Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 36)

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất:

- Mô hình điểm số Z (theo Slide bài giảng Quản trị rủi ro, khoa Ngân hàng, Học Viện Ngân hàng)

Mô hình điểm số Z được phát minh bởi Giáo sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố.

Mô hình này phụ thuộc vào: '

+ Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay - X, cụ thể: X1: Tỷ số “Vốn lưu động/Tổng tài sản”.

X2: Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”.

X3: Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản”. X4: Tỷ số “Gía trị thị trường của VCSH/Giá trị ghi sổ của nợ”

(Đối với công ty chưa cổ phần hoá, giá trị thị trường được tính bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần)

X5: Tỷ số “Doanh thu/Tổng tài sản”.

+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

• Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)

Z < 1,8 : Doanh nghiệp nằm trongvùng nguy hiểm, khả năng phá sản cao 1,8 < Z<2,99 : Doanh nghiệp nằm trongvùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản Z > 2,99 : Doanh nghiệp nằm trongvùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

• Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất:

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998 X5 (2)

Z’ < 1,23 : Doanh nghiệpnằm trong vùng nguy hiểm, khả năng phá sản cao.

1,23 < Z’<2,9 : Doanh nghiệpnằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Z’ > 2, : Doanh nghiệpnằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá

ưu điểm:

Mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khách nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.

Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3)

Z” < 1,2 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, khả năng phá sản cao. 1,2 < Z” <2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản. Z” > 2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

ưu điểm:

Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản, trực quan trong đánh giá khả năng vỡ nợ của khách hàng.

Nhược điểm:

Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến và hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào nhau. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.

Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: Mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản.. .Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.

Mô hình này thường sử dụng 7 - 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10.

Nguyễn Thị Vân Anh 20 K15 - NHTMD

Nhược điểm:

Mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.

1.2. ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.

Vì mỗi mô hình quản trị rủi ro tín dụng đều có những ưu và nhược điểm, mặt khác các mô hình nay không loại trừ lẫn nhau, nên thông thường các ngân hàng thường kết hợp sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.

Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường sử dụng mô hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay. Bên cạnh đó, mô hình chấm điểm tín dụng cũng được áp dụng rộng rãi.

1.4.1. Mô hình chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ.

Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của XHTD, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng.Về cơ bản việc XHTD tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả XHTD tại một số ngân hàng đã được sử dụng đề xuất cấp tín dụng và đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín dụng dựa trên tính chất tài sản bảo đảm, hạng rủi ro tín dụng của khách hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Một số NHTM đã được NHNN phê duyệt XHTD và cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính. Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng được cải thiện và dần tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, XHTDNB còn những hạn chế sau:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Ket quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro... của ngân hàng.

- Do đây là việc xếp hạng nội bộ, mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, trong khi thiếu một khung thống nhất, dẫn đến tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi ngân hàng cũng như xã hội.

- Ở Việt Nam, đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp có thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, trốn thuế.... Vì thế số liệu trên sổ sách kế toán không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực của những doanh nghiệp này. Qua tìm hiểu thực tiễn, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thực sự có hiệu quả, nhưng số liệu thể hiện vẫn lỗ. Biết rõ vấn đề này, nhưng không ít NHTM vẫn không dám cho vay, bởi tiềm ẩn rủi ro do thông tin bất đối xứng xảy ra từ phía người vay rất lớn. Vì thế để đánh giá đúng thực chất hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp, để doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng, đòi hỏi doanh nghiệp được xếp hạng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định (về qui mô, về thông tin...), mà những yêu cầu này, vượt khả năng của các NHTM.

- Mặc dù NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, dẫn đến việc xây dựng hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng theo khẩu vị rủi ro của họ. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng 1 khách hàng, có NHTM phân loại vào nhóm nợ cao, có NHTM lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Hiện tại ở Việt Nam, thiếu những tổ chức XHTD độc lập, cung cấp kết quả định hạng làm cơ sở tham khảo về hạng tín dụng khách hàng cho các NHTM tham chiếu.

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Kết luận chương 1

Rủi ro tín dụng trong ngân hàng có tính tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi. Vì thế, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế rủi ro tín dụng ở một mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Cơ sở lý thuyết trong chương I đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo.

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam.

Được thành lập từ năm 2008, trải qua hơn 7 năm hoạt động, mặc dù là Ngân hàng trẻ, Ngân hàng TMCP Tiên Phòng (TPbank) đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính - tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Hiện nay vốn điều lệ của TPBank là 5.550 tỷ đồng. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, TPBank xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng cũng được quan tâm một cách đặc biệt.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.

Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức, tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân.

Kh⅛ Quan hệ khách hàng

Phòng Ouan hệ

Khadi hàng cá nhãn PhQfig Ouan hệ

Khachhang d□aπh nghiệp

Phòng Ouan hệ Định ché tái chính Phòng ké toán - Táĩ chính

Phòng Ouan lý rùi ro

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Cho vay các tổ chức và cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ dưới các hình thức cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép, dịch vụ thu hộ, chi hộ, dịch vụ ngân quỹ.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh như góp vốn, mua cổ phần, liên doanh theo quy định của pháp luật, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng.

2.1.3. Mục tiêu chiến lược của TPBank.

Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là nhằm mang lại lợi nhuận cho các cổ đông, tạo ra việc làm ổn định cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tầm nhìn

TPBank định hướng trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Sứ mệnh.

- TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.

- TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.

- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.

- TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì con người và hưng thịnh quốc gia.

Nguyễn Thị Vân Anh 25 K15 - NHTMD

Khoá luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TPBank.

2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TPBank

KhcitDng hạp Khoi ho trợ kỹ thuật Phòng Ke hoạch - Tiếp thị

PhCfig phan tích Tii dụng-Dau tư

Khói tác nghiệp Phòng Dịch vụ Khách hàng cá nhàn Phcng Dịch vụ Khadi hàng tó chức Phóng Xù lý bộ chứng từ PhongHanh Chiih Phỏng Nhân sự Phông Pháp ché

Phòng Kiem soát nội bộ Phỏng Ngân quỳ

Phàng Congnghethong Bn

Mạng lưới các chi nhánh

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

- Phòng quan hệ khách hàng: có chức năng thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện với nhóm khách hàng tương ứng để cung ứng tất cả các sản

phẩm dịch

vụ cho khách hàng.

- Phòng quan hệ định chế tài chính và kinh doanh tiền tệ: có chức năng thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện với các định chế tài chính ngân hàng

- Cho vay mua bất động sản

- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

phi ngân hàng trong và ngoài nước. - Phòng kế hoạch - tiếp thị:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 36)

w