3.2.1. Giải pháp tăng vốn huy động
Thứ nhất, xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng thị trường, từng thời kỳ và đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Ngoài ra, việc áp dụng các chương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng mới và tri ân khách hàng cũ cũng góp phần làm tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Thứ hai, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn bằng cách nghiên cứu, phân đoạn thị trường hợp lý, tiếp tục đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại vào sản phẩm huy động; áp dụng các chương trình khuyến mãi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho khách hàng; thường xuyên nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để hoàn thiện sản phẩm của ngân hàng và tìm ra ưu thế cạnh
tranh cho sản phẩm.
Thứ ba, xây dựng cơ chế khuyến khích nội bộ, có cơ chế thưởng cho vùng, địa bàn,
cá nhân có kết quả kinh doanh xuất sắc nhằm thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, nâng cao hiệu suất công việc.
năng thị trường. Tận dụng tối đa mạng lưới đối tác và nguồn lực để mang đến những giải
pháp tốt hơn, toàn diện hơn.
Thứ năm, nâng cao danh tiếng và uy tín về lâu dài mới là phương pháp tối ưu và triệt để nhất để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Tuy nhiên, đây không phải là điều có thể xây dựng trong vài ngày hay vài tháng mà cần sự nỗ lực xây dựng từng ngày, từng năm, cần sự cố gắng của từng cá nhân, từng cấp, từng vùng. Chính vì vậy, ngân hàng cần
tiếp tục quan tâm, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử đối với nhân viên ngân hàng, đồng thời xây dựng thêm nhiều chương trình đào tạo về kỹ năng cho nhân viên. Tăng cường các chương trình quảng cáo, các hoạt động marketing nhằm đem hình ảnh của ngân hàng đến với nhiều người hơn. Luôn lắng nghe phản hồi cả tích cực và tiêu cực từ phía khách hàng để hoàn thiện hơn dịch vụ của ngân hàng. Mỗi nhân viên nên có sẵn các kịch bản giải quyết các tình huống đặc thù có thể phát sinh để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thứ nhất, giảm bớt chi phí: thiết kế các gói sản phẩm một cách khéo léo, thông minh, các sản phẩm trong gói phải bổ trợ cho nhau vừa đem lại thêm lợi ích cho khách hàng vừa giúp ngân hàng giảm bớt chi phí. Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, tổ chức quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục nâng cao năng suất lao động và phát triển sức mạnh nguồn nhân lực: xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá hiệu quả làm việc; có cơ chế lương thưởng phù
hợp theo năng lực làm việc của cá nhân, từ đó thúc đẩy mỗi cán bộ nhân viên tự phát huy, nâng cao năng lực bản thân, phục vụ và cống hiến tốt nhất cho ngân hàng và khách hàng.
3.2.3. Giải pháp hạn chế nợ xấu
Thứ nhất, hoàn thiện chiến lược quản lý nợ xấu: thay đổi mô hình quản lý rủi ro chiều ngang sang mô hình chiều dọc, tức là thực hiện quản lý tín dụng tập trung tại Hội sở chính. Bộ phận quản lý rủi ro phải tách biệt với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ: hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, hạn chế những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Do đó, cần thực hiện nghiêm túc, đều đặn việc kiểm soát nội bộ.
Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm định, bố trí cán bộ thẩm định một cách hợp lý, đảm bảo cán bộ thẩm định phải có đủ năng lực chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm với công việc; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ; xử lý nghiêm các trường hợp làm phát sinh nợ xấu.
Thứ tư, nâng cao tính hiệu quả của việc kiểm soát sau giải ngân, tăng cường kiểm tra, giám sát tín dụng, tránh để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn hoặc sử dụng kém hiệu quả.
3.2.4. Giải pháp đa dạng hóa, khác biệt hóa danh mục và nâng cao chất
lượng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng
Thứ nhất, Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện
đại vào sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nâng cấp hệ thống thông tin, vừa đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng, vừa giúp nhân viên ngân hàng dễ dàng quản lý, tra cứu khi cần thiết.
Thứ hai, xây dựng và quản lý danh mục khách hàng dựa trên đặc điểm, nhu cầu riêng của khách hàng, hoặc dựa trên những thế mạnh của ngân hàng. Nhờ đó, việc chăm sóc khách hàng, đưa ra các giải pháp tài chính và đề xuất các sản phẩm dịch vụ phù hợp
Thứ ba, thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng để thiết kế các sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng, từng phân khúc khách hàng, từng vùng, miền,... Đồng
thời, có các chính sách, chiến lược marketing đúng đắn, phù hợp để sản phẩm của ngân hàng được biết đến rộng rãi, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin dịch vụ hữu ích.
