KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
1.4.3. Đánh giá chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
1.4.3.1. Ưu điểm
Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC là một trong số các công ty kiểm toán hàng đầu và ra đời đầu tiên tại Việt Nam. Nhờ sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, cùng với sự đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã có được những thành công vang dội cùng với đó là uy tín, chất lượng tạo nên thương hiệu AAC. Những nỗ lực và cố gắng đó bao gồm rất nhiều yếu tố:
- Về chất lượng công việc: AAC luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Khi tham gia kiểm toán, công việc luôn được phân công cụ thể, rõ ràng cho các thành viên trong đoàn. Các khoản mục quan trọng luôn được các KTV chính giàu kinh nghiệm đảm nhận, các khoản mục có liên quan với nhau thường được kết hợp để cuộc kiểm toán tiết kiệm thời gian và công sức.
- Về ban lãnh đạo: Ban giám đốc của AAC luôn là những người có năng lực chuyên môn cao với bề dày kinh nghiệm và khả năng điều hành quản lý tốt.Cùng với đó, Ban giám đốc còn có tầm nhìn chiến lược rất giỏi thường đề xuất những kế hoạch dài hạn và định hướng tìm tòi những cái mới, thay đổi những cái lỗi thời, lạc hậu, giữ lại những cái tốt cần được tiếp tục hoàn thiện, phát triển cho công ty.
- Về đội ngũ nhân viên: Đội ngũ nhân viên là yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công của công ty. AAC luôn chú trọng việc tuyển chọn nhân viên một cách chặt chẽ. Chiến lược để AAC thu hút nhân viên trẻ từ các trường đại học đó là mỗi năm
và khả năng làm việc nhanh nhẹn,sáng tạo và hiệu quả cho công ty. Không những thế, công ty cũng luôn chú trọng đến công tác đào tạo, cập nhật kiến thức để nâng cao thêm trình độ cho cán bộ nhân viên. Bằng việc cử nhân viên là các trợ lý kiểm toán và kiểm toán viên trẻ với tinh thần luôn học hỏi, năng động, tinh thần làm việc hăng say đi tham dự các chương trình đào tạo có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý do Bộ tài chính, các tổ chức quốc tế tổ chức. Vì vậy nhân viên trong công ty luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất cả về kế toán, kiểm toán và tài chính. Thích nghi kịp thời với các chế độ do Nhà nước và Quốc tế quy định. Công ty sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, làm việc chuyên nghiệp, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, tinh thần tập thể cao không những làm giảm áp lực công việc mà còn nâng cao chất lượng hiệu quả của cuộc kiểm toán. Việc cập nhật các văn bản pháp luật cũng rất được BGĐ công ty coi trọng, nhờ đó mà các KTV, các trợ lý KTV luôn nắm bắt kịp thời các chính sách của nhà nước để phục vụ cho công tác kiểm toán và tư vấn thuế, kế toán ngày càng đạt chất lượng cao hơn.
- Về môi trường làm việc: AAC luôn cố gắng cải thiện trang thiết bị và dụng cụ cho công ty một cách tốt nhất. Các vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị đều được giải quyết nhanh và dễ dàng. Hằng năm, công ty cũng thường tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, tổ chức các chuyến tham quan, du lịch nước ngoài cho cán bộ, nhân ciên… Tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và năng động giúp cho nhân viên có một tinh thần làm việc thoải mái, giải tỏa căng thẳng trong quá trình làm việc. AAC luôn muốn tạo ra môi trường làm việc thật hiệu quả để giúp cho nhân viên có thể phát huy tối đa năng lượng và nhiệt huyết với nghề, hoàn thành tốt các công việc được giao, đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ của khách hàng.
- Về công tác thực hiện kiểm toán: AAC đã tạo ra quy trình kiểm toán chung, liên tục cập nhật các quy định, chuẩn mực một cách bài bản. Nhân sự được phân công trước mỗi cuộc kiểm toán đều lên lịch trình và kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Thông thường mỗi đoàn kiểm toán, sẽ có một trưởng đoàn, đó là người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, phân công và dẫn dắt đoàn kiểm toán. Trưởng đoàn sẽ xem xét, chỉ đạo,phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng thành
viên. Các thành viên luôn hỗ trợ cho nhau khi thực hiện kiểm toán. Đồng thời cùng nhau tìm ra các sai phạm của khách hàng.
