Quy trình và một số sản phẩm cho vay KHDN vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 127 (Trang 43)

2.2.1.1. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là toàn bộ quy tắc, quy định mà ngân hàng đặt ra được thực hiện mang tính chất bắt buộc theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động tín dụng (lợi nhuận, an toàn) mà ngân hàng đã hoạch định. Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội được cụ thể hóa như sau:

Bảng 2.10. Quy trình tín dụng

Nguồn: MB Long Biên

Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội bao gồm 6 bước chính mà

ngân hàng thiết lập để chọn lựa khách hàng, phân tích rủi ro và mức độ tín nhiệm, xây 32

ST

T T Tổng dư nợ tín dụng bình quânChỉ tiêu 1,273.22014 1,291.972015 1,443.332016

dụng cấu trúc và thiết kế khoản vay, giám sát khách hàng vay vốn để tối thiểu hóa tổn thất và tạo được vị trí trong môi trường cạnh tranh và có nhiều sự thay đổi.

2.2.1.2. Một số sản phẩm cho vay DNVVN nổi bật

* Tài trợ trung và dài hạn cho mục đích đầu tư tài sản cố định và đầu tư dự án dành cho DNVVN

- Hình thức tài trợ: Tài trợ trung dài hạn đầu tư tài sản cố định thông thường và tài trợ trung dài hạn đầu tư dự án.

- Phương thức giải ngân linh hoạt: tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Tỷ lệ tài trợ: lên tới 100% giá trị tài sản cố định đầu tư hoặc 85% tổng mức đầu tư của dự án.

- Giải ngân: theo tiến độ thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư.

- Tài sản bảo đảm: tài sản độc lập (bất động sản, ô tô, máy móc thiết bị, giấy tờ có giá...) hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

- Lợi ích: Thời gian cho vay linh hoạt, thời gian ân hạn và trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án/ doanh nghiệp; Được ân hạn trong thời gian triển khai dự án để

giảm áp lực trả nợ; Rút vốn linh hoạt, có thể rút một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ

đầu tư; Được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.

* Tài trợ vốn kinh doanh dành cho khách hàng DNVVN siêu nhỏ

Sản phẩm tài trợ vốn kinh doanh dành cho khách hàng DNVVN siêu nhỏ của MB nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động kịp thời, dành riêng cho doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, với các mục đích vay phục vụ cho các nhu cầu: thanh toán chi phí quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ,.

- Tỷ lệ tài trợ: Tài trợ 85% nhu cầu vốn

- Giá trị khoản vay tối đa: 5 tỷ đồng, Thời gian cho vay: Tối đa 12 tháng - TSBĐ linh hoạt: ô tô, bất động sản, giấy tờ có giá

- Lợi ích: Thời gian vay vốn nhanh chóng; Thủ tục hồ sơ vay vốn đơn giản; Lãi suất cạnh tranh theo các chương trình ưu đãi của MB.

* Cho vay ngắn hạn

Là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn ngắn hạn theo từng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay,

33

- Lợi ích: Cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá; Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu; Cho vay theo

hạn mức thấu chi; Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thế chấp L/C;.

* Cho vay mua ô tô dành cho doanh nghiệp

Sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn để mua sắm phương tiện vận tải để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa.) hoạt động đi lại, giao dịch của doanh nghiệp.

- Giá trị khoản vay: tối đa 80% giá trị xe, thời hạn vay: tối đa 84 tháng

Lợi ích: Khách hàng được hỗ trợ vốn vay trung dài hạn để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh; Các loại phương tiện vận tải được xem xét tài trợ đa dạng như: xe con, xe bán tải, xe khách, các dòng xe tải, xe chuyên dụng,.

