Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 46)

Trong giai đoạn 2013 - 2015, trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, ngân hàng TMCP Tiên Phong đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới. Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều khiển lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp để góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Trong 3 năm trở lại đây, TPBank đã cố gắng rất nhiều để huy động hiệu quả, điều đó được thể hiện qua tình hình biến động vốn huy động trong 3 năm 2013, 2014, 2015 như sau:

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Chỉ tiêu Năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân 11.925.991 19.838.991 28.240.322 7.913.000 66,35 8.401.331 42,3 5 Dự phòng các (116.942) (199.158) (262.658) 822.216 70,8 63.500 31,9 Tổng doanh số cho vay 11.809.048 19.639.833 27.977.664 7.830.785 66,31 8.337.831 42,4 6

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.1: Biến động nguồn vốn huy động của TPBank (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank giai đoạn 2013-2015)

■ Vốn huy động

■ Tiền gửi khách hàng

■ Tiền gửi và vay các TCTD

Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2013 nguồn vốn huy động là 28.067 tỷ đồng thì sang năm 2014 là 46.725 tỷ đồng, với tốc độ tăng 64% so với năm 2013. Sang năm 2015 nguồn vốn huy động là 68.901 tỷ đồng; gấp 1.47 lần so với năm 2014. Điều này đã khẳng định được nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn, vượt qua những khó khăn về cạnh tranh trên thị trường.

Từ biểu đồ ta có thể thấy, tỉ trọng tiền gửi khách hàng ngày càng tăng trong tổng vốn huy động. Đây là dấu hiệu đáng mừng, bởi điều này cho thấy TPBank ngày càng nâng cao uy tín, thu hút khách hàng gửi tiền. Tăng vốn huy động dựa trên nguồn tiền gửi này giúp TPBank gia tăng lợi nhuận.

2.2.1. Hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Nguyễn Thị Vân Anh 30 K15 - NHTMD

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ TPBank (ĐVT: Triệu đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính TPBanh giai đoạn 2013-2015)

Dư nợ cho vay tăng qua các năm,tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2015 thấp hơn năm 2014, cụ thể như sau: Dư nợ cho vay năm 2013 là 11.809.048 triệu đồng. Dư nợ cho vay năm 2014 là 19.639.833 triệu đồng; tăng 7.830.785 triệu đồng tức là tăng 66,31% so với năm 2013. Dư nợ cho vay năm 2015 là 27.977.664 triệu đồng; tăng 8.337.831 triệu đồng tức là tăng 42,4% so với năm 2014.

Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng.

Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, cụ thể:

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của TPBank (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo hoạt động TPBank giai đoạn 2013-2015)

■ Cho vay ngắn hạn

■ Cho vay trung

Dư nợ tín dụng cho vay khách hàng toàn Ngân hàng tính đến cuối năm 2015 đạt 28.240 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 15.917 tỷ đồng chiếm 53,81% , và cho vay trung, dài hạn đạt 14.044 tỷ đồng chiếm 46,19%.

Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn đang tăng trong giai đoạn này. Cụ thể nếu như năm 2013, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn là 31%, thì năm 2014 là 36,3% và đến năm 2015 là 46,19%.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của TPBank (Đơn vị: %) (Nguồn: Báo cáo hoạt động TPBank giai đoạn 2013-2015)

Tỷ lệ nợ xấu

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt đã giúp cho chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 1,97% năm 2013, xuống 1,01% năm 2014 và đến cuối năm 2015 xuống còn 0,66%. Đây là tỷ lệ nợ xấu thấp trong toàn hệ thống. TPBank đã thực hiện các biện pháp đồng bộ để xử lý nợ xấu như: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ; hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ về tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai;...

Ngoài ra, TPBank đã hoàn thiện hồ sơ, bán được nợ cho VAMC theo đúng quy định của pháp luật, góp phần “giãn” tiến độ, đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn. Năm 2015, TPBank xử lý nợ xấu và bán nợ xấu cho VAMC của TPBank là 289,5 tỷ đồng.