- Về lưu trữ hồ sơ: hồ sơ kiểm toán thường được lưu trữ dưới 2 dạng. Một là đóng tập và lưu trữ hồ sơ tại tầng 9 của công ty đã phân loại theo từng năm, từng khách hàng. Hai là, lưu hồ sơ dưới dạng dữ liệu trên máy chủ của công ty. Điều này giúp cho việc thực hiện kiểm toán khách hàng trong những năm kế tiếp trở nên thuận lợi hơn.
- Sau mỗi cuộc kiểm toán, tùy vào đối tượng khách hàng, để có thể phát hành báo cáo, thì sẽ cần phải trải qua sự xét duyệt của các cấp khác nhau. Nhằm hạn chế tối đa sai sót và đưa ra kết quả kiểm toán hoàn thiện nhất.
Nhìn chung quy trình kiểm toán của AAC tương đối chặt chẽ, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán.
1.4.3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì AAC vẫn tồn tại một số nhược điểm sau: - Tuy công ty có lợi thế về đội ngũ KTV và trợ lý trẻ nhưng vấn đề về kinh nghiệm luôn bị khách hàng dè chừng và tỏ ra khá quan ngại mỗi khi gặp nhân viên mới. Điều này có thể gây ra các hạn chế như: bỏ sót các gian lận, vấn đề hoàn thiện giấy làm việc chưa tốt,… ảnh hưởng đến kết quả của cuộc kiểm toán.
- Tính đến năm 2020, số lượng khách hàng của AAC Không ngừng tăng, vì vậy mỗi cuộc kiểm toán thường chỉ kéo dài 2- 4 ngày và số lượng nhân viên của một cuộc kiểm toán chỉ từ 3-5 người. Chính vì vậy, mà lượng công việc, phần hành mà mỗi nhân viên nhận được thường rất nhiều. Do đó, tạo áp lực làm việc rất lớn cho nhân viên. Để có thể đạt được tiến độ của cuộc kiểm toán, thì có thể các nhân viên sẽ bỏ qua một số thủ tục kiểm toán, điều này tác động không nhỏ đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
- Công tác hoàn thiện hồ sơ kiểm toán không kịp thời do thời gian kiểm toán gấp rút, khối lượng công việc nhiều. Chính vì vậy, công việc này thường được KTV hoàn thiện vào cuối mỗi mùa kiểm toán. Qua việc hoàn thiện hồ sơ, có thể phát hiện thêm được những sai sót mà trong quá trình kiểm toán không phát hiện được. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kết quả của cuộc kiểm toán, khi mà việc phát hành báo cáo luôn được thực hiện trước khi hoàn thiện hồ sơ.
- Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Một số thủ tục còn chưa được hoàn thiện và các giấy tờ làm việc cần thiết vẫn chưa được công ty lưu trữ đủ trong hồ sơ kiểm toán.
- Hiện nay, CTKiT mẫu áp dụng từ ngày 01/01/2020 do VACPA ban hành đã có hiệu lực. Tuy nhiên, công ty vẫn sử dụng chương trình kiểm toán mẫu cũ. Do đó, không thể tiếp cận được những sự thay đổi trong chương trình kiểm toán mẫu mới, những thủ tục kiểm toán có thể khắc phục sự thiếu sót trong chương trình kiểm toán mẫu cũ.
3.1.1. Đánh giá về tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục HTK tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
3.1.1.1. Ưu điểm
CHƯƠNG 2. Lập kế hoạch kiểm toán
Trước khi quyết định chấp nhận và duy trì khách hàng cũ là khách hàng ABC, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã cẩn thận xem xét và đánh giá lại những rủi ro và sai phạm mà cuộc kiểm toán trước đã có. Đồng thời kiểm tra lại năng lực chuyên môn, khả năng thực hiện hoạt động kiểm toán, tính chính trực và các vấn đề trọng yếu khác của khách hàng. Sau đó mới đưa cho Ban Tổng giám đốc xét duyệt khách hàng.
