- Qua ba năm 2013-2015, tổng nguồn vốn tại PGD tăng từ 155.660 triệu lên 199.311 triệu đồng. Đây là điều đáng mừng trong công tác cho vay HSSV, có thể giúp nhiều HSVV được vay vốn cũng như giá trị món vay tăng lên. Cụ thể năm 2015, số lượng HSSV được vay vốn tại huyện Đại Lộc là 1.145 sinh viên
- Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng qua các năm cho thấy được sự nâng cao về chất lượng cuộc sống của người dân
- Dựa vào những bảng số liệu ở trên ta có thể thấy được doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cuối kì ngày càng tăng qua các năm, thể hiện được sự mở rộng quy mô hoạt động cũng như hiệu quả của công tác cho vay HSSV
- Ngân hàng luôn đảm bảo được mức thu cao hơn mức chi. Năm 2015, mức thu là 15.246 triệu đồng trong khi tổng chi là 10.354 triệu
- Nợ quá hạn cho vay HSSV tại PGD năm 2015 là 9 triệu đồng trong khi dư nợ cho vay là 41.473 triệu đồng. Đây là con số nhỏ và ngày càng giảm xuống cho thấy được sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên tại PGD cũng như ý thức trả nợ của HSSV tại địa phương
- Góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nền giáo dục, giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục đến trường, tạo nền tảng ban đầu cho HSSV bước vào đời, tìm kiếm việc làm cải thiện cuộc sống.
- Nâng cao đời sống bản thân, gia đình, gia đình có giàu mạnh thì đất nước mới giàu mạnh
- Tạo ra một đội ngũ cán bộ tương lai vững chắc, là lực lượng cống hiến sức lực góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà
- Đã tạo nên lòng tin và mối quen hệ tốt đẹp giữa HSSV, nhà trường và ngân hàng
- Ổn định tình hình an ninh, chính trị của các địa phương, giảm thiểu các tệ nạn xã hội và mở ra cơ hội mới cho những HSSV nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế
- Tại PGD thực hiện cho vay đối với HSSV theo quy định của Chính phủ với mục đích duy nhất là giúp đỡ HSSV và các bậc cha mẹ trang trải học phí và những chi phí phát sinh trong quá trình theo học tại trường. Nhưng hạn chế đáng nói ở đây đó chính là việc các cán bộ nhân viên tại ngân hàng rất khó kiểm soát được tình hình sử dụng vốn sau khi vay của HSSV. Vốn vay có thể được sử dụng với mục đích khác mà không phải là phục vụ cho học tập của HSSV. Bên cạnh đó, việc quản lý và theo dõi nợ phải uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV… cũng làm mất một phần chi phí không nhỏ tại ngân hàng.
- Nguồn vốn tại PGD qua ba năm gần đây đang tăng lên đáng kể, đó là dấu hiệu đáng mừng cho công tác vay vốn HSSV. Tuy nhiên nguồn vốn vẫn còn hạn chế, trong khi đó số lượng HSSV cần vay vốn ngày một tăng, kèm theo đó là thời hạn vay vốn kéo dài, nên rất cần một nguồn vốn dài hạn và ổn định để thực hiện việc cho vay. Nhu cầu vay vốn của HSSV tăng cao trong khi nguồn vốn còn hạn chế dẫn đến tình trạng một bộ phận HSSV chưa được đáp ứng nhu cầu kịp thời và khả năng giải ngân vốn còn chưa linh hoạt
- Khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện như việc xác định hộ nghèo , hộ cận nghèo , hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính của Ủy ban nhân dân địa phương ,ảnh hưởng đến tiến độ cho vay. Đồng thời có thể còn trường hợp HSSV không thuộc dạng khó khăn nhưng vẫn được vay vốn
- Công tác thu hồi nợ còn khá khó khăn do ý thức của HSSV sau khi ra trường không muốn trả nợ, không quay về lại địa phương hoăc gia đình không cung cấp thông tin…
- Nợ quá hạn cho vay HSSV tại PGD tuy chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng còn tồn tại, cụ thể là 9 triệu đồng năm 2015
- Chương trình cho vay thông qua tổ TK&VV cũng như uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đòi hỏi tinh thần và ý thức trách nhiệm cao của các cán bộ tổ chức, điều này cũng khá khó khăn khi vẫn còn trường hợp các cán bộ e ngại trong việc giúp đỡ cho vay vốn
- Về thủ tục cho vay yêu cầu cần phải có giấy xác nhận hộ nghèo cũng như giấy báo nhập học hoặc đang theo học của trường, do đó các bậc phụ huynh cũng như con em còn bất tiện trong việc đi lại và hoàn thành đầy đủ thủ tục .
2.3.2.2 Nguyên nhân
- Tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích trong hợp đồng còn khá phổ biến là do việc quản lý vốn sau khi vay từ lâu đã là điều hết sức khó khăn, nhất là trong khi số lượng HSSV tham gia vay vốn ngày một tăng, và số lượng cán bộ nhân viên tại ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội và tổ TK&VV cũng không thể quản lý một cách chặt chẽ tất cả hoạt động của HSSV trên địa bàn huyện Đại Lộc khi mà nhiều HSSV theo học xa nhà.
- Huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông , trong khi đó lại thuộc vùng khí hậu thất thường, chất lượng cuộc sống còn khá bấp bênh, số lượng hộ gia đình thuộc diện nghèo còn chiếm tỷ trọng cao, kéo theo đó là lượng HSSV khó khăn còn nhiều, nhu cầu sử dụng vốn vay lớn. Mặt khác nguồn vốn tại PGD còn phải sử dụng để phục vụ cho khá nhiều đối tượng cần vay vốn khác, nhất là cho vay hộ nghèo, lượng vốn phân bổ không đủ và còn bị động, gây khó khăn trong quá trình giải ngân
- Chính sách tín dụng đối với HSSV mới ra đời, điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác vay vốn vì kinh nghiệm chưa thật sự nhiều, đòi hỏi các cán bộ nhân viên phải vừa làm vừa rút ra bài học và thay đổi quy chế cho phù hợp với thực tế.
- Nợ quá hạn còn tồn tại do một số nguyên nhân về phía HSSV, chẳng hạn như một số HSSV sau khi ra trường nhưng vẫn chưa tìm được việc làm, chưa có điều
kiện để hoàn trả số nợ; HSSV và gia đình rời khỏi địa phương và mất liên lạc; HSSV tự giả mạo chữ kí của ba mẹ hoặc người đỡ đầu nhưng chính quyền địa phương chưa kiểm tra sát sao…
- Chưa có cơ chế trao đổi về chính sách tín dụng giữa nhà trường và NHCSXH nên còn nhiều bất cập, khó khăn trong hưởng ứng
- Nhận thức của chính quyền địa phương và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương chính sách tín dụng của nhà nước.
- Một số hộ chưa nhận thức hết được về quyền lợi trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi sử dụng nguồn vốn tín dụng này
- Một số cán bộ nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo kĩ năng chuyên môn cao, còn lúng túng trong việc giao dịch và thực hiện thủ tục cho vay vốn đối với HSSV
- Một bộ phận thành viên của các tổ chức chính trị xã hội cũng như tổ TK&VV chưa tích cực tham gia và hết lòng với công tác phổ cập chương trình vay vốn đến với HSSV. Hơn nữa không phải bất cứ thành viên nào cũng có đủ năng lực để phục vụ một cách hiệu quả
- Hiện tượng lơ là không nghiêm túc trong đối chiếu đối tượng theo quy định của chính phủ, dẫn đến cho vay sai đối tượng
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI PHÒNG GIAO
DỊCH HUYỆN ĐẠI LỘC
3.1 Định hướng hoạt động cho vay học sinh sinh viên của ngân hàngchính sách xã hội Phòng giao dịch huyện Đại Lộc trong thời gian tới chính sách xã hội Phòng giao dịch huyện Đại Lộc trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng chínhsách xã hội Phòng giao dịch huyện Đại Lộc trong thời gian tới sách xã hội Phòng giao dịch huyện Đại Lộc trong thời gian tới
- Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn từ 8-10% trong năm 2016, trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh tăng thêm 100 triệu đồng
- Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch trung ương giao về nguồn vốn và dư nợ - Thực hiện mục tiêu chung của thành phố là làm giảm thêm 20% hộ nghèo , tạo thêm việc làm , hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, giúp cho các HSSV có hoàn
cảnh khó khăn vay vốn... góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.
- Phấn đấu giảm thiểu đến mức thấp nhất nợ quá hạn trên địa bàn huyện, 17/18 xã, thị trấn không còn nợ quá hạn, đưa tỷ nợ quá hạn dưới 0,02%
- Tiếp tục huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua các tổ chức, cá nhân, tổ TK&VV. Tốt nhất là 100% số hộ tại địa bàn huyện gia nhập tổ TK&VV để có thể dễ dàng hơn trong công tác cho vay
- Tăng cường hơn nưa trong công tác kiểm tra xét duyệt hoàn cảnh người vay vốn, thông tin về người vay để có thể đảm bảo mục đích sư dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng
- Giữ vững và phát huy sự chênh lệch về thu-chi tại PGD
- Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng giao tiếp của cán bộ nhân viên nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp của PGD.
- Lập chương trình kiểm tra, giám sát của ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXG huyện năm 2016
- Thực hiện tốt công tác đối chiếu công khai theo văn bản 2844/NHCS-QLN tại nhà văn hoá các thôn
- Hàng tháng thực hiện chấm điểm phân loại tổ TK&VV nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng của tổ
- Rà soát lại danh sách hộ nghèo theo chuẩn mới để bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo theo thời điểm từng năm có lưu lại tại UBND xã
- Hàng quý phát động phong trào thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết đối với tổ TK&VV, thu lãi đạt 100% lãi phải thu
- Tham gia họp ban đầy đủ, kiểm tra giám sát sau khi cho vay
- Tổ chức và chấp hành lịch giao dịch tại xã và văn bản 4198/NHCS-TDNN, ngày 16/12/2014 về hướng dân nghiệp vụ gửi tiền tổ viên
- Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính.