Năm 2015 là một năm hoạt động an toàn của TPBank khi tỷ lệ nợ xấu giảm dưới mức kế hoạch, các tổn thất vận hành và các sự kiện rủi ro tiềm tàng nằm trong mức chấp nhận được. TPBank tiếp tục đẩy mạnh triển khai hệ thống Basel II, với chuẩn mực tương đương 10 ngân hàng lớn trên thị trường. Một số nội dung cơ bản đã được triển khai liên quan đến nâng cao năng lực quản trị rủi ro vận hành như: hoạt động hiệu quả Hội đồng Quản lý rủi ro vận hành; Ban hành các quy định về tự đánh giá rủi ro và tuân thủ, thực hiện triển khai thí điểm tại các đơn vị quản lý thuộc Hội sở; Ban hành các quy định về KRI (chỉ số rủi ro vận hành trọng yếu), thực hiện triển khai thí điểm tại 3 đơn vị thuộc Hội sở; bước đầu thiết lập sự phối hợp và chia sẻ thông tin với Kiểm toán/ Kiểm soát nội bộ để thực hiện xây dựng Risk Profiles cho rủi ro vận hành; nhận diện rủi ro trong vận hành thẻ tín dụng, quản lý hồ sơ tại các đơn vị; thực hiện đánh giá một số hoạt động liên quan đến quản lý hệ thống công nghệ thông tin và đảm bảo kinh doanh liên tục. TPBank luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định về đảm bảo an toàn vốn của NHNN. Cụ thể theo yêu cầu của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn được duy trì ở mức trên 12%-15% (quy định không dưới 9%), Tỷ lệ giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả luôn được duy trì ở mức trên 10% (quy định của NHNN không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì

Chỉ tiêu __________Năm__________ ____________So sánh___________ 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức giảm Tỷ lệtăng giảm (%) Theo lĩnh vực dư nợ 16.365 24.960 34.828 8.595 52,52 9.868 39,54

Cho vay khách hang 11.926 19.839 28.240 7.913 66,35 8.401 42,35 Trái Phiếu doanh

nghiệp 4.439 5.121 6.588 682 15,36 1.467 28,65 Theo thời hạn 16.365 24.960 34.828 8.595 52,52 9.868 39,54 Ngắn hạn 8.22 9 12.639 15.917 4.110 53,59 3.278 25,94 Trung và dài hạn 8.406 12.321 18.911 3.915 46,57 6.590 53,49 Tổng dư nợ 16.365 24.960 34.828 8.595 52,52 3.278 25,94

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

trên 12% (quy định không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo của từng loại tiền luôn duy trì trên 50% đối với VNĐ; trên 10% đối với ngoại tệ quy đổi sang VNĐ theo đúng quy định của NHNN, Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn được duy trì ở mức nhỏ hơn 45% (quy định của NHNN không vượt 60%).Tại thời điểm cuối năm 2015, các tỷ lệ này như sau:

- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 11,84%;

- Tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo đối với VND là 54,67%, của các loại ngoại tệ khác quy VND là 282,13%.

2.2.2. Hiệu quả kinh doanh.

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm trang thiết bị, công tác phí... đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

TPBank luôn chú trọng phát triển mở rộng một cách toàn diện tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với từng lĩnh vực. Vì vậy TPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt và ổn định.

Biểu đồ 2.4: Kết quả kinh doanh của TPBank qua các năm (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank giai đoạn 2013-2015)

■ Lợi nhuận sau thuế

Nguyễn Thị Vân Anh 33 K15 - NHTMD

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy lợi nhuận sau thuế của TPBank biến động tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 là 535.877 tỷ đồng giảm tăng 154.492 tỷ đồng (40,5%) so với năm 2013. Nguyên nhân do thu nhập lãi tăng mạnh trong khi chi phí tăng không đáng kể.

Năm 2015 lợi nhuận sau thuế là 562.160 tỷ đồng, chỉ tăng 26.283 tỷ đồng (4,9%) so với năm 2014, điều này cho thấy TPBank đang từng bước đi vào hoạt động ổn định.

Với TPBank, hoạt động kinh doanh năm 2015 với kết quả khá khả quan. Cơ cấu vốn huy động cũng thay đổi tích cực với tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dài cao hơn, nhờ vậy các tỷ lệ an toàn đều đáp ứng quy định và thanh khoản luôn đảm bảo. TPBank cũng ghi dấu ấn khi vượt mốc 1 triệu khách hàng và đến cuối năm đã có gần 1,2 triệu khách hàng.

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn.

2.3.1. Tình hình dư nợ.

Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2105 , tình hình dư nợ của TPBank thời gian gần đây như sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ TPBank (ĐVT: Tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo tổng kết 2013,2014,2015 của TPBank)

Chỉ tiêu ________________Năm________________ 2013 2014 2015 Tổng dư nợ 16.365 24.960 40.463 Nợ nhóm 1 15390 15679 30678 Nợ nhóm 2 1653 9031 9518 Nợ nhóm 3 132 115 134 Nợ nhóm 4 150 98 78 Nợ nhóm 5 40 37 55 Tỷ lệ nợ xấu 1,97% 1,01% 0,66% Nợ xấu(Nợ từ nhóm 3 trở lên) 322 250 267 Nợ quá hạn* 1.975 9.281 9.785 Tỷ lệ nợ quá hạn 12,07% 37,18% 24,18%

Nguyễn Thị Vân Anh 34 K15 - NHTMD

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Từ bảng số liệu trên cho thấy trong những năm qua, TPBank có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá ổn định. Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Cụ thể:

- Dư nợ tín dụng của toàn ngân hàng năm 2014 đạt 24.960 tỷ đồng, tăng 8.595 tỷ đồng (tương đương 52,52%). Dư nợ tín dụng tăng chủ yếu từ cho vay khách hàng, chia đều cho cả kỳ hạn ngắn và trung-dài hạn.