2.2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Long Biên

2.2.3.1. Quy mô cho vay

* Dư nợ cho vayBảng 2.11. Kết quả hoạt động cho vay KHDNgiai đoạn 2014-2016

2 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,586.4 1,152.32 1,743.55

3 ^

Cơ cấu tín dụng

1

1 Theo kỳ hạnDư nợ cho vay ngắn hạn 982.3 959.25 932.13

Dư nợ cho vay trung và dài hạn 290.9 332.72 511.20

1 2

Theo đối tượng khách hàng

KHDN lớn 378.9 292.44 339.42 DNVVN 894.3 999.53 1,103.91 1 3 Theo sản phẩm Cho vay 768.7 886.80 862.40 Bảo lãnh 189.9 291.87 505.58

Thanh toán quốc tế (Triệu USD) 49Õ 53.02 75.35

1 Tỷ trọng nợ Qúa hạn/ Tổng dư nợ (%) 1.3% 0.65% 0.7%

201 4 2015 6 201 Cho vay KH DNVVN 605.6 9 656.01 715.58 Tín dụng DNVVN 894. 3 999.53 1,103.91 Tín dụng KHDN 1273. 2 1292 1443.33 Tổng dư nợ chi nhánh 1697. 8 2105.3 2800

Nguồn: MB Long Biên

34

Bảng kết quả hoạt động cho vay KHDN cho thấy, dư nợ tín dụng đối với KH DNVVN tại chi nhánh lớn hơn nhiều so với dư nợ tín dụng KHDN lớn. Cụ thể năm 2015, dư nợ đối với KH DNVVN là 999.53 tỷ đồng, cao gấp 3.42 lần so với dư nợ KHDN lớn (292.44 tỷ đồng). Sang năm tiếp theo, dư nợ tín dụng KH DNVVN và KHDN lớn lần lượt là 1,103.91 và 339.42, hơn kém nhau 764.49 tỷ đồng và KH DNVVN có xu hướng tăng nhanh hơn. Một số chỉ tiêu về nghiệp vụ cho vay KH DNVVN được trình bày ở phần sau đây.

Biểu đồ 2.3. Tổng dư nợ cho vay DNVVN

(Đơn vị: Tỷ đồng)

H DNVVN

Nguồn: MB Long Biên

Dư nợ cho vay DNVVN là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khoản nợ còn lại của doanh nghiệp tại ngân hàng vào cuối kỳ, chỉ tiêu này theo bảng trên tăng trưởng đều qua từng năm. Từ năm 2014 là 605.7 tỷ đồng, tăng 50.3 tỷ, tương đương 8.3% lên đến 656.01 tỷ đồng vào năm 2015. Năm tiếp theo, ngân hàng tiếp tục tăng dư nợ 59.6 tỷ, ứng với 9.1%, đạt mức 715.58 tỷ đồng.

Bảng 2.12. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm KHDN

201 4 2015 2016 DNVVN 2,721.4 2,939.1 3,233.0 Tổng KHDN 3,552.0 3,998.0 4,200.0 Tỷ trọng 76.6 % 73.5% 77.0% Lượng tăng 217.7 293.9 Mức tăng 8% 10% 201 4 2015 2016 DNVVN 2,324.0 2,416.9 2,997.0 Tổng KHDN 3,084.0 3,289.0 3,700.0 Tỷ trọng 75.4 % 73.5% 81.0% Lượng tăng 93.0 580.1 Mức tăng 4% 24%

Nguồn: MB Long Biên

35

Trong mảng cho vay KHDN của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Long Biên chia ra làm hai mảng chính là DNVVN và KHDN lớn. Bảng trên thể hiện rằng trong năm 2016, khu vực KHDN (1,443.33 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ toàn chi nhánh (2800 tỷ đồng), Tín dụng đối với DNVVN cũng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tín dụng KHDN (1,103.91 tỷ đồng, tương đương 76.48%). Đồng thời, nghiệp vụ cho vay KHDNVVN năm 2016 là 715.58 tỷ đồng, chiếm 64.82% so với dư nợ tín dụng DNVVN, và 25.6% trên tổng dư nợ toàn chi nhánh.

