MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục HÀNG tồn KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN đối với KHÁCH HÀNG ABC (Trang 57 - 127)

KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện tình hình chung của Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC

- Đối với đội ngũ nhân viên, công ty cần phải liên tục đẩy mạnh việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và sáng tạo trong công việc. Thường xuyên cập nhật các thông tư, chuẩn mực, các hướng phát triển mới của xã hội để không bị lạc hậu, lỗi thời. Động viên, hỗ trợ nhân viên để nhân viên có tinh thần làm việc tốt nhất. Chia sẻ kinh nghiệm và phát triển các mô hình vừa học vừa làm cho các trợ lý kiểm toán.

- Về ban lãnh đạo: ban giám đốc công ty cần phải đưa ra thêm nhiều chính sách đào tạo nhân viên hiệu quả và phù hợp. Thông qua các chương trình rèn luyện kỹ năng, các lớp cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên.

- Khi số lượng khách hàng của AAC ngày càng nhiều, khối lượng công việc cũng vì thế mà tăng theo. Do đó công ty cần đẩy mạnh công tác tuyển dụng như đưa ra các chính sách hấp dẫn về lương, thưởng, môi trường làm việc,.. Tuy nhiên phải tuyển dụng một cách chặt chẽ, ứng cử viên phải đầy đủ các điều kiện cụ thể để vào công ty, người phụ trách tuyển dụng phải là người có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức. Nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của thị trường,

- Công ty cần phải cập nhật chương trình kiểm toán mẫu, đặc biệt so với các bản cũ thì CTKiT mẫu áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã có nhiều sự thay đổi về mục tiêu, thủ tục chung, thủ tục phân tích, cho đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. CTKiT mới chủ yếu bổ sung tập trung vào phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK

3.2.1.2. Hoàn thiện về đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng

Khách hàng kiểm toán của công ty phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đều không có HTKSNB hoặc có cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất ít và thường thì một người sẽ giữ nhiều vị trí. Mặc dù công ty Kiểm toán và Kế toán AAC có thiết kế giấy tờ làm việc để đánh giá HTKSNB ( Mẫu A610 [Phụ lục 3]) rất chi tiết nhưng do hạn chế về thời gian và chi phí nên khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng thì AAC không thực hiện thủ tục này mà thay vào đó nó sẽ được hoàn thiện ở giai đoạn hoàn thiện hồ sơ và lưu hồ sơ doanh nghiệp. Công ty chỉ phỏng vấn qua điện thoại chứ không trực tiếp phỏng vấn hoặc quan sát tại doanh nghiệp. Thủ tục này chỉ được làm chi tiết và bài bản khi khách hàng đó là khách hàng mới của AAC.

Đề xuất giải pháp: Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ thì AAC cần thiết kế riêng một thủ tục, rút gọn những vấn đề chính như: thiết lập bảng câu hỏi trong đó

đưa ra các câu hỏi chủ chốt về các chứng từ lưu trữ, các công tác kiểm soát bán hàng, kiểm soát phê duyệt chứng từ,… để có thể đánh giá và triển khai một cách dễ dàng hơn. Đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa thì cần thực hiện việc kiểm kê, quan sát và phỏng vấn trực tiếp về HTKSNB của khách hàng. Khi thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp khách hàng KTV sẽ có cái nhìn bao quát hơn, tổng thể hơn về cuộc kiểm toán.

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với HTK

Câu hỏi Không

Không áp dụng

Ghi chú

1. Chứng từ được sắp xếp theo trật tự nhất định không? 2. Các thay đổi về NXT có được kiểm duyệt đầy đủ

không ?

3. Bộ phận quản lý kho có thường xuyên cập nhật các thay đổi của HTK hay không?

4. Công ty có sử dụng các thủ tục kiểm soát như phải có đầy đủ chữ ký, chứng từ trong quá trình nhập kho và xuất kho hay không?

5. Công ty có sử dụng nhất quán một phương pháp tính giá thành, trích lập dự phòng giảm giá HTK hay không?

6. Các nghiệp vụ mua hàng hoặc bán hàng có giá trị lớn có được phê duyệt bởi người có thẩm quyền cao nhất trong công ty hay không?