Thứ tư, luôn chủ động học tập, cập nhật các kiến thức và xu hướng trong nước cũng
như trên thế giới để cải tiến hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh để có các giải pháp hoàn thiện và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ
Thứ nhất, chính phủ nên hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động kinh doanh tài chính - ngân hàng: tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh và đồng bộ hành lang pháp lý; xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của các công ty fintech, đảm bảo an toàn tài chính và sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tài chính; hệ thống văn bản cần rõ ràng, khách quan và phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các luật chung và luật chuyên ngành.
Thứ hai, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã duy trì được sự phát triển ổn định với mức tăng trưởng GDP cao và tỉ lệ lạm phát ở mức thấp,
thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, chính phủ vẫn cần tiếp tục cố gắng, có các chính sách phát triển và khai thác tiềm năng của đất nước, tăng cường khả năng ứng phó với tác động từ bên ngoài. Từ đó, tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các ngân hàng phát triển.
hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như trả lương, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, ... qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách dễ dàng, hiệu quả, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền trong
nền kinh tế.
Thứ hai, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức
tín dụng để đảm bảo hoạt động an toàn, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách thúc đẩy ngân hàng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh
tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ tư, tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các các bộ nhân viên NHTM; xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát đủ tiêu chuẩn, vừa có năng lực nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức tốt.
3.3.3. Kiến nghị với NH TMCP MSB
Thứ nhất, MSB nên đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ mới áp dụng công nghệ hiện đại; xây dựng các gói sản phẩm phù hợp, bán chéo các sản phẩm ngân hàng - bảo hiểm; tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử như Internet banking,
chế tạo, thương mại, xây dựng, từ đó thiết kế ra các sản phẩm phục vụ tốt hơn nữa cho phân khúc khách hàng này.
Thứ ba, tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ; có chính
sách lương thưởng và đãi ngộ tốt hơn để thu hút nguồn nhân lực và tạo động lực làm việc
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là điều tất yếu đối với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Để tồn tại và phát triển bền vững, các NHTM luôn phải nỗ lực đổi mới, có giải pháp thích ứng với mọi điều kiện kinh tế và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm gần đây NH TMCP Hàng hải Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: mở rộng mạng lưới chi nhánh, đầu tư phát triển công nghệ, tổ chức các chương trình đào tạo nguồn
nhân lực, đổi nhận diện thương hiệu,... Do đó, năng lực cạnh tranh của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều điểm hạn chế vẫn còn tồn tại đòi hỏi cần có những giải pháp hợp lý, đáp ứng nhu cầu mang tính chiến lược của ngân hàng.
Trong phạm vi kiến thức và thời gian giới hạn, em hy vọng đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam” sẽ góp một phần nhỏ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
1. Đường Thị Thanh Hải (2015), iiNang cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng
thương mại Việt Nam'”, Tạp chí Tài chính.
2. Hải Vân (2018), "Bang xếp hạng vốn điều lệ đã thay đổi đáng kể”, Tạp chí Trí
thức trẻ.
3. Nguyễn Thị Ngà, Phạm Ngọc Huyền (2019), "Đánh giá năng lực cạnh tranh của
các
ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN”, Tạp chí Thị
trường Tài
chính Tiền tệ số 13.
4. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), "Nâng cao năng lực cạnh
tranh
của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Vũ Ngọc Diệp (2019), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng
Việt
Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP ”, Tạp chí Công thương. II. TÀI LIỆU NỘI BỘ VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
6. Báo cáo thường niên của ngân hàng MSB các năm 2017, 2018, 2019 7. Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2017, 2018
8. Báo cáo hoạt động quản trị điều hành ngân hàng MSB năm 2017.
3. https://webgia.com/lai-suat/ 4. https://vietstock.vn/2019/03/kha-nang-sinh-loi-cua-cac-ngan-hang-thay-doi-ra- sao- 757-663186.htm 5. https://cafef.vn/cap-nhat-3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2020- trong- boi-canh-dai-dich-covid- 19-20200410112859693.chn ngan-hang-va-muc-tieu-ngan-hang-so-cua-vietcombank.htm