Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG mặt HÀNG THANG máy của CÔNG TY TNHH KONE VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

a) Chức năng

Hơn 10 năm gia nhập và phát triển trong thị trường thang máy và thang cuốn tại Việt Nam, KONE Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực để mang đến những giải pháp về thang máy tốt nhất cho người sử dụng. Các giải pháp của KONE đã được sử dụng trong những dự án lớn như MGM Hồ Tràm, Khách sạn InterContinental Nha Trang, Trung tâm thương mại Pandora và Tòa nhà Center Point. Với sứ mệnh là hoàn thiện dòng chảy của cuộc sống đô thị, KONE giúp việc di chuyển của hành khách an

b) Nhiệm vụ

- Cung cấp sự tiện lợi, hiệu quả và trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng và khách hàng trong suốt vòng đời của tòa nhà.

- Hoàn thiện các giải pháp đem lại hiệu quả sinh thái cao và giảm thiểu khí thải nhà kính từ các dây chuyền hoạt động.

- Các sản phẩm và dịch vụ sẽ được tối ưu hóa để tiết kiệm chi phí và bền vững. - Nâng cao văn hóa an toàn, đảm bảo thiết bị được bảo trì đúng cách và hoạt động tốt.

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, đoàn kết và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.

- Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các Báo cáo tài chính.

c) Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy công ty

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Kể từ khi thành lập và phát triển cho tới nay, KONE đã đi vào ổn định với cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng như phân chia trách nhiệm công việc ở các phòng ban rõ ràng và linh hoạt. Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho

Giám đốc điều hành

Giám đốc phát triển kinh doanh Giám đốc kinh doanh thiết bị mới

Giám đốc tài chính Giám đốc kinh doanh dịch vụ Quản lý nhân sự Quản lý chi nhánh Đà Nẵng

Kế toán Quản lý Marketing

Quản lý kiểm duyệt Quản lý chi nhánh phía Bắc

Quản lý an toàn Quản lý hỗ trợ bán hàng kỹ thuật Quản lý chất lượng Quản lý đào tạo

Giám đốc, trực tiếp phụ trách về những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ được giao. Cụ thể:

- Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm pháp luật về các hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phòng kinh doanh: Là người đứng đầu thực thi các chính sách, chiến lược kinh doanh, lập các kế hoạch phát triển tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ lắp đặt, bảo trì và nâng cấp thang máy

- Giám đốc tài chính: Là người xây dựng cơ chế quản lý tài chính thích ứng với kế hoạch chiến lược đã đề ra, quản lý chặt chẽ các chi phí, lập các kế hoạch tài chính ngắn và dài hạn để đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

- Quản lý nhân sự: Có vai trò điều hành tổ chức bộ máy công ty, theo dõi và quản lý mọi vấn đề về nhân sự trong công ty.

- Quản lý chi nhánh phía Bắc và quản lý chi nhánh Đà Nẵng: Có vai trò theo dõi và giám sát các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.

- Kế toán : Là bộ phân thực hiện chế độ tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc, tổ chức công tác hạch toán kế toán trong công ty, thực hiện các quy định của của Nhà nước về tài chính- kế toán.

- Quản lý Marketing: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch quảng cáo sản phẩm và điều chỉnh các kế hoạch hàng năm.

- Quản lý kiểm duyệt: Kiểm tra và xét duyệt các sản phẩm được lắp đặt và đưa vào sử dụng.

- Quản lý an toàn và quản lý chất lượng: Có vai trò kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng của các sản phẩm và các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm trong quá trình lắp đặt và sử dụng.

- Quản lý hỗ trợ bán hàng kỹ thuật: Có vai trò hỗ trợ các công tác quản trị bán hàng diễn ra thuận lợi.

- Quản lý đào tạo: Hướng dẫn và đào tạo chuyên môn cho nhân viên thực tập, nhân viên đang được xét duyệt thăng tiến trong công việc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG mặt HÀNG THANG máy của CÔNG TY TNHH KONE VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)