7. Khi giao hàng cho khách hàng, công ty có xin đầy đủ chữ ký xác nhận của khách hàng hay không?

8. Công ty có thường xuyên cử người kiểm tra HTK kém phẩm chất hay không ?

9. Công ty có kịp thời cập nhật các thông tư, nghị định về HTk hay không ?

10. Công ty có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong bộ phận quản lý HTK hay không?

11. Bộ phận quản lý kho có lưu giữ đầy đủ các chứng từ hay không ?

12. Công ty có phần mềm kế toán về HTK riêng hay không ?

3.2.1.2. Hoàn thiện về xác định mức trọng yếu

- Khi xây dựng chương trình kiểm toán công ty AAC đã thiết lập cho mình một chương trình riêng để xác định mức trọng yếu, tuy nhiên vì khách hàng của AAC chủ yếu là khách hàng trong nước nên công ty không có mục quy đổi sang ngoại tệ. Chính

vì thế khi gặp khách hàng nước ngoài KTV của AAC sẽ phải thực hiện xác định mức trọng yếu một cách thủ công và việc quy đổi ngoại tệ rất mất thời gian.

Đề xuất giải pháp: Công ty nên thiết lập thêm chương trình xác định mức trọng yếu với phiên bản dành cho các doanh nghiệp nước ngoài, vì kinh tế hiện nay là hội nhập và phát triển chính vì thế chương trình chắc chắn sẽ không bị dư thừa. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật tỉ giá để tránh sai sót không đáng có.

- Công ty chưa xây dựng mức trọng yếu cho từng khoản mục mà thường áp dụng đồng loạt một mức trọng yếu duy nhất cho tất cả các khoản mục trên BCTC của khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến thời gian cũng như hiệu quả khi đi kiểm toán tại doanh nghiệp.

Đề xuất giải pháp: Tuỳ vào tỷ trọng và độ rủi ro của khoản mục mà KTV có cách xác định mức trọng yếu cho khoản mục đó. Ví dụ: Đối với khách hàng ABC thì HTK chiếm 32,54% trong tổng tài sản và 23,44% so với doanh thu thuần của doanh nghiệp. HTK là khoản mục có tỷ trọng lớn và theo đánh giá sơ bộ của KTV thì đây là khoản mục có rủi ro cao vì khả năng sẽ có chênh lệch giữa sổ cái và nhập xuất tồn, đồng thời mức trích lập dự phòng năm nay có sự thay đổi về phương pháp. Với các ý kiến trên thì đề xuất đưa ra về tỷ lệ sử dụng mức trọng yếu là 80% thay vì 65% theo như đã lập ở phần lập kế hoạch. Hoặc KTV có thể thay đổi mức trọng yếu dựa vào yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: Hiện tại là năm đầu tiên khách hàng ABC đóng thuế TNDN vì vậy khách hàng yêu cầu KTV làm kỹ phần chi phí không được trừ để có thể xác định chính xác thuế TNDN phải nộp. Khi đó thì KTV yêu cầu trợ lý kiểm tra 100% chứng từ, đồng thời không có ngưỡng sai sót bỏ qua cho từng nghiệp vụ, tất cả đều được tính vào chi phí không được trừ.

4.1.1.1. Hoàn thiện về chương trình kiểm toán của công ty

- Thứ nhất, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã áp dụng chung một chương trình kiểm toán cho tất cả các khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mặc dù AAC đã thiết kế riêng cho mình một chương trình kiểm toán mẫu rất chi tiết và cụ thể cho từng khoản mục, tổng hợp đầy đủ các thủ tục cần thiết khi kiểm toán về khoản mục đó. Điều này dẫn đến dư thừa thủ tục khi kiểm toán một số doanh nghiệp nhỏ hoặc thiếu thủ tục khi kiểm toán các doanh nghiệp lớn.

