6. Bố cục luận văn
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Đà Nẵng
Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV – Chi nhánh Đà Nẵng gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam. Vì vậy, quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chính là quá trình hình thành và phát triển của BIDV Hòa Bình. BIDV – Chi nhánh Đà Nẵng.
Để đảm bảo nhiệm vụ quản lý cho vay và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh, đầu tư xây dựng quê hương mới, ngày 15/11/1976 Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập. Nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng là việc cấp phát tín dụng, thanh toán và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 24/6/1981 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được thành lập thì Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng cũng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng.
Kể từ 20/11/1994, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng hoạt động như một Ngân hàng thương mại khi việc cấp phát vốn chuyển sang Cục Đầu tư và Phát triển. Ngày 01/01/1997, do việc tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Đà Nẵng.
Ngày 01/05/2012 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (BIDV Đà Nẵng) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Đà Nẵng, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện tại, BIDV Đà Nẵng có 4 phòng giao dịch:
Bảng 2.1. Bảng thống kê các phòng giao dịch của BIDV - CN Đà Nẵng
STT Tên PGD Địa chỉ
1 PGD Vĩnh Trung 428-430 Hùng Vương, Q. Thanh Khê 2 PGD Hải Châu 40-42 Hùng Vương, Q. Hải Châu 3 PGD Sơn Trà 978 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà 4 PGD Hòa Thuận 31 Núi Thành, Q. Hải Châu
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
BIDV Đà Nẵng cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng bao gồm: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thương mại khác.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn đóng trụ sở và chú trọng kinh doanh tín dụng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Là đại diện pháp nhân hoạt động theo điều lệ của BIDV Việt Nam. - Là đơn vị nhận khoán tài chính theo quy chế tài chính của Tổng giám đốc BIDV Việt Nam, được giao chỉ tiêu, tính toán, xét duyệt và hưởng lương theo kết quả thu nhập của đơn vị mình.
Nhiệm vụ
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các cá nhân, tổ chức.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chấp thuận.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NH nhà nước.
2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động và chức năng các bộ phân của Ngân hàng BIDV- CN Đà Nẵng
Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng Kế Hoạch-Tổng Hợp Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của BIDV – Đà Nẵng
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Ban Giám đốc
Gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc Phòng QHKH P.Quản trị TD 02 Phòng GDKH Phòng QL&DV KQ Phòng KT-TC Phòng TCHC Phòng KHTH Các phòng giao dịch Ban Giám đốc Khối QHKH Khối quản lý nội bộ Khối quản lý rủi ro Khối trực thuộc Khối tác nghiệp Phòng QL RR
- Giám đốc: phụ trách chung các phòng ban, điều hành mọi hoạt động kinh doanh, ký duyệt các loại văn bản giấy tờ của NH, đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng.
- Phó giám đốc: tham mưu cho Giám đốc, trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.
Phòng Tổ chức - Hành chính
Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc cho Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn lực; những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Chi nhánh. Thực hiện công tác hành chính (quản lý, lưu trữ, bảo mật…); Thực hiện công tác hậu cần cho Chi nhánh: lễ tân, quản lý phương tiện tài sản… phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con người, tài sản của Chi nhánh và của KH.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác về nguồn vốn và các nhiệm vụ khác.
Phòng Quan hệ khách hàng
Phục vụ cho đối tượng KH DN chuyên về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây lắp, có quy mô lớn, dự án lớn, ngoài địa bàn. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với KH và bán sản phẩm của NH. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của KH. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, TSBĐ nợ vay. Đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, và các nhiệm vụ khác có liên quan.
Phục vụ cho đối tượng KH cá nhân, hộ gia đình. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển KH cá nhân. Tư vấn cho KH lựa chọn sản phẩm bán lẻ của BIDV, xây dựng kế hoạch bán sản phẩm và triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng đối với KH cá nhân. Tiếp xúc với KH, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Sau đó thu thập thông tin, phân tích KH, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. Theo dõi tình hình hoạt động của KH, kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay, TSBĐ nợ vay, đôn đốc KH trả nợ, phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.
Phòng Quản trị tín dụng
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với KH theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi GD được thực hiện. Giám sát KH tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
Phòng Quản lý rủi ro
Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm, từng KH. Thực hiện việc xử lý nợ xấu, tham mưu đề xuất xây dựng các quyết định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ.
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với KH. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà Nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, tính đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định. Khởi tạo hồ sơ thông tin KH (tạo số CIF), đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển của Ngân hàng.
Phòng/Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Chi nhánh về các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ. Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
Phòng Tài chính – Kế toán
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Đề xuất tham mưu với giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ.
Phòng/Tổ Điện toán
Tổ chức và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV.
Cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho KH, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với KH. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của pháp luật, của BIDV và Chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh và toàn bộ hệ thống BIDV.
