CN khai thác nhiên liệu được coi là ngành CN trọng điểm vì: trữ lượng than và dầu khí ở nước ta tương đối lớn, đây là ngành được đầu tư để phục vụ cho công nghiệp hoá và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề bồi DƯỠNG HSG 9 địa lí NGÀNH KINH tế (Trang 31 - 32)

ta tương đối lớn, đây là ngành được đầu tư để phục vụ cho công nghiệp hoá và xuất khẩu.

- CN điện được coi là ngành CN trọng điểm vì: dự trữ thuỷ điện của sông ngòi ở nước ta lớn để xây dựng và phát triển thuỷ điện, nguồn nhiên liệu cho nhiệt điện là than và dầu cũng có trữ lượng lớn. Hơn nữa đây là ngành được đi trước 1 bước trong quá trình công nghiệp hoá vì nó là nhân tố quan trọng cho sản xuất và đời sống.

- CN cơ khí, điện tử được coi là ngành CN trọng điểm vì: nó cung cấp máy móc, tư liệu sản xuất cho nền kinh tế quốc dân.

- CN hoá chất cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng những nguyên liệu của 1 số ngành để sản xuất ra sản phẩm mà nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. - CN vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn đá vôi, đất sét tập trung nhiều ở các tỉnh BB và BTB - CN chế biến lương thực, thực phẩm sẵn nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp như: lúa gạo, sản phẩm cây công nghiệp, thuỷ sản.

- CN dệt may dự trên ưu thế về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, phát triển ngành này còn giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội và tạo nguồn xuất khẩu.

=> Kết luận: CN trọng điểm ở nước ta là những ngành có ưu thế về: khoáng sản, nhiên liệu, nguồn lao động, nguồn nguyên liệu…nó tác động đến nhiều ngành khác trong nền kinh tế. Bài 5: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay

* Có thế mạnh lâu dài

- Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp…), ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước (hơn 80 triệu dân , mức sống ngày càng cao), thị trường xuất khẩu mở rộng.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển với nhiều xí nghiệp chế biến… * Mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Về kinh tế:

+ Ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước. + Có nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại ngoại tệ lớn.

- Về xã hội:giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh CNH nông thôn. * Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây CN, LT-TP, chăn nuôi gia súc - Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 6: Xác định sự phân bố của CN điện lực? Tại sao CN điện là ngành Cn trọng điểm?

- Sự phân bố của ngành công nghiệp điện lực

+ CN điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

+ Nhiệt Điện: chủ yếu phân bố ở TDMNBB (Phả Lại, Uông Bí,...); Đông Nam Bộ (Phú Mỹ, Thủ Đức,...) là các vùng giàu tài nguyên khoáng sản (than, dầu khí) và một số khu vực khác (Ninh Bình, Trà Nóc,...)

+ Thuỷ điện: phân bố ở những vùng với các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn: * TDMNBB (dc)

* Đông Nam Bộ (dc) * Tây Nguyên (dc)

* Bắc Trung Bộ và DHNTB (dc)

- Có mối quan hệ trong sự phân bố các cơ sở khai thác nguyên nhiên liệu với các cơ sở sản xuất điện năng hoặc nhu cầu tiêu thụ điện (dc)...

- Công nghiệp điện là ngành công trọng điểm vì:

+ Có thế mạnh lâu dài: Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện: cơ sở nhiên liệu cho công nghiệp nhiệt điện (than, dầu, khí,...), tiềm năng thuỷ điện dồi dào (dc), các tiềm năng khác (Mặt Trời, sức gió, thuỷ triều,...)

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn: phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt nâng cao đời sống văn minh xã hội cho trên 85 triệu dân

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao: là tiền đề thực hiện CNH - HĐH, là ngành đi trước một bước tác động mạnh đến các ngành kinh tế một cách toàn diện từ qui mô, kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm

Bài 7: So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 trung tâm tâm công nghiệp lớn nhất nước Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

* Giống nhau:

- Vai trò: Đều là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất nước, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH cả nước và quốc tế.

- Vị trí địa lí: Đều nằm ở 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Nam. Thuận lợi về giao thông: Đường bộ, sắt, hàng không trong và ngoài nước. Nằm trong 2 vùng LTTP trọng điểm của cả nước, có sức hút lớn đối với các lãnh thổ xung quanh về KT.

- Có lịch sử phát triển lâu đời, cơ sở vật chất kĩ thuật khá cao, tương đối đồng bộ.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề bồi DƯỠNG HSG 9 địa lí NGÀNH KINH tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w