- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
---
b3. Đối với tác phẩm kí:
* Để giúp học sinh nắm được tác phẩm kí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu tác giả, xuất xứ , hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm + Tìm hiểu vài nét về tác giả
+ Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung này, giáo viên cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ.
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại. - Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm
Để làm được phần này, giáo viên cần chú trọng vào các bước sau: + Xác định thể loại
Khi tìm hiểu một văn bản, giáo viên cần khắc sâu kiến thức về thể loại đã học, cách tiếp cận, khám phá văn bản để học sinh có thể vận dụng vào khám phá với văn bản khác cùng thể loại.
Tổ chức cho học sinh khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó là giúp học sinh trả lời được câu hỏi: cần dựa vào những yếu tố nào để tìm ra nội dung và ý nghĩa văn bản.
+ Xác định bố cục
Việc xác định bố cục cũng cũng chỉ là tương đối, nhưng trên cơ sở xác định được cảm xúc của nhân vật trữ tình học sinh mới dễ dàng xác định bố cục. Khi xác định bố cục sẽ là định hướng cho học sinh khám phá các giá trị của văn bản kí tốt hơn, mạch lạc hơn.
- Tích hợp để khám phá các giá trị bài kí.
Để khám phá giá trị của văn bản kí, việc đầu tiên giáo viên cần cho học sinh tìm kiếm thông tin từ văn bản, như tìm ý chính, hoặc tìm các chi tiết cụ thể.
Sau đó, giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối... thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.
43
Giáo viên có thể vận dụng dạy học tích hợp. Trước hết là tích hợp phân môn giữa Văn học với Tiếng Việt và Làm văn trong các bài học.
Việc tích hợp còn được thể hiện với sự liên môn kiến thức Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành khoa học khác. Chẳng hạn có thể vận dụng tích hợp kiến thức với các môn có mối liên hệ gần gũi như Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công dân nhằm giúp học sinh có được kiến thức, kỹ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức công dân, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội.
* Ví dụ minh họa:
b 3. Tác phẩm kí: Tiết 49: Đọc văn:
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?(Trích) (Hoàng Phủ Ngọc Tường) (Trích) (Hoàng Phủ Ngọc Tường) I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức trọng tâm:
+ Học sinh hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông Hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước; nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong
bài.
2. Kĩ năng:
+ Đọc – Hiểu thể loại bút kí và phong cách nghệt thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong văn học Việt Nam hiện đại.
+ Vận dụng, học hỏi cách viết thể kí trong cuộc sống.
+ Kĩ năng sống: Biết rung động trước những cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước, có tư duy đúng đắn, sáng tạo, tích cực về thiên nhiên và giá trị nhân văn của con người. Hiểu biết về những kiến thức lịch sử - xã hội, văn hóa, địa lý, Giáo dục công dân được tích hợp trong bài học.
3. Thái độ:
+ Có tình yêu văn học, rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương đất nước.
+ Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Có tinh thần trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.