3.3.1. Kiến nghị với chính phủ
Thứ nhất, chính phủ nên hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động kinh doanh tài chính - ngân hàng: tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh và đồng bộ hành lang pháp lý; xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của các công ty fintech, đảm bảo an toàn tài chính và sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tài chính; hệ thống văn bản cần rõ ràng, khách quan và phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các luật chung và luật chuyên ngành.
Thứ hai, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã duy trì được sự phát triển ổn định với mức tăng trưởng GDP cao và tỉ lệ lạm phát ở mức thấp,
thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, chính phủ vẫn cần tiếp tục cố gắng, có các chính sách phát triển và khai thác tiềm năng của đất nước, tăng cường khả năng ứng phó với tác động từ bên ngoài. Từ đó, tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các ngân hàng phát triển.
hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như trả lương, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, ... qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách dễ dàng, hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền trong
nền kinh tế.
Thứ hai, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức
tín dụng để đảm bảo hoạt động an toàn, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách thúc đẩy ngân hàng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh
tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ tư, tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các các bộ nhân viên NHTM; xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát đủ tiêu chuẩn, vừa có năng lực nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức tốt.
3.3.3. Kiến nghị với NH TMCP MSB
Thứ nhất, MSB nên đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ mới áp dụng công nghệ hiện đại; xây dựng các gói sản phẩm phù hợp, bán chéo các sản phẩm ngân hàng - bảo hiểm; tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử như Internet banking,
chế tạo, thương mại, xây dựng, từ đó thiết kế ra các sản phẩm phục vụ tốt hơn nữa cho phân khúc khách hàng này.
Thứ ba, tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ; có chính
sách lương thưởng và đãi ngộ tốt hơn để thu hút nguồn nhân lực và tạo động lực làm việc
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là điều tất yếu đối với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Để tồn tại và phát triển bền vững, các NHTM luôn phải nỗ lực đổi mới, có giải pháp thích ứng với mọi điều kiện kinh tế và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm gần đây NH TMCP Hàng hải Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: mở rộng mạng lưới chi nhánh, đầu tư phát triển công nghệ, tổ chức các chương trình đào tạo nguồn
nhân lực, đổi nhận diện thương hiệu,... Do đó, năng lực cạnh tranh của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều điểm hạn chế vẫn còn tồn tại đòi hỏi cần có những giải pháp hợp lý, đáp ứng nhu cầu mang tính chiến lược của ngân hàng.
Trong phạm vi kiến thức và thời gian giới hạn, em hy vọng đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam” sẽ góp một phần nhỏ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
1. Đường Thị Thanh Hải (2015), iiNang cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng
thương mại Việt Nam'”, Tạp chí Tài chính.
2. Hải Vân (2018), "Bang xếp hạng vốn điều lệ đã thay đổi đáng kể”, Tạp chí Trí
thức trẻ.
3. Nguyễn Thị Ngà, Phạm Ngọc Huyền (2019), "Đánh giá năng lực cạnh tranh của
các
ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN”, Tạp chí Thị
trường Tài
chính Tiền tệ số 13.
4. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), "Nâng cao năng lực cạnh
tranh
của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Vũ Ngọc Diệp (2019), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng
Việt
Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP ”, Tạp chí Công thương. II. TÀI LIỆU NỘI BỘ VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
6. Báo cáo thường niên của ngân hàng MSB các năm 2017, 2018, 2019 7. Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2017, 2018
8. Báo cáo hoạt động quản trị điều hành ngân hàng MSB năm 2017.
3. https://webgia.com/lai-suat/ 4. https://vietstock.vn/2019/03/kha-nang-sinh-loi-cua-cac-ngan-hang-thay-doi-ra- sao- 757-663186.htm 5. https://cafef.vn/cap-nhat-3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2020- trong- boi-canh-dai-dich-covid- 19-20200410112859693.chn ngan-hang-va-muc-tieu-ngan-hang-so-cua-vietcombank.htm