Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH TMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 28)

dụng

chứng từ

1.2.3.Tài trợ nhập khẩu

Sơ đồ 1.2 - Các hình thức tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

a) Tài trợ phát hành L/C:

L/C là cam kết mà ngân hàng phát hành đứng ra đảm bảo về việc sẽ thanh toán cho NXK một khoản tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định cho NXK với điều kiện NXK xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Điều này cho thấy ngân hàng đang cho nhà nhập khẩu

sử dụng uy tín của mình để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, không phải lúc nào NNK cũng có đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo hay ký quỹ cho việc mở L/C. Lúc này, ngân

rõ ràng trong trường hợp này, ngân hàng không chỉ tài trợ về mặt uy tín mà còn cả về tài chính cho NNK. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể có những hình thức tài trợ khác về mặt tài chính cho NNK như:

Tài trợ bằng hạn mức tín dụng chứng từ: Ngân hàng căn cứ vào việc đánh giá năng

lực của khách hàng để cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng và cho phép khách hàng mở L/C trong khuôn khổ hạn mức đó. Trong hình thức tài trợ này thường sẽ sử dụng chính lô hàng nhập khẩu làm đảm bảo tín dụng.

Cho vay ký quỹ: Hình thức tài trợ này được sử dụng trong trường hợp NNK đủ điều

kiện phát hành L/C nhưng không đủ vốn để ký quỹ. Ngân hàng sẽ căn cứ vào các yếu tố như uy tín của khách hàng, hiệu quả của thương vụ, tài sản đảm bảo để đưa ra quyết định tài trợ cho vay ký quỹ hay không.

Tài trợ bằng các L/C đặc biệt:

Tài trợ bằng L/C tuần hoàn: Đây là loại L/C không thế hủy ngang mà sau khi sử dụng hoặc hết thời hạn hiệu lực thì giá trị của nó lại có giá trị như cũ và được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được hoàn tất. Đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, theo chu kỳ với khối lượng tương

đối lớn và giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định với mức độ thường xuyên hoặc khi hai bên đối tác kinh doanh có sự tin tưởng nhau thì việc sử dụng hình thức này đem lại rất nhiều lợi ích. Nó cho phép NNK mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi cho mình. Hơn nữa nó cũng giúp NNK trong trường hợp họ muốn nhận hàng làm nhiều đợt thay vì một lần vì nó giúp giảm thiểu chi phí lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn. Đồng thời L/C tuần hoàn cũng giúp NNK giảm thiểu chi phí mở L/C nhiều

lần cho cùng một đơn đặt hàng. Có ba cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự

một L/C để cam kết với NNK sẽ hoàn trả lại số tiền đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho NNK trong trường hợp NXK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình.

b) Tài trợ giai đoạn thanh toán L/C:

Cho vay bắt buộc thanh toán L/C trả ngay: Trong trường hợp NXK xuất trình được

bộ chứng từ phù hợp nhưng NNK chưa đủ khả năng thanh toán, ngân hàng vẫn phải trả thay cho NNK khoản tiền đó. Khoản tiền đó là khoản cho vay bắt buộc của ngân hàng đối với NNK.

Ký hậu B/L và ủy quyền nhận hàng.

Ký hậu là hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn theo lệnh từ người nhận hàng này qua người khác. NNK chỉ có thể nhận hàng khi được

ngân hàng ký hậu B/L theo đúng quy định. Mức độ tài trợ thông qua nghiệp vụ ký hậu B/L phụ thuộc vào mối quan hệ giữa NNK và NHPH.

Ủy quyền nhận hàng là nghiệp vụ tài trợ của NHPH đối với NNK trong vận tải hàng

không.về cơ bản, ủy quyền nhận hàng được tiến hành như ký hậu B/L.

Phát hành các loại bảo lãnh

Bảo lãnh nhận hàng: Áp dụng cho trường hợp khách hàng chưa có chứng từ vận tải gốc( Bill of Lading, Airway Bill, Railway Bill,...) nhưng hàng đã về tới cảng và hãng vận tải chấp nhận cho khách hàng nhận hàng bằng việc xuất trình một bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng. Đây là cam kết của ngân hàng đối với người chuyên chở, mọi rủi ro phát sinh sau khi người chuyên chở giao hàng cho NNK đều thuộc về phía ngân hàng. Bảo lãnh nhận

hàng chỉ được thu về khi ngân hàng đã giao đủ 3/3 bản gốc vận đơn cho người chuyên chở.

Upas L/C

NXK muốn nhận tiền ngay sau khi giao hàng trong khi NNK muốn trả tiền chậm. Nhưng không phải NNK nào cũng đủ điều kiện vay ngoại tệ, UPAS L/C là giải pháp tài chính cho NNK không có nguồn thu ngoại tệ và có nhu cầu tài trợ vốn từ ngân hàng để thanh toán ngay hoặc thanh toán vào một ngày xác định cho NXK. Với hình thức tài trợ này, NNK không chỉ được hỗ trợ về mặt tài chính mà còn nâng cao cơ hội kinh doanh cho NNK.

