Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 78 - 81)

Những điểm mạnh :

- Các cổ đông chiến lược có tiềm lực tài chính vững mạnh như: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone,...

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo chính quy, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.

- Mạng lưới giao dịch rộng khắp, tính đến cuối năm 2015, mạng lưới chi nhánh của TPBank đã phủ khắp cả 3 miền với 43 Chi nhánh, 8 PGD, 5 trung tâm bán trực thuộc Khối Bán trực tiếp, 1 Trung tâm khách hàng cao cấp, 1 trung tâm kinh doanh sản phầm đặc biệt và 4 Trung tâm khách hàng Doanh nghiệp lớn.

- TPBank đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến thị trường và khách hàng, các kết quả của công tác truyền thông được đánh giá tích cực. Hình ảnh, tin tức hoạt động của TPBank được cập nhật đầy đủ và đa chiều trên tất cả các kênh: báo in, báo điện tử, truyền hình, truyền thanh. Đặc biệt trên kênh điện tử (online), các hoạt động marketing đã được đây mạnh nhằm xây dựng hình ảnh ngân hàng Số (Digital bank) của TPBank và đã nhận được sự hưởng ứng và phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng.

Những điểm yếu :

- Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư đúng mức, chưa phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng.

- Chưa có chính sách giá độc lập mà chủ yếu dựa vào sự điều chỉnh giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức để phân khúc, lựa chọn thị trường phù hợp dẫn đến chính sách chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế.

- Là ngân hàng mới so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên chi phí hoạt động của ngân hàng đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản còn cao dẫn đến kém cạnh tranh trong chính sách giá. Mạng lưới giao dịch rộng nhưng một số đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch) mới thành lập nên cần có thời gian mới đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.

- Ngân hàng còn trẻ, chưa được định vị, chưa có vị thế trên thị trường.

Những cơ hội:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011 tới nay, cho thấy nền kinh tế đã phục hồi rõ nét. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2015 có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay. Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,04% và đến cuối tháng 12, CPI tăng 0,4% so với cuối năm 2014. Khi CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ các chi phí theo giá thị trường.

- Hoạt động ngân hàng trong năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô huy động vốn, tài sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng khá. Mức độ an toàn, ổn định của hệ thống Ngân hàng được cải thiện và nợ xấu được xử lý quyết liệt. Năm 2015, Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng 9,9%, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng 17,29%, huy động vốn tăng 13,5% so với cuối năm 2014. Thực hiện các chuẩn mực mới, chặt chẽ hơn về an toàn hoạt động và phân loại nợ được quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn bình quân đạt 13,14%; tỷ lệ dự trữ thanh khoản bình quân đạt 19,4%, tỷ lệ vốn ngăn hạn cho vay trung dài hạn đạt 29,4%. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ mức 4,83% cuối năm 2014 xuống còn 2,72% cuối năm 2015. Năm 2015, tỷ giá đã được điều chỉnh 3 lần, tổng cộng 3% và biên độ tỷ giá cũng được nới lên 2 lần, từ 1% lên 3%. So với năm cuối năm 2014, tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại như vậy đã tăng xấp xỉ 5%, từ 21.458 đồng lên 22.547 đồng. Động thái điểu chỉnh

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

tỷ giá của NHNN sẽ giúp tỷ giá VNĐ có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước không chỉ trong năm 2015 mà cả những tháng đầu năm 2016.

- Số lượng doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ rất lớn (trên 100.000 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2015).

- Việt Nam có dân số gần đông và theo thống kê chỉ mới có gần 20% người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

- Tâm lý của người dân thích giao dịch với các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ là yếu tố thuận lợi để các ngân hàng trong nước quan tâm khai thác.

Những thách thức:

- Năm 2015, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng không thuận lợi đến nền kinh tế trong nước. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm ảnh hưởng đến cán cân thương mại và cân đối thu chi ngân sách. Thị trường tài chính quốc tế có những biến động đột biến trước động thái điều chỉnh giảm giá mạnh đồng nhân dân tệ cộng hưởng với quyết định tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ có tác động tâm lý đến thị trường trong nước.

- Ở trong nước, năm 2015 là năm có ý nghĩ quyết định trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, kinh tế vĩ mô tiếp tục có chuyển biến tích cực với việc tăng trưởng kinh tế cao hơn, sức cầu trong nước có sự cải thiện, lạm phát ổn định ở mức thấp, tuy nhiên nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những thách thức như cân đối ngân sách và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, khó lường trên thị trường quốc tế đã tác động tâm lý, ảnh hưởng không thuận lợi đến việc ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

- Người dân Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thói quen cất giữ và thanh toán bằng tiền mặt và chưa thấy được các tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt.

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Kế hoạch 2016 Tăng trưởng 1 Tổng tài sản 76.221 91.567 20% 2 Vốn điều lệ 5.550 5.842,1 5,26% 3 Tổng huy động 68.901 84.594 23% 3. 1 Tiền gửi khách hàng 39.505 63.875 62%

Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng nước ngoài về quy mô vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị điều hành và quản lý rủi ro.

- Các Ngân hàng đối thủ phát triển nhanh, có chiến lược, cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới.

- Nguy cơ phát sinh nợ xấu vẫn cao do nền kih tế chưa hồi phục hoàn toàn, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 376 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w