Đề xuất giải pháp: Công ty cần xây dựng thêm một số chương trình kiểm toán dành riêng cho từng khách hàng kiểm toán của mình. Ví dụ: đối với khoản mục HTK của doanh nghiệp sản xuất hoặc các doanh nghiệp về xây dựng thì số lượng HTK rất lớn nên cần thêm các thủ tục như gửi thư xác nhận đối với HTK được đặt ở nhiều nơi hoặc thế chấp cầm cố ngân hàng… Còn với các doanh nghiệp về hoạt động dịch vụ, thương mại thì HTK có số lượng rất ít hoặc không có thì cần rút ngắn thủ tục kiểm toán lại.

Thứ hai, vì công ty vẫn sử dụng CTKiT mẫu cũ nên chưa cập nhật kịp thời các thay đổi của CTKiT mẫu mới nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Do đó, công ty cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các thay đổi của CTKiT mẫu hiện tại để kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày các phát triển của thị trường. Dưới đây là bảng cập nhật, bổ sung mẫu mà công ty có thể tham khảo của khoản mục HTK:

Bảng 3.2: Bảng cập nhật, bổ sung các thủ tục nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán của công ty STT Thủ tục Người thực hiên Tham chiếu I. Thủ tục chung

1 Thu thập các bảng đối chiếu của khách hàng về chênh lệch giữa danh mục chi tiết HTK (trên sổ cái) và hệ thống HTK và/hoặc danh mục HTK cuối cùng.

2 Kiểm tra tính phù hợp của các khoản mục và tài liệu đối chiếu quan trọng trong giấy làm việc của KTV.

3 Khi KTV sử dụng các danh mục hoặc sổ, tài liệu do BGĐ lập cho mục đích kiểm toán, KTV phải thực hiện các thủ tục để đảm bảo rằng các danh mục/sổ, tài liệu là chính xác và đầy đủ.

II. Thủ tục phân tích

1 So sánh tỷ lệ phần trăm hoàn thành ước tính dựa trên quan sát tại thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính toán giá trị SPDD. Thu thập giải trình hợp lý cho các chênh lệch trọng yếu:

2 So sánh % hoàn thành của từng giai đoạn sản xuất được đơn vị áp dụng kỳ này có thay đổi gì so với kỳ trước không? Nếu có, cần phỏng vấn đơn vị lý do thay đổi để đánh giá tính hợp lý. 3 Trao đổi với bộ phận sản xuất về ước tính của họ về % hoàn

thành tại từng công đoạn sản xuất và đối chiếu với % hoàn thành bộ phận kế toán sử dụng trong việc tính toán giá trị SPDD 4 Xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ việc thực hiện

yếu không.

III. Kiểm tra tính đánh giá

1 Phỏng vấn nếu có sự thay đổi trong phương pháp tính giá HTK trong kỳ và nguyên nhân thay đổi;

2 Trường hợp DN hoạt động dưới mức công suất bình thường: Xem xét và ước tính chi phí sản xuất chung cố định dưới mức công suất bình thường không được tính vào giá trị HTK;

3 Từ định mức nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm và số lượng thành phẩm sản xuất, tính toán và đánh giá sự hợp lý của lượng nguyên liệu chính xuất dùng trong kỳ; và

4 Kết luận về đánh giá của KTV đối với việc ghi giảm HTK. Trường hợp có bất đồng với BGĐ, KTV phải xem xét thảo luận vấn đề này với BQT.

III. Trình bày và thuyết minh

Thu thập bằng chứng về HTK thế chấp, cầm cố, HTK không thuộc sở hữu của đơn vị.

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản HTK trên BCTC. Xem xét thời gian hoàn thành SPDD để phân loại ngắn hạn/dài hạn theo quy định TT200/2014/TT-BTC.

