Bài 1:Tại sao Hà Nội là đầu mối GTVT vào bậc nhất ở nước ta?
a. Vị trí địa lí- vai trò:
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm Bắc Bộ và ĐBSH. Trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là 1 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
- Vai Trò: Là thủ đô của cả nước, Trung tâm chính trị- KT- VH-KHKT hàng đầu cả nước.
b. Hầu như có mặt tất cả các loại hình GTVT:
- Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không.
c. Tập trung các tuyến GT huyết mạch và từ Hà Nội tỏa ra khắp các vùng trong nướcvà quốc tế và quốc tế
- Đường ô tô: các quốc lộ 1,2,3,5,6 ( dẫn chứng, nêu điểm xuất phát và nơi kết thúc) - Đường sắt: + Thống Nhất: Từ Hà Nội- TP HCM. Song song với quốc lộ 1ª
+ Hà Nội- Lào Cai. Nối HN với 1 số đô thị quan trọng của vùng TD- MNBB( Vĩnh Yên, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai) và sang Trung Quốc.
+ Hà Nội- Hải Phòng. + Hà Nội- Thái Nguyên
+ Hà Nội- Lạng Sơn: Nối VN với TQ và Các nước Châu Á - Đường hàng không:
+ Từ Hà Nội có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô các nước trong khu vực và TG: Bắc Kinh, Matxcơva, xingapo, NiuĐêli…
+ Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: TP HCM, Đà Lạt Hế, Nha Trang..
- Đường sông: Từ HN, theo sông Hồng nối với sông Thái Bình có thể đến với nhiều tỉnh ở ĐBSH và 1 số tỉnh ở vùng TD-MN phía Bắc.
d. Tập trung cơ sở vật chất –kĩ thuật của ngành giao thông vận tải:
- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho tàng, các cơ sở sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải. - Nổi lên là sân bay quốc tế Nội Bài, 1 trong 3 sân bay quốc tế lớn của nước ta.
Bài 2:T(2007-2008) Dựa vào Atlat:
- Cho biết vai trò và ý nghĩa của ngành giao thông vận tải trong nền KT-XH.
- Kể tên các loại hình GTVT ở nước ta.Giải thích tại sao có nhiều loại hình như vậy?
- Trình bày vai trò của tuyến đường sắt Thống Nhất.
* Vai trò và ý nghĩa của ngành GTVT:
* Vai trò của ngành giao thông vận tải (GTVT): (1.5 điểm)
- GTVT là ngành sản xuất vật chất độc đáo, tuy không tạo ra sản phẩm mới nhưng vận chuyển sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp làm tăng giá trị sản phẩm.
- Phục vụ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
- Trao đổi và thúc đẩy nền KT-XHgiữa các vùng trong nước phát triển, nhất là với các vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị với các nước trên thế giới. - Bảo đảm tật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
* Các loại hình GTVT: Có 6 loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao. Gồm:
- Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất. Các tuyến quan trọng: 1A, 5, 18, 51, 22, Hồ Chí Minh.
- Đường sắt: Tổng chiều dài 2.632km, luôn được cải tiến kĩ thuật. Tuyến quan trọng: Thống Nhất (Lạng Sơn – TP.Hồ Chí Minh).
- Đường sông: Mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và sông Hồng.
- Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải quốc tế được đẩy mạnh. Có 3 cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Đường hàng không: Đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hoá. Các sân bay lớn nhất: Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh).
- Đường ống: Ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.
* Nước ta có nhiều loại hình GTVT là do:
- Vị trí và địa hình bị chia cắt nên nước ta có nhiều loại hình GTVT để thích hợp với mục đích sử dụng của con người.
* Vai trò của tuyến đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A:
- Tuyến đường sắt Thống Nhất:
+ Cùng với quốc lộ 1A là trục xương sống của GTVT nước ta, nó vận chuyển khối lượng hàng hoá và hành khách lớn nhất trong các tuyến đường sắt hiện nay.
+ Từ Bắc vào nó vận chuyển nguồn lao động, tư liệu. Từ Nam ra nó vận chuyển chủ yếu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Quốc lộ 1A: chạy từ Lạng Sơn tới Cà Mau, có ý nghĩa:
+ Về kinh tế: Nối các vùng kinh tế với nhau từ trung du miền núi Bắc Bộ đến ĐBSHồng, DHMTrung, Đông Nam Bộ, ĐBSCửu Long từ đó thúc đẩy sự chuyên môn hoá của các vùng. Đi qua nhiều trung tâm công nghiệp Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, TP Hồ Chí Minh chuyên chở nguyên vật liệu, sản phẩm, nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng.
+ Về xã hội: Đây là tuyến giao thông vận chuyển hành khách lớn nhất, là nguồn lao động từ Bắc vào Nam. Đây là tuyến huyết mạch, là cơ sở của nhiều tuyến đường ngang, có sự hỗ trợ của 1 số cảng biển và tuyến đường sắt Thống Nhất nên năng lực vận chuyển lớn cả hành khách và hàng hoá.
Bài 3: T(2010-2011)Trong các loại hìnhGT loại hình nào chiếm tỉ trọng cao nhất? Vì sao?