nhiều hơn? Vì sao?

Câu hỏi tích hợp liên môn: Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình? (Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng?

 GV cử 1 nhóm HS đại diện, trình bày, các nhóm khác góp ý, GV nhận xét, kết luận.

c. Gợi ý sản phẩm cuối cùng

Hộp kiến thức hoạt động 2

a. Về kinh tế

*Trong nông nghiệp:

- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

- Thủy lợi được mở mang. =>Năng suất lúa tăng hơn trước.

*Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

- Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.

- Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

- Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

b. Về văn hóa - xã hội

*Về văn hóa:

-Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.

- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.

-Nhân dân ta không bị đồng hóa. *Về xã hội có chuyển biến:

-Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).

- Đấu tranh chống đô hộ.

- Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

Tiết 2.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (Tiếp)

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát các cuộc đấu tranh từ thế kỉ II (TCN) đến đầu thế kỉ X.

a. Mục tiêu

Trình bày khái quát về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc và rút ra nhận xét.

b. Phương thức (Hoạt động cá nhân, cả lớp)

Cho học sinh lập bảng thống kê theo phiếu học tập số 2: (Cá nhân)

Phiếu học tập số 2

ST T

Thời gian Tên các cuộc khởi

nghĩa

Nhận xét?

c. Gợi ý sản phẩm:

Phiếu học tập số 2 (Hộp kiến thức hoạt động 3)

Thời gian

40

157 178, 190 248 542 687 722 776- 791 819- 820 905 938 *Nhận xét:

-Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.

* Kết quả Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà:

Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).

* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về 4 cuộc đấu tranh tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

a. Mục tiêu

Hiểu được những nét chính về nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của các cuộc đấu tranh nổi bật thời phong kiến phương Bắc đô hộ: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

b. Phương thức (Hoạt động nhóm)

 Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu tìm hiểu và chuẩn bị trước bài trình chiếu power point ở nhà, sẽ trình bày bài chuẩn bị đó trên lớp.

Nhóm 1: Về khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Yêu cầu cụ thể: Tìm hiểu về: Hai Bà Trưng, nguyên nhân, diễn biến chính, kết

quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Yêu cầu cụ thể: Tìm hiểu tiểu sử Lý Bí; những nét chính về khởi nghĩa Lý Bí. Ý nghĩa tên nước Vạn Xuân? Đóng góp của Lý Bí đối với dân tộc .Trích một vài câu thơ ca ngợi về ông.

Nhóm 3: Cuộc đấu tranh của Khúc Thừa Dụ và chính quyền tự chủ

Yêu cầu cụ thể: Tìm hiểu những nét chính về Khúc Thừa Dụ và khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. Đóng góp của Khúc Thừa Dụ đối với dân tộc?

Nhóm 4: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Yêu cầu cụ thể: Tìm hiểu những nét chính về Ngô Quyền với chiến thắng Bạch

Đằng năm 938. Nét độc đáo trong kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền Trên sông Bạch Đằng là gì? Bài học kinh nghiệm trong nghệ thuật quân sự để lại cho đời sau? Đọc một vài câu thơ ca ngợi về Ngô Quyền.

 Giáo viên cho đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác có nhiệm vụ theo dõi, mỗi nhóm đặt thêm 1 câu hỏi cho nhóm trình bày. Nhóm trình bày phải trả lời câu hỏi của 3 nhóm còn lại. Giáo viên có thể đánh giá nhóm theo phần trình bày, theo câu hỏi và câu trả lời của từng nhóm.

*Kiến thức tích hợp liên môn:

Kiến thức về thủy triều (Địa lý 10 – Bài 6: Sóng – Thủy Triều – Dòng Biển).

- Nét độc đáo trong kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền Trên sông Bạch

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề việt nam thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ x) (1) (Trang 71 - 95)