CHƯƠNG 3.Thực hiện kiểm toán:
Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán luôn thực hiện phân chia công việc cụ thể, rõ ràng cho các trợ lý kiểm toán.Trong suốt quá trình kiểm toán, trưởng đoàn và các trợ lý thường xuyên có sự trao đổi, thảo luận, dò xét với nhau để tìm ra những bất cập và vấn đề mà khách hàng còn tồn tại, sau đó đề xuất các hướng giải quyết cũng như tư vấn cho khách hàng để khắc phục các tồn tại đó.
Bởi vì KTV hiểu được rằng HTK là khoản mục có tính trọng yếu đối với khách hàng nên thường khoản mục này sẽ do các KTV có kinh nghiệm lâu năm hoặc trưởng đoàn kiểm toán thực hiện. Chương trình kiểm toán khoản mục HTK được xây dựng một cách chặt chẽ, đầy đủ các mục tiêu của HTK. Trong việc thực hiện kiểm kê HTK, Trưởng đoàn sẽ trực tiếp đến tận kho để kiểm đếm. Trừ trường hợp bất khả kháng thì trưởng đoàn mới giao lại nhiệm vụ kiểm kê HTK cho KTV có đủ kinh nghiệm phụ trách, phòng tránh tối đa trường hợp bỏ xót, thiếu hoặc thừa HTK so với chứng từ kiểm đếm mà khách hàng cung cấp.
CHƯƠNG 4. Kết thúc kiểm toán
Sau cuộc họp trao đổi các vấn đề với khách hàng. Trưởng đoàn kiểm toán sẽ lập báo cáo kiểm toán để trình lên cấp trên xét duyệt. Quá trình xét duyệt sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là Chủ nhiệm kiểm toán xét duyệt, tiếp theo là đến các Phó Giám đốc phụ trách mảng BCTC. Đối với những công ty lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ tiếp tục được Phó tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật BCTC xét duyệt trước khi được Tổng Giám đốc công ty phê duyệt lần cuối. BCTC trước khi phát hành sẽ trải qua nhiều giai đoạn để hạn chế tối đa các sai sót phát sinh.
3.1.2.2. Nhược điểm
a. Lập kế hoạch kiểm toán
KTV sử dụng bảng câu hỏi Có/ Không trong quá trình tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng nhưng không quy định rõ các mức cụ thể để có cách nhìn tổng thể tốt nhất về hệ thống KSNB của khách hàng. Đồng thời, KTV cũng thường sử dụng phương pháp trần thuật để mô tả chu trình hàng tồn kho của khách hàng nên cách nhìn nhận về chu trình HTK không thực sự chính xác.
Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV chỉ thực hiện phân tích các biến động theo số dư của HTK, điều này chưa đủ căn cứ để KTV dễ dàng xác định được rủi ro và sai sót của khách hàng một cách tốt nhất.
b. Thực hiện kiểm toán
Về vấn đề chọn mẫu, KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu CMA kết hợp với xét đoán. Trong nhiều trường hợp KTV lại chỉ kiểm tra chọn mẫu đối với những nghiệp vụ phát sinh có số tiền lớn và dễ dàng bỏ qua các nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ. Điều này có thể gây ra các rủi ro và nhiều sai phạm với số tiền nhỏ, dẫn đến các sai phạm trọng yếu. Đồng thời, khách hàng sẽ lợi dụng điều này để có thể qua mắt các KTV.
c. Kết thúc kiểm toán
Trong cuộc họp trao đổi của trưởng đoàn kiểm toán với khách hàng, có những sai sót khách hàng sẽ tiếp nhận và sửa đổi. Tuy nhiên có những ý kiến khi trưởng đoàn đưa ra thì khách hàng chỉ rút kinh nghiệm hoặc bỏ qua vì theo khách hàng đó là số tiền nhỏ, sửa đổi sẽ mất thời gian. Trưởng đoàn không thể thuyết phục và chỉ ghi lại ý kiến để trao đổi lại với cấp trên. Điều này nói lên năng lực trao đổi
với khách hàng của trưởng đoàn còn hạn chế gây ảnh hưởng đến thời gian phát hành báo cáo kiểm toán sau này.
