Quy định chặt chẽ, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 94 - 99)

Thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là Chính phủ cần phải xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, minh bạch, rõ ràng, tăng tính khả thi, cũng như hiệu lực thi hành của các quyết định vì đây chính là môi trường pháp lý cho các Ngân hàng hoạt động, tránh tình trạng ban hành rồi lại trì hoãn thực thi, hoặc có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có biện pháp triệt để để các Ngân hàng áp dụng đúng, không lách luật. Tiếp đó, việc ban hành các chính sách cần phù hợp với thời kỳ, chu kỳ kinh tế và tình trạng sức khoẻ của hệ thống Ngân hàng.

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Tái cấu trúc Ngân hàng cần đi liền với tái cấu trúc các bộ phận khác của nền kinh tế. Tái cấu trúc Ngân hàng phải đi liền với tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình tái cấu trúc, cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường, nền kinh tế, chính trị trong nước và thế giới, đế hạn chế những biến động bất lợi.

KẾT LUẬN ^ ɑ M

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con người, là những tình huống xảy ra mà con người không thể lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng, nguy cơ không thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tất yếu khách quan. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng chịu tác dộng không nhỏ. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của TPBank trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bản chất, đặc trưng, các loại hình biểu hiện và mối tương quan của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của TPBank. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng được phân tích nhằm làm nổi bật nguyên nhân rủi ro trong mối quan hệ với các chủ thể liên quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Đối với TPBank, để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng khi cho vay, các đề xuất được đưa ra trong đề tài là:

- Hoạt động tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn tín dụng.

- Có những biện pháp quản lý tốt rủi ro tín dụng khi cho vay như chính sách cho vay cụ thể theo từng loại khách hàng, tăng cường chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Kết luận chương 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tập trung vào việc tiếp tục phát huy những thế mạnh hiện tại, xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của TPBank; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin... góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có chất lượng phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của ngân hàng TMCP Tiên Phong cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và chất lượng góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Nguyễn Thị Vân Anh 69 K15 - NHTMD

dụng và nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo.Tham khảo kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước trên thế giới.

Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn được. Ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh.

Đây là một đề tài rộng, có tính phức tạp, quy mô đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ bộ phận - tổng thể trong việc quản lý RRTD, nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả khoá luận kính mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để khoá luận có điểu kiện hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng _NGND-PGS-TS.Tô Ngọc Hưng- Học viện Ngân Hàng - Nhà xuất bản Lao động xã hội.

2. Slide bài giảng Quản trị rủi ro, khoa Ngân hàng, Học Viện Ngân hàng.

3. Thông tư 02/2013/TT-NHNN “Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

4. Thông tư 09/2014/TT-NHNN. 5. Thông tư 36/2014/TT-NHNN. 6. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. 7. Luật các tổ chức tín dụng 2010.

8. Báo cáo kết quả hoạt động & các chỉ tiêu kinh doanh năm 2015 và kế hoạch kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

9. Báo cáo kết quả hoạt động & các chỉ tiêu kinh doanh năm 2014 và kế hoạch kinh doanh năm 2015 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

10. Báo cáo kết quả hoạt động & các chỉ tiêu kinh doanh năm 2013 và kế hoạch kinh doanh năm 2014 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

11. Báo cáo tài chính năm2013củaNgânhàng TMCPTiên Phong. 12. Báo cáo tài chính năm2014củaNgânhàng TMCPTiên Phong. 13. Báo cáo tài chính năm2015củaNgânhàng TMCPTiên Phong

Nguyễn Thị Vân Anh 70 K15 - NHTMD

Nguyễn Thị Vân Anh 71 K15 - NHTMD

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 94 - 99)

w