1.4.1. Các yếu tố thuộc nội lực của NHTM
a. Trình độ công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng,
góp phần tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn. Ngày nay các NHTM đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và sử dụng các sản phẩm dịch vụ mang tính chất công nghệ làm thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt
trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác.
Sự phát triển của các dịch vụ E-Banking như Internet banking, SMS banking, Mobile banking là xu hướng, là yếu tố tạo nên sự khác biệt, tiện dụng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
b. Nguồn nhân lực
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng dịch vụ, vì vậy đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng về chất lượng dịch vụ, về kiến thức, năng lực chuyên
- Số lượng lao động: để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và chất lượng
phục vụ khách hàng, các NHTM cần có lực lượng lao động đủ về số lượng, tuy nhiên
cần cân nhắc chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng lưới và hiệu
quả kinh
doanh để nhìn nhận năng suất lao động trong ngân hàng.
- Chất lượng lao động: thể hiện qua các tiêu chí về trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết
vấn đề; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ,...
c. Năng lực quản trị điều hành ngân hàng
Năng lực quản trị điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn. Tầm nhìn của ban lãnh đạo là yếu tố then chốt
để ngân hàng có chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Khi đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát điều hành của một ngân hàng người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và chiến lược mà ngân hàng đã xây dựng, hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng
theo thời gian và khả năng vượt qua những khó khăn, biến động là bằng chứng cho thấy năng lực quản trị của ngân hàng.
1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài a. Tình hình kinh tế
Nội lực và sự ổn định của nền kinh tế tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư của người dân, khả năng thu hút tiền gửi, cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm của NHTM,
khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng.. .Từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng, triển khai các dịch vụ, mở rộng thị phần của
NHTM trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM trong nước và ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.
b. Môi trường văn hóa, xã hội
Văn hóa, xã hội tác động đến nhiều mặt của một ngành, ảnh hưởng nhiều đến năng
lực cạnh tranh trong ngành đó.
Những đặc điểm văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng như: thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, lòng tin của người dân đối với ngân hàng,...
c. Môi trường pháp luật và chính trị
Pháp luật và chính trị là yếu tố mang tính chất xúc tác rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nước. Đối với lĩnh vực ngân hàng, pháp luật và chính trị lại càng đóng một vai trò quan trọng.
Pháp luật và chính trị tác động đến sự phát triển của các ngân hàng thông qua: các điều lệ, quy định của chính phủ; sự ổn định của chính quyền; những khuyến khích hoặc kích thích đặc biệt; mức trợ cấp của chính phủ; luật chống độc quyền; sự thay đổi trong
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HANG HAI VIỆT NAM (MSB)