3.1.2. Đánh giá những thay đổi của CTKiT mẫu áp dụng từ ngày 01/01/2020 so với chương trình kiểm toán mẫu mà công ty đang áp dụng
So với CTKiT mà công ty hiện tại đang áp dụng thì CTKiT mẫu mới nhất áp dụng từ ngày 01/01/2020 (CTKiT mới) tập trung bổ sung vào phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro. Theo chương trình này, các mối liên kết giữa các giai đoạn đánh giá rủi ro được thể hiện một cách rõ ràng hơn, KTV sẽ tăng khả năng nhận định được rủi ro để có các biện pháp xử lý phù hợp, tổng hợp kết luận báo cáo. Qua đó cho thấy tầm quan trọng, ảnh hưởng của các CSDL lên các khoản mục. Từ những thay đổi về phần xác định rủi ro ở cấp độ CSDL, KTV có thể xác định được các CSDL nào bị ảnh hưởng sau đó đưa ra các thử nghiệm cơ bản.
Điểm khác biệt giữa CTKiT mới so với CTKiT mà công ty đang áp dụng đối với khoản khoản mục HTK là:
Một là, về mục tiêu kiểm toán, CTKiT mới bổ sung thêm về tính đánh giá và quyền, nghĩa vụ của công ty, đồng thời nêu rõ mục tiêu của từng CSDL.
Hai là, trong CTKiT mới KTV cần phải xác định rủi ro ở cấp độ CSDL trước để đánh giá xác định mức độ rủi ro theo từng CSDL của khoản mục HTK. Sau đó KTV xem xét biện pháp xử lý kiểm toán từ các rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục HTK và thử nghiệm cơ bản. Cuối cùng, KTV sẽ dựa vào đó để thiết kế các thủ tục phù hợp, xử lý các rủi ro.
Riêng đối với thử nghiệm cơ bản, KTV đưa ra bảng câu hỏi từ các bước B, C, D để xem xét lựa chọn, sửa đổi/ bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với các bước đó tại CTKiT.
Ba là, khi KTV thực hiện kết luận lập kế hoạch, KTV sẽ dựa vào các bước đã lập ở trên để thực hiện các thủ tục cụ thể nêu tại từng bước tương ứng của tờ CTKiT. Loại bỏ các thủ tục kiểm toán không cần thiết và bổ sung các thủ tục kiểm toabs khác theo yêu cầu thực tế của đơn vị được kiểm toán để xử lý rủi ro cụ thể. Các công việc trong thử nghiệm cơ bản được trình bày một cách chi tiết, ứng với đó là tham chiếu đến việc xử lý các CSDL. Sau đó mới đưa ra kết luận cuối cùng.
Về phần thủ tục chung, CTKiT mới nêu rõ cụ thể các thủ tục và các công việc cần phải làm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến CSDL. Số lượng công việc trong các thủ tục nhiều hơn, các bước thực hiện cụ thể hơn so với CTKiT mẫu mà công ty đang áp dụng.
Về các thủ tục phân tích, so với CTKiT mẫu mà công ty đang áp dụng thì CTKiT mới có thêm một số công việc thực hiện kiểm toán. Cụ thể là:
- So sánh tỷ lệ phần trăm hoàn thành ước tính dựa trên quan sát tại thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính toán giá trị SPDD. Thu thập giải trình hợp lý cho các chênh lệch trọng yếu:
- So sánh % hoàn thành của từng giai đoạn sản xuất được đơn vị áp dụng kỳ này có thay đổi gì so với kỳ trước không? Nếu có, cần phỏng vấn đơn vị lý do thay đổi để đánh giá tính hợp lý.
- Trao đổi với bộ phận sản xuất về ước tính của họ về % hoàn thành tại từng công đoạn sản xuất và đối chiếu với % hoàn thành bộ phận kế toán sử dụng trong việc tính toán giá trị SPDD
- Xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ việc thực hiện các thủ tục phân tích dẫn đến số dư HTK chứa đựng sai sót trọng yếu không.