2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng– PGD Chợ Hàn – PGD Chợ Hàn
2.1.1. Giới thiệu chung về Techcombank Đà Nẵng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Trước sự tăng trưởng không ngừng của Techcombank Việt Nam sau khi mở rộng nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Techcombank Việt Nam quyết định mở rộng hoạt động của mình ở thành phố Đà Nẵng. Ngày 04/09/1998 Thống đốc Ngân hàng ký quyết định số 302/1998/QĐ-NHNN5 cho phép thành lập chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Techcombank Đà Nẵng). Techcombank Đà Nẵng khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/09/1998 có trụ sở chính đặt tại 304 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng. Techcombank Đà Nẵng cùng với hệ thống Techcombank toàn quốc cung cấp và gia tăng tiện ích ngân hàng, góp phần phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
Tính đến nay, sau gần 20 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh, Techcombank đã khẳng định được vị thế một ngân hàng hoạt động hiệu quả và có thị phần lớn tại thành phố Đà Nẵng, thể hiện qua những thành tựu đạt được khá lớn như có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 70%/năm, vượt qua tốc độ tăng trưởng của khối ngân hàng cổ phần những năm gần đây. Với phương châm hoạt động: “Khách hàng là trọng tâm”, Techcombank Đà Nẵng đã và đang tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, thu hút được các tầng lớp dân cư đến với chi nhánh, hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng lưới được mở rộng với gần 10 phòng giao dịch trực thuộc trên khắp địa bàn thành phố. Đó là những kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của Ban
giám đốc và nhân viên chi nhánh góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường.
2.1.2. Giới thiệu về PGD Techcombank Chợ Hàn (TCB Chợ Hàn)
PGD Chợ Hàn chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 17/01/2007, đánh dấu sự mở rộng mạng lưới và hoạt động mạnh mẽ của Techcombank tại Đà Nẵng, với nhiều mục tiêu và sứ mệnh được đặt ra để góp phần vào sự phát triển của Techcombank tại Đà Nẵng nói riêng cũng như hệ thống Techcombank trên toàn quốc nói chung.
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Techcombank Chợ Hàn
Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, Techcombank Chợ Hàn tổ chức thi hành các vản bản pháp quy tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối,… thuộc phạm vi hoạt động của mình, cụ thể:
- Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiên gửi tiết kiệm, …) đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.
- Thực hiện hoạt động cho vay, đầu tư tín dụng đối với dân cư trên địa bàn hoạt động.
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng trong thời gian vay vốn.
- Làm dịch vụ thu – chi tiền mặt, trung gian thanh toán.
- Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn hoạt động tiến hành thanh toán qua ngân hàng và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nguyên tắc an toàn, nhanh chóng và đảm bảo bí mật.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về hoạt động tiền tệ, tín dụng,… trong phạm vi quyền hạn của mình.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Techcombank Chợ Hàn
Hiện nay, tại TCB Chợ Hàn có cơ cấu nhân sự gồm 13 người, trong đó có: 1 Giám đốc, 1 Trưởng nhóm GDV, 1 Trường nhóm Tín dụng, 3 GDV, 2 RBO, 1 RM Pri, 1 CSO, 1 ASO và 2 nhân viên (1 RBO, 1 GDV) tập sự phối hợp, hỗ trợ nhau để cùng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Chú thích:
: chỉ đạo trực tiếp : quan hệ phối hợp Giám đốc PGD:
- Quản lý nguồn lực tại chi nhánh nhằm đảm bảo duy trì nguồn nhân lực đầy đủ và chất lượng.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của đơn vị theo định hướng hoạt động của các Khối Kinh doanh và của Techcombank từng thời kỳ.
- Đảm bảo các hoạt động của đơn vị tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ... và cam kết chất lượng dịch vụ.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của giám đốc khu vực.
Bộ phận Tín dụng:
+ Trưởng nhóm Tín dụng:
- Triển khai bán sản phẩm bán lẻ và các dịch vụ liên quan cho khách hàng cá nhân nhằm đạt được chỉ tiêu được giao cho cá nhân và đơn vị.
Giám đốc PGD Trưởng nhóm DVKH P.Tín Dụng Teller P.DVKH Trưởng nhóm TD CSO RM Pri RBO ASO
- Quản lý đội ngũ CVKH cá nhân tại đơn vị hướng tới mục tiêu đặt ra. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động của nhóm theo định hướng hoạt động của Phòng.
- Phối hợp với Giám Đốc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong phòng. - Trách nhiệm về nhóm (60% thời gian), trách nhiệm và chỉ tiêu cá nhân (40% thời gian).
+ RM Pri (RM Priority – Chuyên viên quan hệ khách hàng Ưu tiên):
- Quản lý trực tiếp danh mục khách hàng ưu tiên được giao theo quy định đối với phân cấp PRM của TTDV Ngân hàng Ưu tiên trong từng thời kỳ, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng Ưu tiên.