4.1.1.2. Hoàn thiện về thủ tục kiểm tra chi tiết

Khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng ABC, KTV chỉ sử dụng một số thủ tục kiểm tra chi tiết. Đây là một thử nghiệm hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giúp cho KTV có cái nhìn tổng thể về nguyên nhân gây ra các biến động lớn. Đồng thời KTV cần thực hiện đọc lướt sổ cái. Khi đọc lướt sổ cái, KTV sẽ nhận dạng được các nghiệp vụ bất thường xảy ra, khi đó KTV cần ghi lại nội dung chính của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để lọc ra các nghiệp vụ đối ứng có nội dung bất thường. Việc áp dụng nhiều thủ tục phân tích giúp cho việc tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết được hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Đề xuất giải pháp: KTV có thể so sánh tỷ trọng của tổng giá trị hàng tồn kho trong tổng giá trị tài sản của kỳ kế toán với tỷ trọng tương ứng của các kỳ trước. Chỉ số này giúp KTV thấy được tỷ trọng HTK so với tổng tài sản. Ở tại khách hàng ABC tỷ trọng HTK chiếm 32,54% tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tính tỷ lệ lãi gộp và so sánh tỷ lệ lãi gộp năm nay so với năm trước và tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành. Khi sử dụng tỉ số này để phân tích, việc hiểu biết của KTV về ngành nghề kinh doanh của đơn vị và các hiểu biết tổng quát về môi trường kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá đúng đắn hơn. Thông thường tỷ lệ lãi gộp

thường ổn định giữa các năm trừ trường hợp có những sự kiện đặc biệt. Khi đó tỷ lệ lãi gộp biến động bất thường, đây có thể là dấu hiệu của khai khống hoặc thấp hơn đối với giá vốn hàng bán.

3.2.1.3. Hoàn thiện về thủ tục phân tích

Để đưa ra cái nhìn tổng thể và tăng khả năng xét đoán các biến động bất thường của khoản mục HTK thì KTV rất cần đến thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích giúp KTV tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng hiệu quả trong việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Bởi vì hầu như các KTV chỉ phân tích một cách khái quát số liệu của các khoản mục qua hai năm và biến động giữa các tài khoản sau đó sẽ phân tích các biến động. Vì vậy KTV rất dễ bỏ sót các sai phạm trọng yếu với số tiền không quá lớn. Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV nên sử dụng thêm nhiều phương pháp khác nhau để dễ dàng nhận biết được các thay đổi bất thường. KTV có thể tham khảo các phương pháp như sau:

- So sánh tỷ lệ phần trăm hoàn thành ước tính dựa trên quan sát tại thời điểm kiểm kê với tỷ lệ được dùng để tính toán giá trị SPDD. Thu thập giải trình hợp lý cho các chênh lệch trọng yếu:

- So sánh % hoàn thành của từng giai đoạn sản xuất được đơn vị áp dụng kỳ này có thay đổi gì so với kỳ trước không? Nếu có, cần phỏng vấn đơn vị lý do thay đổi để đánh giá tính hợp lý.

- Trao đổi với bộ phận sản xuất về ước tính của họ về % hoàn thành tại từng công đoạn sản xuất và đối chiếu với % hoàn thành bộ phận kế toán sử dụng trong việc tính toán giá trị SPDD

- Xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ việc thực hiện các thủ tục phân tích dẫn đến số dư HTK chứa đựng sai sót trọng yếu không.

Khi KTV áp dụng thêm các thủ tục phân tích, KTV sẽ dễ dàng nhận biết được các sai phạm trọng yếu và hạn chế được các thủ tục kiểm tra chi tiết khi không có nhiều thời gian kiểm toán mà số lượng công việc lại nhiều.

4.1.1.3. Hoàn thiện về việc chứng kiến kiểm kê và lập dự phòng HTK

Trong quá trình kiểm toán thực tế tại nhiều khách hàng của AAC, vì giới hạn về thời gian và khoảng cách địa lý nên AAC rất ít khi đi chứng kiến kiểm kê HTK

biên bản kiểm kê của khách hàng đó để thực hiện các thủ tục của chương trình kiểm toán HTK. Điều này làm cho cuộc kiểm toán không được khách quan và chính xác. Vì thế, công ty nên thực hiện chứng kiến kiểm kê đầy đủ HTK đối với tất cả khách hàng nếu được, hoặc chứng kiến kiểm kê trước hoặc sau ngày 31/12/N. Sau đó KTV sẽ sử dụng những phương pháp phù hợp để tính toán giá trị HTK tại thời điểm 31/12/N một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục HÀNG tồn KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và kế TOÁN AAC THỰC HIỆN đối với KHÁCH HÀNG ABC (Trang 57 - 127)