- Dư nợ tín dụng của toàn Ngân hàng năm 2015 đạt 40.463 tỷ đồng, tăng 3.278 tỷ đồng (tăng 25,94%) so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 thấp hơn so với năm 2014, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình ngành rất nhiều ( 17,29%). Lượng dư nợ tín dụng năm 2015 tăng lên chủ yếu do tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn (6.590 tỷ đồng). Với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức trung bình ngành nhiều, cùng với việc tập trung gia tăng tín dụng trung, dài hạn đã đặt ra bài toán về quản trị rủi ro cho TPBank. Bởi, thời hạn cho vay càng dài, rủi ro đặt ra càng lớn.

2.3.2. Các chỉ số đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Trong giai đoạn 2013-2015 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của TPBank luôn được duy trì ở mức thấp khoảng dưới 2%/tổng dư nợ.

2.3.2.1. Phân loại nợ và tình hình nợ quá hạn khó đòi

Bảng 2.3: Phân loại nợ và tình hình nợ quá hạn TPBank giai đoạn 2013-2015 (ĐVT: tỷ đồng)

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

* Mặc dù theo định nghĩa trong thông tư 02/2013 của NHNN, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Tuy nhiên do hạn chế về mặt số liệu chi tiết, tác giả sử dụng số liệu gần đúng từ việc đánh giá nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ duy trì ở mức 1,97%, sang năm 2014 là 1,01% và đến năm 2015, tỷ lệ này là 0,66%. Điều đáng nói là tỷ lệ này của TPBank thấp hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng (Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ngành Ngân hàng là 2,72%).

Đạt được kết quả này, ngoài những tác động thuận lợi từ môi trường vĩ mô và chính sách tín dụng của ngân hàng còn do những nguyên nhân sau:

- TPBank đã thành lập Khối Pháp chế, giám sát và xử lý nợ cùng với công tác giám sát, đôn đốc và xử lý nợ đã được tăng cường.

- Các khoản vay mới có chất lượng đáng kể, hiệu quả hoạt động của các đơn vị đi vay ngày càng tăng, môi trường kinh tế khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhờ vào khả năng cải tiến chất lượng hoạt động, tăng lợi nhuận kinh doanh qua các năm và chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro nên quỹ dự phòng rủi ro đã là một công cụ đắc lực trong việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng.

- Trong cho vay, ngân hàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của NHNN.

- Ngân hàng đã tiến hành xử lý nợ xấu và bán nợ cho VAMC một lượng đáng kể là 289,5 tỷ đồng trong năm 2015.

Như vậy, về mặt hình thức, tỷ lệ nợ xấu của TPBank giảm, nhưng trên thực tế tỷ lệ này lại tăng, bởi đã bán 289,5 tỷ đồng nợ xấu, mà nợ từ nhóm 3 trở lên của TPBank vẫn ở mức 267 tỷ đồng. Việc mua nợ theo giá sổ sách kết hợp với việc Ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng 20% các khoản nợ đã bán cho VAMC thực chất chỉ giúp Ngân hàng có thêm thời gian để tìm kiếm lợi nhuận bù đắp cho các khoản nợ xấu này, chứ trên thực tế chưa giải quyết dứt điểm tình hình nợ xấu. Như vậy, việc tỷ lệ nợ xấu giảm không hoàn toàn do chính Ngân hàng cải thiện chất lượng các khoản vay. Trong xu hướng tỷ lệ nợ xấu trong ngành đang giảm nhờ gia tăng chất lượng tín dụng, thì điều này thực sự là một vấn đề đáng lo ngại đối với

2013 2014 2015 Dự phòng rủi ro

cho vay khách hàng

116 tỷ đồng 199 tỷ đồng 263 tỷ đồng

Dư nợ cho vay khách hang

11.926 tỷ đồng 19.839 tỷ đồng 28.240 tỷ đồng

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

TPBank.

Điều đáng chú ý là dư nợ nhóm 5 đang có xu hướng tăng lên; nếu như năm 2014 là 37 tỷ đồng thì đến năm 2015, dư nợ nhóm 5 lên ngưỡng 55 tỷ đồng, chiếm 20,6% nợ xấu toàn ngân hàng.

Cũng từ bảng trên, ta cũng thấy nợ quá hạn của TPBank đang có xu hướng tăng lên, từ 1.975 tỷ đồng năm 2013, nhanh chóng lên 9.281 tỷ đồng năm 2014 và 9.785

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w