Giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19

Một phần của tài liệu HỰC TRẠNG của HƯỚNG dẫn VIÊN tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG TRONG mùa DỊCH COVID 19 (Trang 36 - 38)

I. Chức năng

2. Kết cấu của đề tài

3.1. Giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19

Đầu tiên muốn phòng ngừa được việc mắc bệnh Covid-19 mỗi cá nhân phải là bác sỉ của chính mình, thực hiện một số biện pháp phòng ngừa Covid-19 cơ bản cho cá nhân như:

+ Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch chứa cồn hoặc với xà phòng và nước. + Luôn luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn là 2m khi tiếp xúc. + Thường xuyên vệ sinh khử trùng các bề mặt như bàn, ghế và các bề mặt tiếp xúc. + Tránh đi lại nơi công cộng khi bị sốt hoặc ho.

+ Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

+ Ăn ngủ và sử dụng đồ dùng riêng tại nhà, tránh việc lây nhiễm chéo. + Học cách đảm bảo an toàn tại công sở, trường học, hay các địa điểm tôn giáo. + Tự cập nhật kiến thức về Covid-19 từ các nguồn đáng tin cậy.

+ Người trên 60 tuổi mắc các bệnh như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường cần tránh nơi đông người và khu vực dễ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

+ Cài đặt ứng dụng Bluezone để dễ dàng theo dõi và phát hiện ra các trường hợp tiếp xúc gần.

+ Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

+ Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

+ Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch. + Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Hiện nay diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn ra khá nghiệm trọng trên toàn Thế Giới, một số nước đang trong quá trình nghiên cứu các loại vắc xin phòng chống dịch, bên cạnh đó cũng có một số nước đã nghiên cứu thành công vắc xin và đã tiến hành thực hiện trên phạm vi rộng. Vắc xin được xem là giải pháp

hữu hiệu nhất, Các nghiên cứu cho thấy vắc-xin COVID-19 có hiệu quả trong việc tránh cho chúng ta mắc COVID-19. Tiêm vắc-xin COVID-19 cũng giúp tránh cho bệnh tình của chúng ta trở nặng ngay cả khi chúng ta mắc COVID-19. Vắc xin Covid-19 giúp cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng vi rút gây bệnh Covid-19. Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ và miễn dịch trước vi rút gây bệnh Covid-19 thường là hai tuần kể từ khi tiêm chủng.

Thủ tướng Chính phủ quyết định trích 1.237 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế thực hiện mua và tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19. Cụ thể Theo số liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tính đến 16h ngày 29/3/2021, có thêm 1.276 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại 07 tỉnh/TP, cụ thể như sau:

- Tỉnh Hải Dương: 414 - TP. Hải Phòng: 212 - Tỉnh Hòa Bình: 12 - Tỉnh Bắc Giang: 164 - Tỉnh Hà Giang: 168 - Tỉnh Điện Biên: 194 - TP. Hồ Chí Minh: 112

Như vậy tổng số người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 08- 29/3/2021 là 46.416 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Vắc xin COVID-19 “made in Vietnam” đầu tiên dự kiến sẽ có vào cuối tháng 9/2021. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp chiều ngày 22/3 của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về tình hình, tiến độ nghiên cứu, phát triển các vắc xin trên thế giới và của Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam- Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì. Tại cuộc họp TS Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đã báo cáo tổng hợp tình hình các loại vắc xin phòng COVID-19 đang được sử dụng trên toàn thế giới.Theo đó, các loại vắc xin này đều được cấp phép trong tình

trạng khẩn cấp, ứng phó với dịch bệnh. Ngay từ rất sớm, Bộ Y tế tạo mọi điều kiện thúc đẩy tiến độ song song với tiêu chí đảm bảo an toàn việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thời gian qua, đã có 4 đơn vị của Việt Nam tiến hành nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19. Trong đó vắc xin NanoCovax của Công ty NANOGEN đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2. Vắc xin COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vắc xin của Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) sẽ chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1 vào tháng 4/2021.

Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng của cả 3 vắc xin này đều được đánh giá rất tốt, có triển vọng. Có được kết quả bước đầu này, trước hết là do đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu vắc xin của Việt Nam rất có kinh nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, các đơn vị của Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, trao đổi trực tiếp với các cơ quan nghiên cứu, sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới. Đặc biệt, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hoạt động nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19 của chúng ta tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy chuẩn, khẩn trương, rút ngắn thời gian nhưng không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào, đảm bảo các điều kiện khoa học.

Một phần của tài liệu HỰC TRẠNG của HƯỚNG dẫn VIÊN tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG TRONG mùa DỊCH COVID 19 (Trang 36 - 38)