- Có kế hoạch trang bị đủ các phương tiện làm việc cho NHCSXH, nhất là hệ thóng tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ công, năng suất lao động thấp để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của NHCSXH
- Tiếp tục cải tiến thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay học sinh sinh viên của ngân hàngchính sách xã hội Phòng giao dịch huyên Đại Lộc trong thời gian tới chính sách xã hội Phòng giao dịch huyên Đại Lộc trong thời gian tới
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng cường công tác huy động vốn để có thể phân bổ giải ngân cho một lượng lớn HSSV hơn nữa trong giai đoạn 2016-2017
- Tập trung công tác thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn cho vay HSSV trên địa bàn huyện Đại Lộc
- Mục tiêu kế hoạch đặt ra trong 2 năm tới là tổng nguồn vốn đạt trên 250.000 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng so với năm 2015 là trên 25%
- Dư nợ các chương trình đến cuối năm 2016 đạt từ 200.000 đến 220.000 triệu đồng
- Nợ quá hạn cho vay HSSV ở mức 0 đồng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng của ngân hàng đối với toàn thể HSSV, chỉ tiêu đặt ra trong năm 2016-2017, tổng số HSSV đến vay vốn tăng 20%, tương đương mức 1.400 sinh viên
- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, hội đoản thể và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác kiểm tra, thẩm định, xét chọn để có được danh sách HSSV có thể vay vốn
- Nâng cao trình độ cũng như đạo đức của cán bộ nhân viên tại PGD để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn của HSSV
- Giữ vững và phát huy kĩ năng làm việc cũng như sự nhiệt tình của các thành viên tổ TK&VV cũng như các hội đoàn thể
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay học sinh sinh viên củangân hàng chính sách xã hội Phòng giao dịch huyện Đại Lộc ngân hàng chính sách xã hội Phòng giao dịch huyện Đại Lộc
3.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức , nâng cao năng lực và hiệu quả hoạtđộng kiểm tra , kiểm soát động kiểm tra , kiểm soát
Việc quản lý mục đích sử dụng vốn của HSSV sau khi vay là vấn đề nan giải đòi hỏi ngân hàng cần đặt ra nhiều biện pháp để có thể khắc phục tình trạng dùng vốn sai mục đích. Cụ thể có thể áp dụng một số hình thức như sau:
Thứ nhất là xã hội hóa việc kiểm tra , giám sát hoạt động cho vay tại PGD . Hoàn thiện cơ chế phối hợp có hiệu quả cho việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị ủy thác , khách hàng với hoạt động hệ thống kiểm tra nội bộ . Phối hợp chặt chẽ với nhà trường , với địa phương trong việc quản lý cho vay đối với HSSV
Thứ hai :nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra , giám sát của Hội đồng quản trị và ban đại diện Hội đồng quản trị cấp cao
Thứ ba: Đào tạo,xây dựng đội ngũ cán bộ làm kiểm tra có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ , am hiểu pháp luật , phẩm chất chính trị , đạo đức tốt , công tâm , khách quan , có tinh thần xây dựng tập thể
3.2.2 Tăng cường nguồn vốn tại phòng giao dịch
Tăng cường huy động vốn cho NHCSXH để đảm bảo nguồn vốn quay vòng cho chương trình tín dụng HSSV trong các chu kỳ tiếp theo.
Thứ nhất là tích cực khai thác các quỹ trong dân : từ các quỹ của các tổ chức , hội đoàn thể trong xã hội ,đặc biệt là các quỹ hỗ trợ tài năng , quỹ học bổng của HSSV , quỹ khuyến học…Ngoài ra , nhà nước cũng nên hỗ trợ công tác huy động vốn của NHCSXH bằng việc thông qua quy định đối với ngân sách địa phương hàng năm dành ra một khoản hỗ trợ , bổ sung vốn để NHCSXH cho vay Thứ hai là tăng cường công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm của các bậc cựu sinh viên đã từng được hưởng các chinh sách ưu đãi , sau khi ra trường đã có việc làm ổn định , có thu nhập dư giả , có ý định quan tâm thế hệ sinh viên sau , gửi tiền vào NHCSXH tạo nguồn vốn dồi dào để nuôi dưỡng chương trình có ý nghĩa cộng đồng to lớn này .
Thứ ba là đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền người dân địa phương trong việc gửi tiết kiệm nhằm giúp bà con có thêm tiền lãi cũng như giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn huy động
Thứ tư là tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính chuyển dần từ hình thức cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý sang hình thức cấp vốn hoạt động để tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cho NHCSXH . Xây dựng lộ trình cấp ,bổ sung vốn điều lệ và các nguồn khác có