* Doanh số cho vay và thu nợ

Bảng 2.13. Doanh số cho vay DNVVN của chi nhánh

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Nguồn: MB Long Biên

Bảng doanh số cho vay DNVVN cho thấy chỉ tiêu này của chi nhánh từ năm 2014 đến 2016 có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2016, doanh số cho vay là 3,233.0 tỷ đồng, tăng 10% so với 2015 (2,9339.1 tỷ đồng), năm 2015 tăng 8% so với 2014 (2,721.4 tỷ đồng). Đặc biệt, tỷ trọng cho vay DNVVN trên tổng doanh số tín dụng có xu hướng ổn định ở mức khoảng 74%, cho thấy đây là khu vực đem lại doanh số lớn nhất trong so với các loại hình tín dụng khác, và các cấp lãnh đạo ngân hàng có sự quan tâm nhất định đối với lĩnh vực này.

Bảng 2.14. Doanh số thu nợDNVVN của chi nhánh

Nguồn: MB Long Biên

Bảng doanh số thu nợ trong lĩnh vực cho vay DNVVN của chi nhánh Long Biên cho thấy hằng năm chỉ tiêu này đều có sự cải thiện. Từ năm 2014 là 2,324.0 tỷ đồng, tăng 93 tỷ, tương đương với 4% lên đến 2,416.9 tỷ đồng vào năm 2015. Và vào năm 2016, ngân hàng có mức đột phá khi tăng đến 580.1 tỷ, ứng với 24% đến đạt mức doanh số thu nợ là 2,997.0 tỷ đồng. Điều này cho thấy rằng qua từng năm, hệ thống chi nhánh đều có ý thức để cải thiện mức doanh số thu nợ. Thêm vào đó, doanh số thu nợ cho vay DNVVN so với Tổng doanh số thu nợ cũng có sự tiến triển tốt và luôn chiếm tỷ trọng trên 73%, đặc biệt năm 2016 đã có mức tăng đột biến, chiếm tới 81% trên Tổng là 3700 tỷ. Việc này minh chứng rằng MB Long Biên ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động cho vay đối với các DNVVN khi các doanh nghiệp lớn và thị trường khách hàng cá nhân đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác trong cùng địa bàn.

* Vòng quay vốn tín dụng

Biểu đồ 2.4. Vòng quay vốn tín dụng hoạt động cho vay DNVVN

Q Vòng quay vốn tín dụng

Nguồn: MB Long Biên

Vòng quay vốn tín dụng tại hoạt động cho vay DNVVN của MB Long Biên năm 2015 là 3.68, giảm 4.17% so với năm 2014 (3.84). Tuy nhiên, chỉ tiêu này năm 2016 đã tăng đột biến, lên mức 4.19, gấp 1.14 lần năm trước đó. Lý do là doanh số thu nợ năm này đạt mức 2997 tỷ đồng, đã tăng nhanh so với những năm trước, trong khi dư nợ bình quân tăng trưởng khá ổn định ở mức 715.58 tỷ đồng, khiến cho vốn tín dụng quay nhanh hơn. Điều này cho thấy vòng quay vốn tín dụng của MB Long Biên

2014 2015 2016 KHDN mới 158^ 130^^ 15 6^ KHDN từ chi nhánh khác chuyển về 43 26 57 KHDN cũ 932^^ 1,022 99T Tổng số khách hàng 1,133 1,178 1,204

được cải thiện, tạo tiền đề cho việc tăng lợi nhuận trong hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh.

2.2.3.2. Cơ cấu cho vay

* Số lượng khách hàng

Biểu đồ 2.5. Thống kê chi tiết số lượng KHDNVVN

(Đơn vị: Người)

0 2014 0 2015 0 2016

Nguồn: MB Long Biên

Số lượng khách hàng của chi nhánh có xu hướng tăng đều qua từng năm, cụ thể năm 2014 là 1,133 khách hàng, đến năm 2015 tăng thêm 45 khách, tương ứng 4.0%, giúp chỉ tiêu đạt mức 1,178, và đến cuối năm 2016 số lượng tăng nhẹ 2.2% lên mức 1,204 khách. Lượng DNVVN vay vốn tại MB Long Biên chiếm phần nhỏ trong tỷ trọng tổng số lượng khách hàng tại chi nhánh. Chi tiết hơn, lượng khách hàng DNVVN trong năm 2014 (1,133 khách) chỉ chiếm 3.6% trên tổng là 31,862 khách hàng. Năm 2015, con số này giảm xuống còn 2.76% trong tổng 42,671 khách. Cuối cùng là sang năm 2016, tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 2.4% (tương đương với 1,204 khách) trên tổng là 51,286, trong khi đó số lượng các mã KHCN chiếm đa số (50,082 khách vào năm 2016), chứng minh phần nào rằng mảng kinh doanh bán lẻ vẫn đang có quy mô lớn hơn so với mảng doanh nghiệp.

38

Bảng 2.15. Thống kê số lượng khách hàng DNVVN tại chi nhánh

Nguồn: MB Long Biên

Trong tổng số lượng mã DNVVN của MB Long Biên, chiếm phần lớn là lượng khách hàng cũ, và gần như duy trì một tỷ lệ đều đặn qua giai đoạn 2014 - 2016. Cụ thể, năm 2014 trong tổng 1,133 mã thì có đến 932 KHDN cũ (chiếm 82.26%), chỉ có 158 KHDN mới và 43 KHDN từ chi nhánh khách chuyển về. Năm 2015, trong tổng 1,178 mã, tương ứng bao gồm 1,022 KHDN cũ, 26 KHDN từ chi nhánh khách chuyển về và 158 mã KHDN mới. Sang năm 2016 tổng lượng khách đạt mức 1,204 mã, với sự đóng góp của các bộ phận: 991 mã cũ, 57 mã chuyền về, và 156 mã mới. Có thể thấy rằng sự tăng trưởng ổn định này thể hiện một cơ cấu phát triển quy mô khách hàng bền vững qua từng năm là chiến lược hoạt động của MB Long Biên.

* Ngành nghề kinh doanh

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề năm 2016

(Đơn vị: %)

Khác, 12ớ/o

Dệt, 15ớ/ Xây lắp, 28/

Giấy, 20ớ/

Nguồn: MB Long Biên

Từ biểu đồ, ta thấy rằng dư nợ trong nghiệp vụ cho vay DNVVN lớn nhất nằm ở ngành xây lắp và ngành thương mại dịch vụ. Cụ thể vào năm 2016, ngành xây lắp

chiếm tỷ trọng lớn nhất 28%, tương đương với dư nợ 200.36 tỷ đồng, ngành thương mại dịch vụ 25% ứng với 178.9 tỷ đồng. Các ngành còn lại bao gồm ngành giấy chiếm tỷ trọng 20% (1433.12 tỷ đồng), ngành dệt 15% (107.34 tỷ đồng) và các ngành khác 12% (85.87 tỷ).

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu thu nhập cho vay theo ngành nghề năm 2016

(Đơn vị: %)

11ớ/o Thương mại

dịch vụ, 30%

Nguồn: MB Long Biên

Các ngành có dư nợ khác nhau mang lại mức thu nhập khác nhau cho chi nhánh. Chi tiết vào năm 2016, ngành thương mại dịch vụ góp phần lớn nhất vào thu nhập cho vay DNVVN, với 30% tương ứng với 15.55 tỷ đồng. Tiếp đến là ngành xây lắp với 26%, tương đương 13.48 tỷ đồng. Các ngành còn lại, bao gồm ngành giấy với 11% (5.7 tỷ đồng), ngành dệt với 16% (8.29 tỷ đồng), và các ngành khác (8.81 tỷ đồng) tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng vẫn góp phần quan trọng và thu nhập nghiệp vụ cho vay DNVVN.

