1.3.1 Thủ tục và chứng từ
Như chúng ta đã biết hằng năm theo quy định thì công nhân hoặc NLĐ trong danh sách của doanh nghiệp được nghĩ phép vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghĩ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất
=
Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm
Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân theo kế hoạch trong năm
= Số công nhân trong doanh nghiệp x Mức lương bình quân 1 công nhân sản xuất x Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân sản xuất Tài khoản 335: Chi phí phải trả
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ
1.3.2 Tài khoản sử dụng : TK335 “ Chi phí phải trả ’’
Nợ TK 335 Có
Số dư đầu kỳ: Chi phí phải trả đã tính vào
chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí. Bên
Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Số dư cuối kỳ: Chi phí phải trả đã tính vào
chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh
1.3.3 Trình tự hạch toán
TK334 TK622
Tiền lương thực tế phải trả cho Trích trước tiền nghỉ phép cho
công nhân viên công nhân viên
Số tiền thực tế phải trả nhỏ hơn
Số tiền thực tế phải trả lớn hơn Số tiền trích trước số tiền trích
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI NHẤT HUY
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNGMẠI NHẤT HUY MẠI NHẤT HUY
2.1.1 Giới thiệu Công Ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại NHẤT HUY- Tên đơn vị : Công Ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại NHẤT HUY - Tên đơn vị : Công Ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại NHẤT HUY
- Địa chỉ : 24 Lê Đình Dương, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng - Mã số thuế : 4000386463
- Số điện thoại : 05116251133-22403 - Fax : 05113889354
- Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Nhất Huy được thành lập vào ngày 21/07/2003 theo số đăng kí kinh doanh: 4000386463 do phòng đăng kí kinh doanh Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Đà Nẵng cấp.
2.1.2 Phạm vi hoạt động của tổ chức , kinh nghệm hoạt động
– Thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình Công nghiệp Năng lượng (Đường dây, Trạm biến áp) và Hạ tầng kỹ thuật (Điện chiếu sáng, hệ thống THGT) Hạng II
– Thi công xây dựng công trình Công nghiệp Năng Lượng (Đường dây và Trạm biến áp) Hạng I, Hạ tầng kỹ thuật (Điện chiếu sáng, THGT) Hạng II
-Thi công xây dựng công trình giao thông hạng III – Phân phối thiết bị chiếu sáng (Philips, Krislite)
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công Ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại NHẤTHUY HUY
2.1.3.1 Xây lắp điện
- Nhất Huy hiện đi đầu trong lĩnh vực xây lắp điện cả nước với kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án truyền tải điện quốc gia
- Nhất Huy có hệ thống máy móc thiết bị áp dụng công nghệ tiên tiến cho phép thực hiện đồng thời nhiều dự án đường dây và trạm biến áp có qui mô lớn và phức tạp đến 500kV
- Công ty đã và đang nghiên cứu và sản xuất thành công các thiết bị như; Khinh khí cầu điều khiển từ xa, máy thổi khô không khí phục vụ cho việc lắp đặt máy biến áp
500 KV và một số cải tiến trong quá trình sản xuất cột thép, sản xuất cột thép ống tại Việt Nam
2.1.3.2 Viễn thông
- Với đội ngũ kỹ sư dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn cao, chúng tôi có khả năng triển khai những dự án lớn yêu cầu trải dài từ Bắc, Trung, Nam.
- Nhất Huy là Công ty hàng đầu về triển khai hạ tầng mạng Viễn thông. Chúng tôi tin rằng sẽ làm hài lòng khách hàng với các dịch vụ lắp đặt từng phần, hạng mục hoặc các dự án cho các hệ thống viễn thông.
- Nhất Huy cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ xây dựng hạ tầng mạng thông tin di động, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu khắt khe của các nhà mạng về hạ tầng viễn thông trên tất cả các mặt như chất lượng và khối lượng công việc.
2.1.3.3 Hạ tầng
- Nhất Huy tham gia vào thị trường dịch vụ xây dựng hạ tầng , bắt đầu cung cấp những dịch vụ đơn giản như xây dựng trạm anten, lắp đặt thiết bị outdoor , trạm điện…cho các nhà mạng viễn thông di động Mobifone, vinafone.
- Nhất Huy là đối tác thường xuyên và uy tính , kết hợp đồng trực tiếp với các tập đoàn viễn thông nước ngoài như Ericcsson, Nokia, Huawei……Nhất Huy có thể cung cấp trọn gói từ dịch vụ sản xuất, lắp đặt bảo dưỡng các trụ cột anten, nhà trạm BTS, sủa chữa , bảo dưỡng , bảo trì các thiết bị viễn thông hệ thống điện công nghiệp…. đến cho thuê hạ tầng như nhà trạm, cột anten cung cấp dịch vụ ứng cứu, bảo trì , bảo dưỡng cho trạm BTS.
2.1.4 Tầm nhìn sứ mệnh
- Công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nhất Huy Từng bước xây dựng thành nhà thầu chuyên nghiệp, vững mạnh về tổ chức và tiên tiến về chất lượng trên từng công trình
- Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, phát triển xây dựng.
- Quy trình hoạt động xây lắp phát triển rõ ràng, hệ thống hoạt động xây lắp phát triển hài lòng doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng.
2.1.5 Chính sách chất lượng
Công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nhất Huy phấn đấu để luôn cung caaspsarn phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng .
- Để luôn đạt được chất lượng ổn định, Công ty cam kết thực hiện những nguyên tắc sau:
+ Tìm hiểu kĩ càng về yêu cầu của khách hàng để đảm bảo sản phẩm dịch vụ của mình đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
+ Thường xuyên phổ biến cho CBCNV để mọi người luôn hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm quyết định sự phát triển và sự hưng thịnh của Công ty.
+ Tiến hành đổi mới thường xuyên công tác quản lý, duy trì hiệu lực Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 với sự tham gia của toàn bộ bộ máy và từng CBCNV của Công ty.
+ Tuân thủ nghiêm túc về các quy định về chất lượng quản lý Nhà nước và mọi yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ kĩ thuật và công nhân
+ Trở thành đối tác tài chính lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng, luôn coi khách hàng là trọng tâm.
+ Mang lại cho cổ đông nhũng lợi ích hấp dẫn lâu dài thông qua việc triển khai phát triển một chiến lược kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Cam kết xây dựng những công trình có chất lượng và thẩm mỹ cao, đạt tiến độ và an toàn.
+ Xây dựng đội ngũ CBCNV có phong cách làm việc chuyên nghiệp, sang tạo , giàu nhiệt huyết, giỏi chuyên môn.
+ Trách nhiệm xã hội: Cam kết đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
+ Coi trọng tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng và coi đó là sự giúp đỡ quý báu để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm do công ty thực hiện.
2.1.6.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xây Dựng và Thương MạiNhất Huy Nhất Huy
2.1.6.1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty
Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty
2.1.6.2 Chức năng của từng bộ phận
- Tổng giám đốc: Là người đều hành mọi hoạt đông của công ty, chủ tài khoản
của công ty, là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành tổng thể quá trình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển công ty.
- Phó tổng giám đốc: phụ trách tài chính là người trợ giúp cho GĐ trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc khi GĐ đi vắng, kiểm tra và báo cáo cho GĐ toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho GĐ phương hướng, giải pháp để mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Là người chỉ đạo phòng hành chính nhân sự, phòng tài chính kế toán, phòng chăm sóc khách hàng.
- Phòng hành chính nhân sự: Có chức năng tham mưu, giúp việc Phó Giám đốc quản lý, điều hành công tác hành chính văn phòng, hành chính tổng hợp, thực hiện
TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Tài Chính Kế Toán Bộ phận kho Bộ phận bán hàng Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
công tác đối nội, đối ngoại và các điều kiện cần thiết khác về hành chính cho hoạt động của Công ty
- Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong công
tác quản lý các hoạt động tài chính, kế toán của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và Quy chế tài chính Công ty.
- Phòng chăm sóc khách hàng: có chức năng tham mưu, hỗ trợ, đề xuất các kế hoạch chăm sóc khách hàng nhằm làm hài lòng khách hàng.
+ Triển khai và thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng nhằm xây dựng hoat động, chính sách chăm sóc khách hàng ngày càng chuyên nghiệp.
+ Đề xuất các giải pháp, chương trình để việc chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả. + Cung cấp các thông tin liên quan đến các dịch vụ tư vấn của công ty cho khách hàng khi có yêu cầu.
+ Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng và đề ra biện pháp khắc phục. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Công ty giao
- Bộ phận kho: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu, thực hiện thủ tục xuất nhập hàng, thực hiện thủ tục đặt hàng của kho, sắp sếp hàng hóa trong kho, Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho. Tuân thủ quy định phòng cháy và chữa cháy và an toàn trong kho.
- Bộ phận bán hàng: Là một bộ phận quan trọng của Công ty, đại diện cho Côngty thực hiện tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường mà cung ứng vật tư cho Công ty. ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường mà cung ứng vật tư cho Công ty.
2.1.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.7.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo mô hình kế toán tập trung tại phòng kế toán tài vụ của công ty. Bộ máy kế toán của công ty gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán kho và 1 thủ quỹ
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
2.1.7.2 Chức năng của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu
trách nhiệm trước TGĐ về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý, điều hành nhân viên trong phòng kế toán, kiểm soát tình hình thu chi của công ty, làm tham mưu cho TGĐ về tài chính kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong công tác kế toán,
tập hợp các số liệu tài chính phát sinh, ghi chép vào sổ sách kế toán có liên quan, chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế, lưu trữ, bảo quản chứng từ…tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của công ty.
- Kế toán kho kiêm thủ quỹ: Mở sổ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, ..cả về số lượng lẫn giá trị. Phân tích được nhu cầu thừa thiếu nguyên vật liệu,..trên công trường để tránh lãng phí nhằm sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả. Sau đó tổng hợp số liệu cho kế toán tổng hợp để trình lên kế toán trưởng. Mở sổ quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt hàng ngày và phải thường xuyên đối chiếu với kế toán thanh toán, chịu trách nhiệm chấm công cho bộ
K toán trế ưởng
K toán ế
phận văn phòng công ty, cuối tháng lập bảng tổng hợp công các công trình để lập bảng tính lương và thanh toán lương.
2.1.8 Hình thức bộ máy kế toán
2.1.8.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Chú thích :
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
2.1.8.2 Trình tự luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn
Chứng từ kế toán
SỔ CÁI
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu kiểm tra
vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ NKC kế toán ghi vào các sổ chi tiết liên quan.
- Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.1.9 Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC