sử dụng các trạng thái của tín hiệu vào trong mảng nhớ để xác định các đầu ra đáp ứng hay không. Kết quả là các trạng thái của đầu ra được ghi vào mảng nhớ, PLC sẽ cấp hoặc ngắt điện cho các mạch ra để điều khiển các thiết bị ngoại vi. Chu kỳ quét của PLC có thể kéo dài từ 1 đến 25ms. Thời gian quét đầu vào và đầu ra thường ngắn so với chu kỳ quét của PLC.
2.2.5 Van khí nén
Van khí nén là thành phần cơ bản của bất kỳ hệ thống khí nén nào trong hệ thống khí nén. Lựa chọn van điều chỉnh khơng khí phù hợp để điều chỉnh áp suất, hướng dịng chảy và tốc độ dòng chảy là rất quan trọng khi thiết kế mạch điện lưu lượng.
Các loại van thường dùng: Van đảo chiều, van chắn, van tiết lưu, van chân không…
a. Van đảo chiều
Van đảo chiều điều khiển bằng nam châm điện kết hợp với khí nén có thể điều khiển trực tiếp ở hai đầu van hoặc là gián tiếp qua van phụ trợ. Bảng dưới đây biểu diễn một số ký hiệu loại:
Bảng 2.2: Bảng biểu diễn một số ký hiệu van
Van đảo chiều điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện và lò xo
Van đảo chiều điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện cả hai phía
Van đảo chiều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén
Van đảo chiều điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện cả hai phía
Van đảo chiều điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén
Cấu tạo và ký hiệu của van 2/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện