Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT

Một phần của tài liệu Giáo an Địa 6-mới (Trang 34 - 36)

CỦA TRÁI ĐẤT

I) Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:

Hiểu và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ, trung gian và lõi (nhân). Mỗi lớp có đặc điểm riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ

Biết cấu tạo của vỏ Trái Đất gồm những địa mảng lớn, nhỏ khác nhau. Chúng có thể di chuyển tách ra hoặc xô chạm vào nhau tạo ra động đất, núi lửa, các dã núi ngầm dưới đẩy đáy dại dương hoặc ven bờ lục địa

2. Kĩ năng:

Học sinh có thể mô tả cấu tạo Trái Đất trên hình vẽ II) Trọng tâm bài học:

Mục I: cấu tạo bên trong của Trái Đất III) Phương tiện dạy học:

- Sách giáo khoa - Hình 26, 27 phóng to IV) Tiến trình bài dạy:

1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài cũ

a. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau? b. Hiện tượng gnày đêm dài ngắn khác nhau diễn ra như thế nào trên Trái Đất? 3.Vào bài mới

Từ xa xưa, con ngừơi luôn muốn tìm hiểu xem bên trong Trái Đất được cấu tạo như thế nào? Gồm những gì? Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người đã khám phá được những bí ẩn bên trong Trái Đất. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ vào bài 10 để tìm hiểu

• Hoạt động 1:

1) Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên treo hình 26 lên bảng cho học

sinh quan sát

- Hãy quan sát hình 26 và bảng trang 32

- Học sinh quan sát

thảo luận câu hỏi: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp?

- Gọi học sinh đại diện nhóm trả lời

- Sửa sai và chốt ý lại - Đại diện nhóm trả lời Ghi bảng:

Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi

Chuyển ý: Nơi con người chúng ta đang sinh sống là lớp vỏ Trái Đất. Để tìm hiểu về nó chúng ta sẽ vào phần 2

• Hoạt động 2:

2) Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Vỏ Trái Đất rất mỏng nhưng lại là nơi

tồn tại các thành phần tự nhiên như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi con người sinh sống

- Trên Trái Đất có những địa mảng nào?

- Giáo viên vừa chỉ hình vừa giảng thêm: các mảng không đứng yên mà di chuyển rất chậm. Các mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau

- Địa mảng Bắc Mĩ, địa mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Á-Aâu, mảng Aán Độ và mảng Thái Bình Dương, mảng Nam Cực

Ghi bảng:

Vỏ Trái Đất rất mỏng nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác nhau của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau

4. Củng cố:

- Vẽ cấu tạo bên trong Trái Đất.

- Cho học sinh lên bảng ghi chú và nêu đặc điểm 5. Dặn dò:

- Học bài - Làm bài 3/33

Tuần 13 Ngày soạn: 23/11/2004

Tiết 13 Ngày dạy: 29/11/2004

Một phần của tài liệu Giáo an Địa 6-mới (Trang 34 - 36)