- Quản lý, chăm sóc danh mục khách hàng ưu tiên được giao. Hiểu biết, phân tích nhu cầu của khách hàng, và cung cấp các tư vấn, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Phát triển danh mục khách hàng được giao nhằm đạt được chỉ tiêu theo từng thời kỳ.
+ RBO (Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân):
- Tiếp cận các sản phẩm cho vay của ngân hàng dành cho đối tượng khách hàng cá nhân.
- Thực hiện các hoạt động bán hàng bên ngoài (chiếm gần 70% thời gian làm việc/ngày).
- Đảm bảo sự đầy đủ về mặt hồ sơ khi chốt bán hàng với KH (ví dụ: thu thập hồ sơ, làm tờ trình, nộp hồ sơ KH cho phòng thẩm định).
- Bàn giao đầy đủ hồ sơ khách hàng và danh mục khách hàng cho đầu mối chuyên viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân chăm sóc, khai thác bán chéo và quản lý nợ khách hàng sau khi hoàn thiện thủ tục giải ngân.
- Kiểm soát sau vay: Định kỳ theo quy định của các sản phẩm tín dụng/quy định kiểm soát sau vay thực hiện đánh giá khách hàng, kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng, lập tức thông báo ngay cho các bộ phận liên quan khi khách hàng có vấn đề về tình hình tài chính, khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn, v.v...
- Xử lý nợ: Đối với các khoản nợ có vấn đề, có trách nhiệm phối hợp với chuyên viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân/HUB xử lý nợ/AMC trong quá trình xử lý nợ của khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng ký Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ,… Hoàn thiện các thủ tục công chứng, các công việc liên quan đến tài sản đảm bảo đối với các cơ quan hữu quan.
- Hỗ trợ chuyên viên KH hoàn thiện các hồ sơ tín dụng. Lưu giữ và quản lý chứng từ tín dụng gốc.
- Hoàn thiện các thủ tục và thực hiện xuất/nhập kho TSĐB phục vụ cho giải ngân, tất toán, mượn tạm,…
- Hỗ trợ chuyên viên khách hàng thực hiện một số công việc theo yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện các công việc theo đúng chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ và cam kết chất lượng dịch vụ.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của lãnh đạo trực tiếp.
Bộ phận DVKH:
+ Trưởng nhóm DVKH:
- Thực hiện công việc theo đúng chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ... và cam kết chất lượng dịch vụ (SLAs), bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
- Chịu trách nhiệm điều phối nhân sự trong nhóm và kiểm tra, phê duyệt các giao dịch của GDV, chịu trách nhiệm về tính chính xác của giao dịch.
- Hỗ trợ GDV giải quyết các yêu cầu/thắc mắc của khách hàng.Hỗ trợ GĐ trong việc đào tạo/quản lý các GDV và thủ quỹ.
- Thực hiện báo cáo định kỳ cho Giám đốc chi nhánh.
- Cuối ngày có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát các giao dịch bỏ sót, kiểm soát các lỗi phát sinh nếu có để kịp thời khắc phục và đối chiếu cân quỹ tiền mặt cuối ngày cùng Ban Quản lý kho tiền.
- Đảm bảo tồn quỹ thực tế khớp đúng với số dư tài khoản tiền mặt tại quỹ, ký xác nhận tồn quỹ trên các báo cáo được in từ hệ thống.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của GĐ chi nhánh.
+ Teller (Giao dịch viên):
Thực hiện giao dịch và cung cấp dịch vụ
- Thực hiện các giao dịch tiền mặt và phi tiền mặt cho các khách hàng (như: mở tài khoản, nhận tiền gửi…) theo đúng thủ tục của TCB.
Bán hàng
- Xác định cơ hội bán chéo trong quá trình giao dịch và khuyến khích khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm khác hoặc gửi thêm tiền vào ngân hàng.
- Nếu không có khách hàng đợi giao dịch, tiến hành gọi điện để bán sản phẩm cho khách hàng khi được Giám đốc DVKH yêu cầu.
Báo cáo và kiểm tra
- Đối chiếu giao dịch và lượng tiền mặt sau khi hết giờ giao dịch. - Lập báo cáo hàng ngày sau khi hết giờ giao dịch.
+ CSO (Chuyên viên tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân):
- Thực hiện các việc tiếp thị sản phẩm, bán chéo các sản phẩm tại chỗ/qua điện thoại cho KH. Kết hợp bán chéo cho KH vay vốn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân khác.
- Nhận diện, kiểm tra, quản lý hồ sơ và thông tin cơ bản của KH.
- Thông tin với KH ngay khi có các sản phẩm, dịch vụ mới và hàng tháng theo dõi lịch trả nợ của KH, nhắc nợ KH khi sắp tới hạn, đôn đốc KH trả nợ, thông báo KH về tình trạng khoản vay.
