Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 83 - 87)

trong tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.

Việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa quan trọng, là một trong những cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của tỉnh. Để thực hiện hoạt động này, trước tiên cần có sự quan tâm sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.

Tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho đối tượng làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức tại cơ sở, có định hướng đột phá góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát huy được vai trò tích cực của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tham gia thực hiện pháp luật cán bộ, công chức chấp hành pháp luật.

Đối với tỉnh Lạng Sơn nói riêng thì mục tiêu của tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cần được xác định theo những mục tiêu đã được định hướng như đã nêu ở trên. Theo đó, tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cần được thực hiện nghiêm minh và đầy đủ theo những mục tiêu chung tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức đã được Đảng và Nhà nước định hướng. Đồng thời, trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng cần xác định những mục tiêu riêng, cụ thể cho phù hợp. Vấn đề có tính chất trọng tâm là cần hướng tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức vào việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các cán bộ, công chức trong tỉnh Lạng Sơn. Đây có thể nói vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện đem lại hiệu quả cao đối với tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Bởi lẽ, khi cán bộ, công chức nhận thức được việc phải tự giác chấp hành pháp luật là đòi hỏi của chính bản thân mình thì họ sẽ cố gắng tự học hỏi, nghiên cứu sâu, tiếp thu lượng thông tin một cách phong phú và có chọn lọc.

3.3. Nhóm giải pháp cụ thể đối với tỉnh Lạng Sơn

3.3.1. Đổi mới nhận thức về thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Lạng Sơn trong thời kỳ mới.

Cần thay đổi tư duy về thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cấp tỉnh theo hướng giúp cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp đặc biệt là cấp tỉnh nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của việc thực hiện nghiệm minh pháp luật cán bộ, công chức đặc biệt trong vấn đề phân công, phân cấp trong quản lý công chức ở địa phương. Cần giúp cán bộ, công chức nhận thức được rằng, phân cấp là xu thế tất yếu không thể cưỡng lại dù muốn hay không. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về phân cấp là biện pháp mạnh buộc các cơ quan quản lý công chức phải thay đổi quan điểm và thái độ về phân cấp quản lý.

Cần khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn của các cơ quan hành chính nhà nước về phân cấp quản lý cán bộ, công chức như:

- Lo ngại bị ảnh hưởng về lợi ích do phải chuyển giao bớt thẩm quyền cho cấp dưới.

- Lo ngại sự đe doạ của cấp dưới đối với vị trí của mình, đồng thời sợ giảm khả năng ảnh hưởng của mình xuống cấp dưới.

- Lo ngại cấp dưới không đủ năng lực để thực hiện mục tiêu quản lý đề ra.

- Lo ngại năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới chưa đảm bảo thực hiện các thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước cấp dưới chưa đảm bảo thực hiện các thẩm quyền quản cán bộ, công chức được phân cấp do thiếu đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo chuyên nghiệp làm việc tại các cơ quan này. Cán bộ, công chức trong các Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ, Uỷ ban nhân dân các cấp được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau với những chuyên ngành đa dạng nên chưa đảm bảo tính chuyên môn hoá cao.

76

3.3.2. Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Hiện nay, công tác quản lý cán bộ, công chức chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn được giao cho Sở Nội vụ thực hiện. Sở có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về tất cả các công việc liên quan tới cán bộ, công chức, từ việc quản lý hồ sơ, lý lịch, chứng chỉ, bằng cấp đến việc giải quyết các vấn đề liên quan tới chế độ, chính sách của cán bộ, công chức như: tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá theo các quy định của pháp luật. Do đó, có thể nói, việc tiến hành thực thi các quy định về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có đạt được hiệu quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào việc đổi mới công tác tổ chức - cán bộ của đơn vị này.

Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh, Sở Nội vụ cần làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo sở và tỉnh về các nội dung liên quan tới quản lý cán bộ, công chức, trong đó cần chú trọng vào một số nội dung chủ yếu sau:

- về tuyển dụng công chức: cần nghiên cứu và áp dụng những cách thức

mới trong hoạt động chuyên môn về tuyển dụng để làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc tuyển dụng công chức vào cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch gắn với việc xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm lựa chọn được những công chức thực sự có năng lực vào cơ quan nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng tuyển dụng theo con đường thân quen, hối lộ.

- về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Sở Nội vụ và các phòng, ban

phụ trách công tác tổ chức - cán bộ ở các sở trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo sở, lãnh đạo tỉnh đổi mới công tác lập kế

tạo, bồi dưỡng và đổi mới phương thức cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo sát thực tế, hướng vào các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình thực thi công vụ và góp phần nâng cao kỹ năng hành chính của đội ngũ công chức của tỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách thức phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng công chức trên địa bàn tỉnh để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với các đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực.

- Về bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý: trong quá trình giúp Uỷ ban

nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo quy chế về bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cần nghiên cứu, tham mưu cho các lãnh đạo theo hướng đề xuát cải tiến công tác quy hoạch công chức lãnh đạo theo hướng công khai, rõ ràng, khách quan, không để tình trạng “quy hoạch treo” (quy hoạch rồi để đấy, vừa có tính chất kéo dài thời gian thử thách, vừa có tính chất loại trừ vì để lâu sẽ “quá tuổi ”, “quá hạn ”). Chính thực trạng này cũng tạo hậu quả tiêu cực, kích

thích một bộ phận công chức tham vọng chức quyền, nảy sinh hối lộ, chạy chọt. Thực trạng này hiện nay không phải là hiếm ở nhiều cơ quan hành chính nhà nước nói chung.

- về đánh giá công chức: nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo đổi mới

việc nhận xét, đánh giá, phân loại công chức theo hướng căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, công khai hoá, tiêu chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá, phân loại công chức. Không nhất thiết và không cần phải bỏ phiếu kín hay “phần trăm hoá” khi bình bầu các danh hiệu

“lao động tiên tiến” hay “chiến sĩ thi đua”. Việc bỏ phiếu kín chỉ nên

áp dụng đối với việc thăm dò tín nhiệm và bầu cử lãnh đạo. Còn nếu bỏ phiếu kín để bình bầu những việc đã công khai rõ ràng thì đó chỉ là cách ngầm chỉ đường cho những trò gian lần, “cánh hẩu” với nhau của một

78

Bên cạnh đó, cần tham mưu cho các cấp lãnh đạo đổi mới công tác thi đua - khen thưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước để đảm bảo tính thiết thực, khắc phục bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức của công tác này trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w