Phương pháp dạy học ngoại khóa

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học NGOẠI KHÓA vật lí CHỦ đề một số THIẾT bị điện GIA ĐÌNH CHO học SINH lớp 12 THPT (Trang 26 - 30)

Dự kiến nội dung hoạt động ngoại khóa được tiến hành theo các bước sau:

BƯỚC 1: GV giao nhiệm vụ và chia nhóm HS

- GV tập trung lớp HS tham gia HĐNK tại phòng học chuyên môn Trường THPT Võ Thị Sáu, dự kiến thời gian sinh hoạt khoảng 60 phút, ngày 15/3/2017. GV nêu rõ chủ đề, mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa và nêu rõ nội dung chính mà hoạt động ngoại khóa muốn hướng đến là tìm hiểu một số kiến thức: Công suất mạch điện xoay chiều, tia tử ngoại, tia X và hiện quang – phát quang.

- GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể và cho HS chia thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm từ 9 đến 10 HS, GV hướng dẫn HS tự chia nhóm theo ý nguyện nhưng phải đồng đều về năng lực học tập, nên gần nhà để dễ thực hiện các nhiệm vụ, mỗi nhóm lớn chọn một nhóm trưởng, một thư ký. Nhiệm vụ của nhóm trưởng, thư ký là:

+ Nhóm trưởng: Lập kế hoạch thảo luận của nhóm, chịu trách nhiệm phân công công việc, chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ, đôn đốc, kiểm tra mức độ tiến hành công việc của các thành viên, thường xuyên báo cáo tiến độ làm việc cho GV.

+ Thư ký: Điểm danh các thành viên trong nhóm, ghi chép lại những nhận xét của các thành viên khi tham gia nhóm, ghi lại những thắc mắc muốn trao đổi với GV.

- Sau đó, các nhóm nhận các nhiệm vụ như sau: + Nhóm lớn 1: Thực hiện nhiệm vụ 1 và 2. + Nhóm lớn 2: Thực hiện nhiệm vụ 3, 4. + Nhóm lớn 3: Thực hiện nhiệm vụ 5,6. + Nhóm lớn 4: Thực hiện nhiệm vụ 7 và 8.

- Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, GV yêu cầu HS về nhà thảo luận, suy nghĩ, tìm tài liệu trong khoảng một tuần.

BƯỚC 2: GV tổ chức, hướng dẫn các nhóm thảo luận và tìm phương án giải quyết

- Sau thời gian gia hạn cho các nhóm tìm kiếm tài liệu, thảo luận, GV hẹn gặp và nghe các nhóm trình bày các phương án của mình. Nếu nhóm nào chưa nghĩ ra phương

19

án, hoặc phương án không khả thi thì GV giúp đỡ với các mức độ khác nhau, GV hướng dẫn từ khó đến dễ bằng các câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, hướng dẫn HS cách chọn lọc thông tin trên các website, sách báo... Sau đó, GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển, các nhóm HS thảo luận, tìm cách giải quyết các nhiệm vụ được giao.

- Qua các buổi thảo luận, trao đổi với GV các em sẽ tìm hiểu các thông tin một cách thiết thực và đầy đủ hơn. Khi đã thống nhất được phương án, các nhóm lớn bắt đầu chia nhóm của mình thành 2 nhóm nhỏ sao cho phù hợp sở thích, khả năng của mỗi thành viên trong nhóm, mỗi nhóm nhỏ thực hiện một nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, các nhóm nhỏ trong một nhóm lớn có thể hỗ trợ lẫn nhau, giúp công việc được hoàn thành tốt hơn.

BƯỚC 3: Các nhóm HS tích cực, tự lực thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mình. GV theo dõi tiến trình làm việc của nhóm, giúp đỡ các nhóm khi gặp khó khăn. Trong quá trình thực hiện, GV luôn đôn đốc nhắc nhở các nhóm để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch. Sau khoảng 2 tuần, GV gặp lớp một lần nữa để kiểm tra tình hình làm việc của nhóm, đồng thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.

- Dự kiến thời gian thực hiện bước 3 trong 12 ngày từ ngày 25/3/2019 đến 5/4/2019. Ngày 5/4/2019, GV gặp lớp lần cuối để kiểm tra kết quả của các nhóm, chuẩn bị cho buổi báo cáo và tham gia hội vui vật lí.