- Hướng tới khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập từ 10 triệu/tháng trở xuống.
- Trực tiếp làm các dịch vụ non-cash cho KH có nhu cầu giao dịch tại CN: mở tài khoản, phát hành thẻ, Internet banking, in sổ phụ,. tra soát… Đồng thời xử lý, hỗ trợ các yêu cầu của KH trong danh mục KH vay vốn về các dịch vụ sau vay như: thay đổi thông tin khoản vay (cơ cấu lịch trả nợ, thay đổi lãi suất/phí, trả nợ trước hạn…) …
- Định kỳ làm báo cáo bán hàng/ báo cáo danh mục KH vay vốn và các báo cáo khác cũng như thực hiện các công việc có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Techcombank Chợ Hàn trong giai đoạn 2014-2016
2.2.1. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Chợ Hàn giai đoạn 2014- 2016
Giai đoạn 2014 - 2016 là giai đoạn nhiều thăng trầm và biến động đối với nền kinh tế Việt Nam, điển hình là việc năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải
Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền nước ta hay các sự cố môi trường biển miền Trung và hạn hán tại miền Nam vào năm 2016 đã tác động ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này. Bối cảnh đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank Chợ Hàn nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn trong giai đoạn này của Techcombank Chợ Hàn tiếp tục là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khi doanh số huy động vẫn tăng một cách ổn định qua 3 năm:
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại Techcombank Chợ Hàn giai đoạn 2014-2016
Đvt: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) 1 Nhận tiền gửi 262707.74 100 290827.49 100 322060.55 100 28119.75 10.70 31233.06 10.74 TGTT 66572.38 25.34 71254.27 24.50 63283.94 19.65 4681.89 7.03 -7970.33 -11.19 TGTK 196135.36 74.66 219573.22 75.50 258776.61 80.35 23437.86 11.95 39203.39 17.85 2 Phát hành GTCG 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - 3 Vốn vay 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - Tổng VHĐ 262707.74 100 290827.49 100 322060.55 100 28119.75 10.70 31233.06 10.74
Biểu đồ 1. Hoạt động huy động vốn tại Techcombank Chợ Hàn 2014-2016
Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2014 đến năm 2016 tình hình huy động vốn tại Techcombank Chợ Hàn đã có những bước tăng trưởng rõ rệt (năm 2015 tăng 27.120 triệu đồng và năm 2016 tăng 32.233 triệu đồng).
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng ở năm 2016/2015 và năm 2015/2014 chưa quá cao nhưng vẫn duy trì ở mức được xem là ổn định và vẫn tiếp tục tăng đều mà không hề có dấu hiệu giảm sút, điều đó đủ thể hiện dấu hiệu đáng mừng. Kết quả ấy cũng được coi là một thành công của ngân hàng trong giai đoạn này. Đặc biệt nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là nguồn huy động duy nhất (100% vốn huy động) cấu thành nên nguồn vốn huy động của Techcombank Chợ Hàn. Điều này thể hiện mức độ quan trọng của nguồn vốn từ tiền gửi cũng như chứng tỏ ngân hàng đã và đang tạo được lòng tin trong dân chúng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, với sự đầu tư lớn, vượt trội về công nghệ, chính sách chăm sóc khách hàng và những cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, Techcombank Chợ Hàn đã cho thấy sự tiện ích của các sản phẩm phục vụ khách hàng thể hiện qua các con số gia tăng về tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửi thanh toán.
Thành công của việc huy động vốn không thể không nhắc đến hàng loạt các sản phẩm tiện ích mang tính chiến lược dựa trên công nghệ tài khoản của ngân hàng như Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, Tiết kiệm tích lũy tài tâm, Tiết kiệm trả lãi định kỳ, v.v… Kết quả là các sản phẩm huy động cải tiến này đã thu hút được sự quan tâm lớn từ phía khách hàng. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi,
tặng quà… khác cũng góp phần quan trọng thúc đẩy công tác huy động vốn tại ngân hàng.
2.2.2. Tình hình cho vay tại Techcombank Chợ Hàn giai đoạn 2014-2016
Được đánh giá là một trong những ngân hàng có uy tín, kể từ khi thành lập tại Đà Nẵng, Techcombank đã chiếm được thị phần của thị trường mới và đầy tiềm năng này. Không chỉ thành công ở nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng còn đạt được kết quả khả quan trong công tác cho vay mà chủ yếu là tài trợ cho các dự án ngắn hạn. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay của Techcombank Chợ Hàn giai đoạn 2014 – 2016 ta xem bảng sau:
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại Techcombank Chợ Hàn giai đoạn 2014-2016 Đvt: triệu đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trưởngTăng (%)
Số tiền trưởngTăng (%) 1 DSCV 87841.6 107864.9 126216.5 20023.3 22.79 18351.6 17.01