I THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 Chuẩn bị thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT thông qua dạy học môn địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh (Trang 99 - 103)

1. Chuẩn bị thực nghiệm

a) Chọn bài thực nghiệm

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, đặc điểm SGK Địa lý 10 và điều kiện trường tại trường THPT Kim Liên tôi đã chọn những bài thực nghiệm sau:

- Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển.

- Bái 17. Thổ những quyển, các nhân tố hình thành thổ những.

-Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. b) Đối tượng thực nghiệm.

Để đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc đã đặt ra.Tác giả chọn 4 lớp thực nghiệm ở 3 trường: 10C1, 10C2 trường THPT Kim Liên, 10A1 trường THPT Nam Đàn I, 10C3 trường THPT Nam Đàn II, và 4 lớp đối chứng gồm 10C5, 10C6, 10A2, 10C10 của năm học 2018 - 2019 các lớp đó đáp ứng những yêu cầu sau:

-Trình độ, sĩ số HS tương đương nhau, HS có ý thức học tập. - Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau.

2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

a) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

Sau bài dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của HS bằng các câu hỏi kiểm tra giao về nhà cho HS làm và nộp lại vào sáng hôm sau (do trên lớp không có đủ thời gian). Nội dung kiểm tra cả phần kiến thức và kỹ năng của học sinh.

Quan sát học sinh trong các tiết học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để thấy được tâm lý học tập của các em trong các giờ học đó.

- Về kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học

- Về kỹ năng: Thông qua các bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được kỹ năng của học sinh như đọc, kỹ năng sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu, kỹ năng giải các bài tập…Đồng thời cũng đánh giá được sự sáng tạo, khả năng tư duy ở những mức độ khác nhau trong quá trình học của các em.

b) Xử lí kết quả thực nghiệm

- Bước 1: Tiến hành chấm điểm bài kiểm tra ở cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo thang điểm 10.

- Bước 2: Thống kê kết quả sau khi chấm điểm.

- Bước 3: Tính điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Bước 4: Xử lí kết quả theo những thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét.

c) Kết quả thực nghiệm

Bảng 1. Kết quả 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng

Điểm kết quả lớp thực nghiệm Tổng

Lớp số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung Không đạt bình

(9 – 10) (7–8) (0 –> 4)

HS (5– 6)

10C1

10C2 149 72 48.32 60 40.27 14 9.40 3 2.0110A1 10A1

10C3

Điểm kết quả lớp đối chứng 10C5

10C6 147 31 21.08 62 42.18 30 20.4 24 16.3210A2 10A2

10C10

Hình 1. Biểu đồ so sánh kết quả các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng

*Nhận xét về mặt định lượng Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi rút ra một số nhận xét sau:

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, lượng đổi dẫn đến chất đổi: Ở lớp đối chứng, điểm trung bình dao động từ 5 – 6 điểm (mức điểm trung bình) còn ở lớp thực nghiệm đạt điểm khá.

Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ HS trung bình, yếu thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng

Từ hai chỉ số trên có thể khẳng định rằng cần thiết phải sử dụng các hình thức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong Địa lí lớp 10 – THPT đã đem lại hiệu quả. HS đã tích cực hóa tư duy, tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sáng tạo…góp phần khắc sâu kiến, kỹ năng trong học tập.

* Nhận xét về mặt định tính.

Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tôi tiến hành khảo sát về mặt định tính, trao đổi với HS và GV sau các tiết thực nghiệm, qua đó nhận thấy:

Mức độ tập trung ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn. HS lắng nghe GV giảng bài, tích cực làm việc độc lập với các câu hỏi được giao, tích cực thảo luận cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. Quan sát thấy trong các tiết học lớp thực nghiệm không còn tình trạng HS ngủ trong giờ, hay nói chuyện riêng. HS phản ánh, trong các tiết học thực nghiệm các em phải tư duy, phải làm việc nhiều hơn, mặc dù có những câu hỏi hay vấn đề các em không trả lời được nhưng HS vẫn thấy hào hứng và thích thú với giờ học. Trong giờ học có tính cạnh tranh, HS muốn được GV gọi trả lời để nói lên quan điểm của mình và muốn được các bạn trong lớp công nhận. Đặc biệt, việc trải nghiệm thực tiễn đã giúp các em hiểu phần nào bài học ngay ở nhà, khi lên lớp học nhiều em có thể nhớ được ngay nội dung chính của bài học trên lớp.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI- KẾT LUẬN I- KẾT LUẬN

Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí 10 có nhiều ý nghĩa và giá trị trong học tập. Tuy nhiên, biến các hoạt động trải nghiệm thành cơ hội để sáng tạo cho mỗi học sinh phát triển năng lực rất cần tổ chức phù hợp. Với cách tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp vấn đề trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí 10 không còn bó buộc trong bốn bức tường của lớp học, của kiến thức lý thuyết. HS có cơ hội phát huy các giá trị bản thântối đa trong chính các hoạt động do GV và HS thiết kế. Để tổ chức HĐTNST rất cần sự tâm huyết của GV với các kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng xử lý các tình huống cụ thể phù hợp, đồng thời cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt, cần có sự tham gia, đồng tình của đối tượng HS, đây là đối tượng chính cần được phát triển năng lực trong các hoạt động cụ thể. Với các HĐTNST trong môn Địa lí HS không chỉ có được kiến thức mà còn có những năng lực sáng tạo thực tế phù hợp để vận dụng vào chính cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội, đây là nên tảng quan trong để phát triển một lớp công dân trong tương lai.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT thông qua dạy học môn địa lí lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh (Trang 99 - 103)