1.2.2.1. Tài trợ xuất khẩu

Sơ đồ 1.3 - Các hình thức tài trợ xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

a) Tài trợ trước khi giao hàng

Cho vay sản xuất thu mua hàng hóa xuất khẩu: Đối với doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, giai đoạn chuẩn bị hàng hóa là thu mua nguyên vật liệu và gia công, chế biến.

Còn đối với doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần, đây là giai đoạn thu gom mua hàng hóa. Vì vậy đây là giai đoạn cũng cần rất nhiều sự tài trợ từ phía ngân hàng do giá trị hợp đồng ngoại thương thường khá lớn, cần rất nhiều sự hỗ trợ.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại, người mua có thể gặp rất nhiều rủi ro khi người bán không tuân thủ đúng nghĩa vụ của mình

trong việc giao hàng. Để tránh điều đó, NNK yêu cầu NXK phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng do một ngân hàng uy tín phát hành. Khi chấp nhận phát hành bảo lãnh trên, NH đã tài

trợ về mặt uy tín lúc ban đầu cho NXK để có thể ký kết được hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tài trợ bằng L/C đặc biệt

Tài trợ bằng L/C điều khoản đỏ: Là hình thức tài trợ theo đo NHPH cho phép NHTB

ứng trước cho người bán một khoản tiền nhất định để họ mua hàng hóa, nguyên vât liệu để thu mua, sản xuất hàng hóa theo hợp đồng đã ký kết. Trách nhiệm tài trợ ở đây thuộc về NHPH, bất kể kết quả hợp đồng của NXK như thế nào thì ngân hàng phát hành cũng phải có trách nhiệm trực tiếp đối với việc hoàn trả cho ngân hàng thông báo cả gốc và lãi khoản nợ vay ứng trước tiền hàng.

Tài trợ bằng L/C giáp lưng: Tín dụng giáp lưng thường được NXK sử dụng để thanh

toán với người cung cấp hàng cho mình để xuất khẩu. Trong trường hợp này, NXK trao cho ngân hàng L/C mà NNK mở cho mình làm cơ sở để yêu cầu NH mở cho người cung cấp hàng tín dụng giáp lưng. Nhờ đó, NXK, ở đây là trung gian môi giới, không phải bỏ vốn ra để kinh doanh chênh lệch giá.

Tài trợ bằng L/C chuyển nhượng: L/C chuyển nhượng là L/C không thể hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C, cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. Loại L/C này thường được áp dụng trong các thương vụ mua bán qua trung gian.

Tài trợ xác nhận L/C: Hình thức tài trợ này thường được áp dụng trong trường hợp NXK chưa biết rõ về thị trường của NNK nên chưa tin tưởng vào khả năng thanh toán của NHPH L/C. Vơi sự xác nhận này, NXK đã nhận được sự đảm bảo thanh toán 2 lần từ phía NHPH và NHXN khi xuất trình phù hợp.

b) Tài trợ sau khi giao hàng

Chiết khấu bộ chứng từ: Sau khi giao hàng đối với L/C trả chậm, NXK có nhu cầu tài trợ vốn để tái sản xuất, giảm thiểu thời gian luân chuyển vốn. NXK xuất trình bộ chứng từ hàng xuất cùng với L/C gốc và đề nghị ngân hàng tài trợ. Nếu bộ chứng từ là phù hợp thì ngân hàng sẽ tiến hành chiết khấu bộ chứng từ đó, NXK sẽ được thanh toán ngay mà không cần chờ đến hạn thanh toán L/C. Ngân hàng thương mại thực hiện việc chiết khấu đối với các chừng từ hàng xuất đòi tiền theo L/C trả ngay hoặc trả chậm kỳ hạn dưới 360 ngày. Có hai hình thức chiết khấu:

Chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi: là hình thức mà ngân hàng được chỉ định thanh toán trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ đòi tiền mà không được quyền đòi lại số tiền từ người hưởng trong trường hợp không đòi được

tiền từ ngân hàng phát hành L/C.

Chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi: là việc mà ngân hàng được chỉ định thanh toán trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ đòi tiền với quyền được đòi lại số tiền từ người thụ hưởng trong trường hợp không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành ra L/C.

