Phân loại nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán NH TMCP việt nam thịnh vượng 148 (Trang 25 - 28)

4. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Phân loại nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Theo tiêu chí dịch vụ cung cấp:

1.1. Nhà môi giới toàn phần (full-service broker):

Một nhà môi giới toàn phần là một công ty môi giới tài chính được cấp phép cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng của họ, các dịch vụ này bao gồm nghiên cứu thị trường và tư vấn đầu tư, lập kế hoạch giao dịch và nhiều hơn nữa. Tất nhiên, tất cả các mục này đều có giá đi kèm, hay còn được gọi là phí hoa hồng. Phí hoa hồng tại các công ty môi giới toàn phần cao hơn nhiều so với các công ty môi giới bán phần.

Các nhà môi giới toàn phần cho phép có sự tùy biến trong việc hỗ trợ và tương

tác để tạo điều kiện giao dịch, quản lí danh mục đầu tư, lập kế hoạch tài chính và dịch

vụ quản lí tài sản cho khách hàng một cách tốt nhất, có thể đại diện cho khách hàng để thương lượng mua hoặc bán chứng khoán; thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán của khách hàng,.. cung cấp cho từng khách hàng các báo cáo và đề xuất chi tiết về tài sản, công ty nào đó hoặc là những chiến lược, phương pháp đầu tư cụ thể. Tóm lại, với tư cách là một cố vấn tài chính, người môi giới dịch vụ đầy đủ có thể phục vụ người đầu tư với nhiều ý tưởng và sản phẩm tốt, giúp nhà đầu tư giải quyết các vấn đề của mình.

1.2. Nhà môi giới bán phần (discount broker)

Nhà môi giới bán phần là một nhà môi giới chứng khoán thực hiện các lệnh mua và bán với mức hoa hồng ít hơn nhà môi giới trọn gói. Không giống với nhà môi giới toàn phần, nhà môi giới bán phần chỉ cung cấp một số ít dịch vụ, tùy theo sự ủy nhiệm của khách hàng, không cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc thực hiện phân tích đầu tư thay mặt khách hàng. Hoạt động chủ yếu của họ là giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán. Những người môi giới chứng khoán này thích hợp với các nhà đầu tư tự tìm hiểu và tự mình đưa ra được quyết định đầu tư mà không cần lời khuyên từ các nhà môi giới chứng khoán. Với loại hình này nhà đầu tư dễ gặp rủi ro hơn so với loại hình môi giới toàn phần, nhưng mức phí hoa hồng môi giới sẽ thấp hơn.

Phân loại theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán:

2.1. Các nhà môi giới được ủy nhiệm hay thừa hành hay người môi giới tại

sàn giao dịch:

Đây là loại môi giới mà những nhân viên của một CTCK thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, làm việc hưởng lương của một CTCK và được bố trí để thực hiện lệnh mua/bán cho các CTCK hoặc khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. Các lệnh mua/bán được chuyển đến cho các nhà môi giới ủy nhiệm này có thể từ văn phòng công ty hoặc từ môi giới đại diện. Hiện nay, đây là hình thức môi giới phổ biến nhất trên thị trường điển hình là Công ty chứng khoán VPS.

2.2. Môi giới đôc lập:

Đây là hoạt đông môi giới mà người môi giới đôc lập chính là các môi giới làm việc cho chính họ chứ không thông qua CTCK, hưởng hoa hồng hay thù lao dịch vụ. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Bởi vì đôi khi lượng lệnh cần khớp phải giải quyết cho khách hàng của các CTCK đôi khi quá tải, các nhân viên môi giới của công ty không giải quyết hết dược. Lúc đó, các CTCK sẽ hợp đồng với các nhà môi giới đôc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và trả cho người môi giới này môt khoản tiền nhất định. Môi giới đôc lập đóng vai trò không khác gì môi giới ủy nhiệm, chỉ khác là họ có tư cách đôc lập, không đại diện cho bất kì CTCK nào cả và có thể nhận hợp đồng từ nhiều CTCK khác nhau.

2.3. Nhà giao dịch chứng khoán có đăng kí:

Hình thức này nhằm mục đích mua bán chứng khoán cho chính bản thân họ, những người đó gọi là “nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký”, không thuôc về môt công ty môi giới nào. Tuy nhiên do sự gia tăng các nguyên tắc và các quy định nên hoạt đông của họ bị hạn chế rất nhiều.

2.4. Nhà môi giới chứng khoán chuyên môn hay các chuyên gia

Tại Sở giao dịch chứng khoán này, mỗi loại chứng khoán được giao dịch tại môt quầy giao dịch nhất định. Trong mỗi quầy giao dịch có môt số nhà môi giới chuyên môn được Hôi đồng quản trị của Sở phân công thực hiện mua, bán môt số loại chứng khoán nhất định.

Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và tạo thị trường cho môt số cổ phiếu được phân công và khi thực hiện các lệnh giao dịch, các chuyên gia này nhận được phí môi giới như những nhà môi giới khác.

Khi thực hiện chức năng là nhà tạo thị trường, nhà môi giới chuyên môn phải duy trì môt thị trường ổn định bằng cách khi có các loại chứng khoán do mình đảm nhận có mức chênh lệch lớn giữa giá bán và giá mua, nhà môi giới chuyên môn sẽ chào

bán hoặc đặt mua chứng khoán đó cho mình với giá ở giữa hai mức giá trên. Ket quả là thu hẹp được mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán NH TMCP việt nam thịnh vượng 148 (Trang 25 - 28)