Ca(H2PO4)2 = 103 = 2 kmol Ta có phươg trìh hóa học:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề phân bón hóa học (Trang 38 - 41)

- NPK: là loại phân được tạo ra khi trộn lẫn 3 loại phân đơn N: P: K với nhau hoặc trong quá trình sản xuất người ta pha trộn các yếu tố dinh dưỡng theo tỉ lệ nhất định.

nCa(H2PO4)2 = 103 = 2 kmol Ta có phươg trìh hóa học:

Ta có phương trình hóa học:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4↓

4 ← (kmol) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2

Hiệu suất phản ứng 80% nên ta có: nH2SO4 = 4. = 5 kmol. Vậy khối lượng dung dịch H2SO4 70% cần dùng là:

.5.98 = 700 kg.

e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

- Qua các câu hỏi giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh. Cho điểm học sinh thực hiện tốt để kích thích tinh thần, hứng thú học tập.

HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNGa. Mục tiêu hoạt động a. Mục tiêu hoạt động

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn: biết sử dụng các loại phân bón phù hợp với mục đích sử dụng; nếu sử dụng phân bón hóa học sai mục đích thì gây ra những tác hại gì; dư lượng phân bón trong đất gây ảnh hưởng gì đến môi trường…từ đó đề ra biện pháp giải quyết.

- Vận dụng kiến thức vào trả lời các câu hỏi và bài tập.

b. Nội dung

TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LƯỢNG PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Phân bón là nguồn thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun lên lá…cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.

Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn kali clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Vậy lượng phân bón cây chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu?

Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa.

Như vậy: Dư lượng phân bón đã xâm nhập vào tất cả các môi trường sống, bao gồm đất, nước, không khí.

- Làm mất cấu trúc của đất, làm đất bị chai cứng, giảm khả năng giữ nước, lưu thông khí. Đất bị phèn hóa, tích trữ nhiều ion kim loại nặng. Gây hại cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất.

- Anion N có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc các thủy vực

ô nhiễm các mạch nước ngầm, các thủy vực.

- Một phần phân bón bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hoặc quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí.

Chất dinh dưỡng không được cây trồng chuyển hóa hết dẫn tới những hậu quả như thế nào đối với cây trồng?

Khi bón quá lượng cần thiết phân hóa học cho cây trồng dẫn tới:

- Cây có thể bị chết vì nhiều phân tạo môi trường ưu trương. - Cây sinh trưởng quá mức gây lốp, đổ…

- Chất dinh dưỡng không được đồng hóa hết (nitrat, kim loại nặng…) tồn đọng trong sản phẩm sau thu hoạch.

Ure khi hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối. Lợi dụng tính chất này mà người ta dùng ure để làm chất bảo quản hải sản làm cho chúng không bị ươn, hỏng, giữ được trong thời gian lâu hơn.

-Tác hại: ure ngấm sâu vào thực phẩm, khi được đưa vào cơ thể người, nếu lượng ure vượt quá mức quy định có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh…Ngoài ra, ure có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng, gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong. → Không dùng ure làm chất bảo quản thực phẩm!

Môi trường sống, nguồn thức ăn, nước uống bị nhiễm hóa chất ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

+Thực phẩm tồn, dư ure gây hiện tượng ngộ độc cấp tính, lâu có thể gây mất trí nhớ, suy hô hấp, làm tăng sự phát triển các khối u là tiền đề của ung thư.

+Thực phẩm tồn, dư nitrat khi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrit: -Nitrit dễ kết hợp với axit amin thành nitroamin, là chất gây ung thư.

-Nitrit kết hợp với Hemoglobin thành Methahemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxi của Hemoglobin dẫn đến triệu chứng suy giảm hô hấp của tế bào và làm tăng phát triển các khối u. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Thực phẩm tồn, dư photpho gây bệnh loãng xương…

+Nguồn nước, không khí, thực phẩm chứa kim loại nặng tích lũy một thời gian trong cơ thể gây ra nhiều loại bệnh hiểm nghèo, thậm chí tử vong đối với con người.

Một số biện pháp khắc phục

Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón hóa học:

- Bón vừa đủ, phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng, giai đoạn phát triển.

- Thực hiện nguyên tắc: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón.

- Kết hợp sử dụng một số loại phân chứa chất tăng hiệu suất sử dụng phân bón hoặc các loại phân tan chậm trong đất.

c. Phương thức tổ chức hoạt động

- Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu qua thực tế hoặc tài liệu tham khảo (sách báo, internet…), trình bày bằng powerpoint về vấn đề sau:

“Tìm hiểu tác động của dư lượng phân bón hóa học đến môi trường sống và sức khỏe con người”.

- Gợi ý:

1. Hiệu suất sử dụng các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào? Lượng phân bón chưa được sử dụng sẽ đi về đâu? Có những ảnh hưởng gì đến môi trường đất, nước, không khí?

2. Chất dinh dưỡng không được cây trồng chuyển hóa hết dẫn tới những hậu quả như thế nào đối với cây trồng? Con người ăn thực phẩm có dư lượng phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

3. Nếu con người dùng phân bón để bảo quản thực phẩm thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người không? Tại sao?

4. Hãy đề ra một số biện pháp khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của quá trình sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề phân bón hóa học (Trang 38 - 41)