CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜ

Một phần của tài liệu Giáo an Địa 6-mới (Trang 28 - 31)

I) Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:

- Nắm được sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Nhớ vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên quĩ đạo Trái Đất - Hiểu được các hệ quả do sự vận động nâng tạo ra

2. Kĩ năng:

- Xác định vị trí của Trái Đất ở bốn mùa - Có thể chứng minh hiện tượng các mùa

3. Thái độ:

II) Phương tiên dạy học: - Sách giáo khoa

- Mô hình chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Hình 23

III) Trọng tâm bài dạy: IV) Tiến trình lên lớp:

1. Oån định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Mô tả sự vận động của Trái Đất quanh trục - Nêu các hệ quả

3. Vào bài mới:

Ở bài 7, chúng ta đã tìm hiểu vận động chính đầu tiên của Trái Đất. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vận động chính thứ 2 của Trái Đất đó là: sự chuyển động quay quanh Mặt Trời và hệ quả của nó

• Hoạt động 1:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát mô hình sự

chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hình 23

- Trái Đất cùng lúc tham gia mấy hoạt động?

- Đó là những hoạt động nào?

- Mở rộng: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn theo hướng từ Tây -> Đông nhưng có khi người ta vẽ đơn giản nó là hình tròn - Cho học sinh quan sát mô hình thêm 1 lần nữa

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời?

- Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo elip ở mấy vị trí? Đó là những vị trí nào?

- Học sinh quan sát mô hình

- 2 hoạt động

- Vận động tự quay quanh trục và vận động quay quanh Mặt Trời

- Học sinh quan sát - 365 ngày 6 giờ - 4 vị trí: Xuân Phân (21-3) Hạ Chí (22-6) Thu Phân (23-9) Đông Chí (22-12) Ghi bảng:

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng Tây sang Đông trên một quĩ đạo có hình elip gần tròn

Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quĩ đạo là 365 ngày 6 giờ Chuyển ý:

Trái Đất quay quanh Mặt Trời như vậy gây nên hiện tượng gì? Để biết được điều đó chúng ta vào phần 2

• Hoạt động 2:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi

hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên Trái Đất có lúc ngã nửa cầu Bắc – Nam về phía Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa. Vậy cụ thể các mùa ở hai nửa cầu diễn ra như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngày 22-6 nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời?

- Lúc này nhiệt độ và lượng ánh sáng ở đây như thế nào? Tại sao?

- Đây là mùa gì ở Bắc bán cầu? - Ngày 22-12 nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời?

- Lúc này nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời như thế nào ở nửa cầu Bắc? Tại sao? - Lúc nào ở nửa cầu Bắc là mùa nào? Ở nửa cầu Nam là mùa nào?

- Em có nhận xét gì về mùa nóng và lạnh ở 2 bán cầu?

- Ngày 21-3 và 23-9 nơi nào nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều nhất?

- Vào lúc này lượng ánh sáng và nhiệt ở 2 nửa cầu Bắc và Nam như thế nào?

- Mở rộng: 23-9 nửa cầu Bắc chuyển từ nóng sang lạnh, nửa cầu Nam chuyển từ lạnh sang nóng. 21-3 nửa cầu Bắc chuyển từ lạnh sang nóng, nửa cầu Nam chuyển từ nóng sang lạnh

- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa?

- Nơi nào thể hiện rõ 4 mùa?

- Nước ta có 4 mùa rõ rệt không? Tại sao?

- Nước ta có mấy mùa?

- Nửa cầu Bắc

- Nhận nhiều nhất do nửa cầu Bắc ngã hẳn về phía Mặt Trời

- Mùa nóng ở bán cầu Bắc và mùa lạnh ở bán cầu Nam

- Nửa cầu Nam

- Nhận ít nhất do chếch xa Mặt Trời - Ở nửa cầu Bắc

- Trái ngược nhau - Xích đạo

- Lượng nhiệt và ánh sáng ở 2 nửa cầu Bắc và Nam nhận được đều như nhau

- Mùa xuân (21-3 -> 22-6) Mùa hạ (22-6 -> 23-9) Mùa thu ( 23-9 -> 22-12) Mùa đông (22-12 -> 21-3) - Vùng ôn đới như Châu Aâu

- Không vì nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Hai mùa: mưa và nắng. Miền Bắc có 4 mùa nhưng không rõ lắm

Một phần của tài liệu Giáo an Địa 6-mới (Trang 28 - 31)