BƯỚC 4: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và tham gia hội vui vật lí

GV tổ chức một buổi để HS báo cáo kết quả mà các em đã thực hiện đồng thời tham gia hội vui vật lí về chương “Dòng điện xoay chiều” và 2 Chương “Sóng ánh sáng - Lượng tử ánh sáng”. Dự kiến thời gian thực hiện bước 4 khoảng 2 tiếng từ 8h00 đến 10h00 ngày 10/4/2019 tại phòng học bộ môn Trường THPT Võ Thị Sáu.

2.4.7. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình thực hiệncác nhiệm vụ và các phương án hỗ trợ các nhiệm vụ và các phương án hỗ trợ

Với cách giao nhiệm vụ và kèm theo tình hình học tập của HS, chúng tôi nghĩ HS sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, chúng tôi đã dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải và xây dựng phương pháp hướng dẫn cụ thể.

Theo chúng tôi nhận thấy, khó khăn chung của các nhiệm vụ này là HS không biết về một số thiết bị bóng đèn ống và đèn LED hoặc của bếp điện vì quá trình trải nghiệm thực tế là hầu như không có. GV có thể gợi ý nội dung trình bày gồm các mục chính sau:

- Tìm thông tin trên mạng nhưng phải có lựa chọn.

- Có thể đến các công ty sản xuất bóng đèn hoặc bếp điện để tìm hiểu..

- Đến các hiệu sửa chữa thiết bị điện trong xã, huyện tìm hiểu và cùng người thợ hỗ trợ công việc tốt hơn.

Ngoài ra, ở mỗi nhiệm vụ còn có những khó khăn riêng như:

* Nhiệm vụ 1và 2: Tìm hiểu tổng quan về thiết bị điện (Bóng đèn) hay thiết bị điện(Bếp điện, bàn là, ấm điện).

Khi thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi dự kiến HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các bộ phận chính của thiết bị điện.

GV gợi ý:

Có thể mượn một số thiết bị điện về chỉ từng bộ phận cho các em quan sát để viết báo cáo

*Nhiệm vụ 3 và 4: Tìm hiểu cấu tạo chung của thiết bị điện(Quang) và thiết bị điện (nhiệt).

Ở nhiệm vụ này HS gặp khó khăn khi giải thích tại sao bóng đèn sợi đốt lại làm được kích cỡ khác nhau.

GV gợi ý:

- Người ta căn cứ vào lượng nhiệt toả ra của sợi đốt để tính toán sao cho trong quá trình sử dụng bóng không bị quá nóng dẫn đến bị nổ

* Nhiệm vụ 5 và 6: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị điện.

Nguyên lí hoạt động của thiết bị điện đặc biệt là đèn ống và bếp điện không được quan sát trực tiếp thì rất khó tìm ra nguyên lí hoạt động của nó

GV gợi ý:

Về nhà các em thử xem khi cho đèn ống hoạt động và bếp điện hoạt động hãy quan sát xem các thiết bị đó hoạt động như thế nào hoặc phán đoán xem nó sẽ hoạt động như thế nào. Các bộ phận điều chỉnh trên thiết bị sử dụng ra sao?

* Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sụ hỏng hóc của thiết bị điện và hướng khắc phục.

Trong nhiệm vụ này khó khăn với HS là cách khắc phục sự cố và những hư hỏng của thiết bị .

GV gợi ý:

Tìm hiểu qua Internet

Đến gặp thợ sửa chữa để được giúp đỡ?

*Nhiệm vụ 8: Tìm hiểu cách sử dụng an toàn, hiệu quả và bền cho các thiệt bị điện gia

đình.

Trong nhiệm vụ này khó khăn với HS là chưa biết cách sử dụng hiệu quả các thiết bị điện.

GV gợi ý:

21

Tìm hiểu các chế độ hoạt động của thiết bị điện thông qua Internet, qua hướng dẫn sử dụng hoặc người bán hàng.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học NGOẠI KHÓA vật lí CHỦ đề một số THIẾT bị điện GIA ĐÌNH CHO học SINH lớp 12 THPT (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w