2.1.4. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của BIDV – Chi nhánh Đà Nẵng
Với đặc thù của ngành kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của Ngành. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển liên tục và bền vững. Vấn đề nguồn nhân lực của chi nhánh đóng vai trò quyết định. Vì thế, số lượng và chất lượng đội ngũ lao động có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của chi nhánh nói riêng và BIDV nói chung trong suy nghĩ của khách hàng đến chất lượng dịch vụ và khả năng đến giao dịch lần tiếp theo của khách hàng. Do đó, BIDV Đà Nẵng cần phải phân tích tình hình biến động về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Để thấy được tình hình nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng ảnh hưởng đến công tác đào tạo như thế nào, ta cần đi sâu phân tích thực trạng lao động theo số lượng và chất lượng, cụ thể như:
Bảng 2.2. Bảng thống kê nguồn nhân lực BIDV –CN Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ pháttriển Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Phân theo giới tính
Nam 77 43.02 83 45.11 85 45.95 107.79 102.41
Nữ 102 56.98 101 54.89 100 54.05 99.02 99.01
2. Phân theo tính chất công việc
LĐ gián tiếp 138 77.09 140 76.09 141 76.22 101.45 100.71
LĐ trực tiếp 41 22.91 44 23.91 44 23.78 107.32 100.00
3. Phân theo trình độ chuyên môn
Sau Đại học 4 2.23 6 3.26 9 4.86 150.00 150.00
Đại học 157 87.71 161 87.50 162 87.57 102.55 100.62 Cao đẳng - Trung cấp 11 6.15 10 5.43 7 3.78 90.91 70.00 Khác 7 3.91 7 3.80 7 3.78 100.00 100.00 Tổng 179 100.00 184 100.00 185 100.00 102.79 100.54 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Nhìn vào bảng số liệu trên, cho thấy số lượng lao động của BIDV Đà Nẵng 3 năm qua tương đối ổn định, không có sự biến động lớn, từ 179 người năm 2015 tăng lên 184 người năm 2016 (tăng 2,79% so với năm 2015). Chuyển sang năm 2017 tổng số lao động của chi nhánh đạt con số 185 người, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Để đánh giá chất lượng và số lượng nguồn nhân lực tại BIDV – CN Đà Nẵng tác giả xin phân tích các mặt sau:
+ Phân chia lao động theo tính chất công việc được thể hiện ở bảng số liệu nêu trên cho thấy số lượng nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng tương đối lớn, tỷ lệ lao động nghiệp vụ hàng năm đều chiếm trên 75% trong tổng số lao động nêu trên là phù hợp với ngành ngân hàng và đòi hỏi BIDV Đà Nẵng. Tỷ lệ trung bình qua 3 năm giữa lao động nghiệp vụ so với lao động quản lý khoảng
30,09% là tương đối hợp lý. Trong thời gian tới BIDV cần cố gắng để duy trì cơ cấu lao động nêu trên để phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện tại này.
+ Phân theo giới tính: Căn cứ vào bảng số liệu nêu trên cho thấy tỷ trọng nam, nữ qua các năm nhìn chung ổn định. Trong tổng lao động đang tham gia hoạt động tại ngân hàng thì tỷ trọng lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn, luôn ở mức trên 54% so với tổng số. Tỷ lệ lực lượng lao động nữ nhiều hơn nam là phù hợp với tính chất công việc của ngành ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm, điều này là do việc sử dụng lao động nữ đặc biệt đội ngũ lao động trẻ nên hằng năm BIDV Đà Nẵng luôn phải sắp xếp, bố trí nhân sự cho nhân viên nghỉ thai sản, gây khó khăn trong hoạt động bố trí cán bộ. Vì vậy tỷ lệ này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, BIDV Đà Nẵng chủ yếu tập trung tuyển dụng nam khi vào làm việc nhằm đảm bảo tính ổn định cũng như thuận tiện trong việc đi công tác xa.
+ Phân theo trình độ chuyên môn: Cùng với độ tuổi và giới tính, chất lượng lao động trình độ chuyên môn của người lao động có ý nghĩa đến hiệu quả trong công việc. Năng lực lao động phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng trang bị cho họ. Căn cứ vào bảng số liệu nêu trên cho thấy cơ cấu trình độ của người lao động được đào tạo qua các năm không có sự thay đổi nhiều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm một tỷ lệ lớn, với số lượng tăng từ 157 người năm 2015 (chiếm 87,71% trên tổng số lao động) lên 161 người năm 2016 (chiếm 87,97% trên tổng số lao động). Về trình độ chuyên môn ta cũng thấy rằng lao động có trình độ sau đại học còn khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ trọng 4,86% năm 2017), trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, trình độ cao đẳng, trung cấp không có thay đổi nhiều. Với trình độ chuyên môn như trên đòi hỏi Chi nhánh cần tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ nhất là đào tạo sau đại học. Mặt khác chính bản thân mỗi nhân viên cần phải chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân.
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Đà