Từ phân tích trên cho thấy, ngành thương mại dịch vụ và ngành xây lắp đóng vai trò quyết định trong cho vay DNVVN của MB Long Biên, các ngành dệt và giấy cùng một số ngành khác như dược, công nghệ thông tin, điện lực,... tuy tổng thu nhập đem lại không nhỏ nhưng chi nhánh cần tiếp tục phát huy thế mạnh, đồng thời đa dạng hóa danh mục cho vay để tránh gặp rủi ro khi nền kinh tế không thuận lợi.

2014 2015 2016 Thu nhập trước rủi ro 36.6 41.80 51.8

3

Thu nhập bất thường 0 0 9.05

Lợi nhuận trước thuế 10.09 11.79 16.2 5 2.2.3.3. Khả năng sinh lời

* Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN

Biểu đồ 2.8. Thu nhập cho vay DNVVN

(Đơn vị: Tỷ đồng) 80 60 40 20 0 51.83 58∙75 36'6 32.6 41.8 38.798 2014 2015 2016

Trước rủi ro Sau rủi ro

Nguồn: MB Long Biên

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN là các khoản lãi thu từ hoạt động cho vay DNVVN. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay DNVVN, chỉ tiêu này cũng tăng dần qua từng năm. Chi tiết là tăng trưởng thu nhập trước rủi ro hàng năm, từ 3.6 tỷ đồng vào năm 2014, đã tăng gấp 1.14 lần, lên đến 41.8 tỷ vào năm 2015, và tăng trưởng nhanh vào năm 2016 khi chỉ tiêu này đạt 51.83 tỷ, tương đương tăng 10.03 tỷ (+24%). Đặc biệt vào năm 2016, MB Long Biên có khoản thu nhập bất thường 9.05 tỷ đồng do tiên hành thu nợ thành công một khoản vay quá hạn đã xóa khỏi bảng cân đối kế toán. Điều này giúp cho thu nhập sau rủi ro năm này không giảm đi mà còn tăng thêm, cụ thể năm 2016 đạt mức 58.75 tỷ đồng, tăng gấp 1.5 lần so với năm trước đó (38.798 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu thu nhập tín dụng DNVVN tại MB Long Biên

(Đơn vị: Tỷ đồng)

-Cho vay DNVVN -Tín dụng DNVVN “Tín dụng KHDN

Nguồn: MB Long Biên

41

về mặt tổng quát, ta dễ dàng nhận thấy các khoản thu nhập của MB Long Biên có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 - 2016 và Thu nhập cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu nhập tín dụng DNVVN, cũng như trong tổng thu nhập tín dụng KHDN. Năm 2014, khi thu nhập khoản mục cho vay DNVVN là 36.6 tỷ, nó đã chiếm 58.75% trên thu nhập tín dụng DNVVN (62.3 tỷ) và 50.1% trên tổng thu nhập tín dụng KHDN (73.1 tỷ đồng). Năm 2015, các khoản thu nhập từ cho vay DNVVN, thu nhập tín dụng DNVVN, và thu nhập tín dụng KHDN vẫn tăng đồng đều, lần lượt với các giá trị 41.8, 73.08 và 85.92 tỷ đồng. Các khoản thu nhập tiếp tục đạt mức cao vào năm 2016, cụ thể thu nhập từ nghiệp vụ cho vay DNVVN đạt 51.83 tỷ đồng, chiếm 61.67% so với nghiệp vụ tín dụng DNVVN (84.04 tỷ đồng), và chiếm 54% trên tổng thu nhập tín dụng KHDN cùng thời kỳ (95.98 tỷ đồng). Điều này cho thấy thu nhập các năm tăng trưởng ổn định, thể hiện sự phát triển bền vững của MB Long Biên trong nghiệp vụ tín dụng nói chung, đặc biệt là tín dụng cho DNVVN của chi nhánh này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 127 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w