1.3. Mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.3.1. Quan niệm về mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo

phương thức

thanh toán tín dụng chứng từ

Mở rộng tài trợ thương mại quốc tế là việc sử dụng các chính sách và biện pháp với mục tiêu làm gia tăng về số lượng khách hàng cũng như mở rộng quy mô tài trợ, số lượng

Việc mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - vốn là hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn, độ tin cậy cao trong giao thương quốc tế đem đến những lợi ích to lớn cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp XNK. Đối với ngân hàng, đây là một hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập; nó góp phần mở rộng uy tín, thương hiệu cho ngân hàng không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Đồng thời, hoạt động này còn hỗ trợ nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu quốc tế. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp, hoạt động mở rộng tài trợ sẽ tăng hơn cơ hội hội nhập với thế giới; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của họ. Để từ đó, tình hình kinh doanh sẽ được cải thiện, nâng cao sự phát triển của doanh nghiệp.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phươngthức thức

thanh toán tín dụng chứng từ

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tínha) Trình độ khoa học công nghệ a) Trình độ khoa học công nghệ

Cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của công nghệ kỹ thật, việc ứng dụng chúng

vào quá trình hoạt động đã và đang đem lại những hiệu quả rõ rệt. Công nghệ càng hiện đại

thì tính an toàn càng cao, thời gian thực hiện nghiệp vụ được rút ngắn, chính xác hơn.

b) Nguồn nhân lực

Số lượng, trình độ, tính chuyên nghiệp của các cán bộ nhân viên tham gia vào nghiệp vụ tài trợ luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Một nghiệp vụ được xử lý một cách nhịp nhàng giữa các bộ phận phòng ban với đội ngũ nhân viên có năng lực sẽ đem lại sự hoàn thiện cho quá trình tài trợ, đáp ứng được đúng và nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Bởi vốn dĩ bản thân nghiệp vụ tài trợ thương mại là vô cùng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực và có quan hệ tới nhiều thị trường.

c) Lĩnh vực tài trợ

Việc mở rộng tài trợ XNK tới những lĩnh vực mới sẽ mang lại cho ngân hàng cơ hội

mở rộng mạng lưới khách hàng, gia tăng doanh số cũng như phát triển sản phẩm đa dạng hơn. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng mở rộng giao

thương trên trường quốc tế ở rất nhiều mảng kinh doanh mới. Vì thế, việc đầu tư vào các lĩnh vực mới cũng là một trong những định hướn đúng đắn của các ngân hàng. Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu cần chú ý khi đánh giá sự mở rộng của hoạt động tài trợ XNK.

d) Mạng lưới đại lý

Thương mại quốc tế nói chung và tài trợ thương mại nói riêng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro về sự thiếu thông tin về thị trường và doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sự ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Lúc này, mạng lưới đại lý của ngân hàng sẽ đem đến sự hỗ trợ rất hiệu quả. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngày càng cao, nâng cao uy tín và mở rộng hoạt động của ngân hàng.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

a) Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của NHTM

Số lượng khách hàng là chỉ tiêu cho thấy mức độ uy tín, chất lượng dịch vụ của ngân

hàng. Chỉ tiêu này tăng chỉ ra quy mô tài trợ XNK đang phát triển. Tuy còn cần xét đến giá trị của từng khoản tài trợ nhưng số lượng khách hàng cũng phần nào phản ánh được sử mở rộng tài trợ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

b) Doanh số hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT

Doanh số hoạt động tài trợ là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đánh giá sự phát triển, quy

mô của lĩnh vực này. Doanh số của các nghiệp vụ tài trợ càng cao chứng tỏ ngân hàng đã cung cấp một khối lượng sản phẩm dịch vụ lớn tới khách hàng, cho thấy hiệu quả hoạt

c) Thị phần tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM

Sự gia tăng về thị phần của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá quy mô hoạt động mảng tài trợ XNK của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh phần sản phẩm tiêu thụ về tài trợ thương mại của ngân hàng so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ,

ngân hàng thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu đưa các sản phẩm ra thị trường.

rπ, . . . Doanh số tài trợ thương mại

Thị phan tài trợ th ương mại —•—•—---^ , L .,.—T---χ100%

Tong doanh số toàn ngành về tài trợ thương mại

d) Số món tài trợ theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Ngoài việc đánh giá số lượng khách hàng đang sử dụng các sản phẩm tài trợ của ngân hàng thì việc liệu số món mà khách hàng đã sử dụng có biến động như thế nào và con số thực tế là bao nhiêu cũng rất quan trọng để xác nhận xem liệu việc mở rộng hoạt động tài trợ có hiệu quả hay không. Chỉ số này có thể phản ánh về nhu cầu của khách hàng có sự biến động như thế nào, đồng thời liệu các sản phẩm của khách hàng có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để họ tiếp tục sử dụng nhiều hơn số món tại ngân hàng.

e) Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tài trợXNK

Chỉ tiêu này cho thấy sự tương quan giữa quy mô và thu nhập hoạt động tài trợ XNK

so với các hoạt động khác. Từ số liệu của các năm, có thể đánh giá được mức độ mở rộng hay không tại ngân hàng về lĩnh vực tài trợ XNK. Tuy nhiên cần đánh giá một cách chính

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH TMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 057 (Trang 28)