Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề phân bón hóa học (Trang 31 - 36)

- NPK: là loại phân được tạo ra khi trộn lẫn 3 loại phân đơn N: P: K với nhau hoặc trong quá trình sản xuất người ta pha trộn các yếu tố dinh dưỡng theo tỉ lệ nhất định.

e.Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

- Thông qua quan sát giáo viên đánh giá được mức độ hoạt động tích cực của các nhóm, mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm.

- Qua việc trình bày kết quả hoạt động của nhóm giáo viên đánh giá được khả năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh. Đồng thời giáo viên cũng đánh giá được mức độ hiểu bài và giúp học sinh chuẩn hóa, khắc sâu kiến thức.

- Trong khi lấy ý kiến nhận xét các thành viên trong lớp giáo viên đánh giá được khả năng góp ý, chia sẻ, hợp tác của học sinh, qua đó có hướng dẫn, điều chỉnh cần thiết về các năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Qua việc tính toán, phân tích số liệu trên các bao bì giúp học sinh liên hệ kiến thức với thực tiễn sản xuất.

- Sử dụng máy tính trong trường hợp cần thiết dưới sự giám sát của giáo viên để khai thác thông tin tham khảo, qua đó đánh giá được khả năng sử dụng CNTT của học sinh.

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh ghi chép bài hợp lí, khoa học.

Giáo viên nhận xét, cho điểm với những học sinh tiêu biểu, giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập.

- Học sinh hoàn thiện bảng KWLH ở tình huống xuất phát. Qua đó tự đánh giá xem mình đã học được gì? Chưa học được gì so với kế hoạch ban đầu, khám phá kiến thức mới bằng cách nào?

HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập a. Mục tiêu hoạt động

+ Học sinh nhiều điểm nhất: 10 đ. + Học sinh nhiều điểm thứ hai: 9 đ. + Học sinh nhiều điểm thứ ba: 8 đ.

Nội dung 2:Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập sau:

Câu 1. Nối nội dung các cột để được thành phần chính của các loại phân bón:

Phân ure Ca(H2PO4)2- NH4NO3- KCl

Phân supephotphat đơn (NH2)2CO

Phân kali Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Phân nitrophotka KCl

Phân NPK (NH4)2HPO4- KNO3

Câu 2. Để nhận biết các mẫu phân đạm: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat người ta dùng dung dịch Ba(OH)2.

Hãy điền hiện tượng quan sát được vào chỗ trống:

Amoni sunfat: Amoni clorua:

Natri nitrat:

Câu 3. Hãy sắp xếp các chất theo đúng trật tự trong sơ đồ sản xuất phân đạm sau: (Học sinh dán thẻ có ghi công thức hóa học của các chất vào ô thích hợp)

1. NO 2. NH3 3. HNO3 4. NO2 5. NH4Cl Câu 4. Cây trồng hấp thụ phân bón hóa học bằng những con đường nào?

A. Qua rễ B. Qua thân C. Qua lá

Câu 5. Hãy chọn hình ảnh tương ứng với nội dung:

Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau, thường được bón lúc cây còn non.

Cần nhiều cho cây thân củ, cây họ đậu, mía… dùng khi bón lót.

Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt…bón vào lúc cây có quả, làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.

Loại phân chứa đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cơ bản cho cây.

Câu 6. Theo tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) thì sau khi sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng có thể thu hoạch sau ít nhất:

A. 7 ngày. B. 10 ngày. C. 15 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 7. Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:

A. 95,51% B. 65,75% C. 87,18% D. 88,52%

Câu 8. Trong công nghiệp, phân supephotphat kép được sản xuất theo sơ đồ chuyển hóa:

Ca3(PO4)2 H3PO4 Ca(H2PO4)2.

Khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ chuyển hóa trên là bao nhiêu? Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%.

A. 392 kg. B. 520 kg. C. 600 kg. D. 700 kg.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề phân bón hóa học (Trang 31 - 36)