a) Năng lực tài chính: Doanh nghiệp có năng lực tài chính càng ổn định thì khả năng đáp
ứng nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp càng cao, khả năng mở rộng quy mô, đa dạng
hóa sản
phẩm càng lớn. Khi ngân hàng gặp khó khăn về vốn thì khả năng tiếp cận tài trợ của các
doanh nghiệp sẽ trở nên hạn chế hơn.
b) Uy tín của ngân hàng: Đối với hoạt động XNK diễn ra ở các nước khác nhau, yêu cầu
đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng cũng có sự khác biệt. Một số ngân hàng
ngũ cán bộ nhân viên phải có một nền tảng chuyên môn thật vững chắc; thông thạo ngôn ngữ chuyên ngành; có sự hiểu biết sâu rộng về các thông lệ, tập quán quốc tế và vốn kinh nghiệm dồi dào để xử lý các nghiệp vụ cũng cải thiện các dịch vụ tài trợ đó.
d) Công nghệ ngân hàng: Có thể nói, vai trò của công nghệ trong quá trình thực hiện tài
trợ thương mại quốc tế là rất lớn. Công nghệ ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến chất
lượng hoạt động và sự nhanh chóng, kịp thời của các giao dịch. Nhờ có công nghệ ngân
hàng phát triển mà hiệu quả hoạt động của tài trợ XNK ngày càng gia tăng. Mạng
lưới công
nghệ hiện đại đã tạo nên quá trình hoạt động mang tính thống nhất, an toàn, bảo mật
và hiệu
suất cao, góp phần mở rộng và hoàn thiện hơn dịch vụ tài trợ XNK của ngân hàng.
e) Quy mô và chất lượng hoạt động của mạng lưới đại lý: Qúa trình hoạt động XNK có
sự tham gia của nhiều bên ngân hàng, có thể ở các quốc gia khác nhau. Vì thế, mở rộng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM nói chung và tài trợ theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng đã đem lại lợi ích rất lớn cho tất cả các bên có liên quan. Dựa trên từng hợp đồng ngoại thương, NHTM sẽ cung cấp các sản phẩm tài trợ phù hợp, đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho khách hàng.
Trong chương 1, khóa luận đã tập trung nghiên cứu, trình bày các vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại. Đưa ra khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của nó đối với các bên trong giao
dịch cũng như đố với nền kinh tế.
Thứ hai, khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng như hoạt động
tài trợ phát sinh.
Thứ tư, thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộn tài trợ XNK theo phương
thức thanh toán TDCT.
Cuối cùng, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng đó.
Trên cơ sở các vấn đề mang tính chất lý luận nêu trên, khóa luận sẽ áp dụng để phân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Ngân hàng Ngoại thương chính thức hoạt động với tư cách
là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở
Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Tính đến năm 2016 Vietcombank là một trong những ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có đóng góp quan trong cho sư ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, đồng thời tạo nên sức ảnh hưởng đối với cộng đồng tài chính trong khu vực và trên toàn thế giới.
Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn
vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng
toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới gần 2000 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 - Mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2.1.3. Tình hình huy động
vốn
Biểu đồ 2.1 - Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014-2016
đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng bền vững, khả quan, vượt mức kế hoạch đã đặt ra. Cụ thể nguồn vốn huy động tăng dẫn từ năm 2014-2015 trong đó năm 2016 đã đạt 600,0737 tỷ đổng, tăng 19.28% so với năm 2015 và tăng 41.55% so với năm 2014. Điều này là kết quả của việc Ngân hàng đã điều hành lãi suất linh hoạt và nhạy bén; tích cực đưa ra những sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và không ngừng đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại để đẩy nhanh hiệu quả hoạt động, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng ngày càng ưa thích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank.
2014 2015 2016
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tiền gửi không kỳ hạn 109,650 25.84% 141,148 28.03 %
159,642 26.57 %
Tiền gửi có kỳ hạn 306,587 72.24% 354,428 70.37
% 423,351 70.47%
Tiền gửi vốn chuyên dùng
6,252 1.47% 4,825 0.96% 6,227 1.04%
Tiền gửi ký quỹ 751 0.18% 1,108 0.22% 1,689 0.28%
Các nguồn huy động khác
1,173 0.28% 2,133 0.42% 9,828 1.64%
Bên cạnh đó, cơ cấu vốn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với định
hướng phát triển của Vietcombank: thúc đẩy, mở rộng bán lẻ; gia tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ, tiết giảm chi phí vốn cho ngân hàng và khách hàng. Điều này có thể nhận thấy qua các biểu đồ cơ cấu sau:Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo cơ cấu kinh tế tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam từ 2014-2016
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam các năm
Từ biểu đồ trên, có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đều tăng dần từ năm 2014 đến năm 2016. Nhờ đẩy mạnh các chiến lược mở rộng bán lẻ, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2016 đã tăng 20.10% so với năm 2015 và 46.66% so với năm 2014. Điều này có ý nghĩa rằng Vietcombank đã tích cực đưa thương hiệu đến với cộng đồng nhiều hơn để có cơ hội sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư cho những mục đích kinh tế có lợi. Trong suốt ba năm tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức kinh tuy có tăng do sự mở rộng hoạt đông huy động vôn của ngân hàng, tuy nhiên con số này vẫn luôn nhỏ hơn nguồn huy động từ dân cư. Như vậy rõ ràng Vietcombank vẫn luôn duy trì định hướng sử dụng vốn từ đối tượng khách hàng này do khả năng tiếp cận đơn giản hơn và khối lượng nhiều hơn.
Bảng 2.1 - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình huy động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngoài ra, huy động vốn không kỳ hạn năm 2016 chiếm 26.57% tổng nguồn vốn huy
động; tăng 13.10% so với cuối 2015 và 45.59% so với năm 2014; thể hiện kết quả của các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ của toàn hệ thống.
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Cho vay theo TCKT 181,421 56.46% 193,498 49.91% 243,129 52.76%
Cho vay theo cá nhân 51,738 16.10% 77,827 20.07% 115,813 25.13%
Khác 88,156 27.44% 116,398 30.02% 101,866 22.11% 2014 2015 2016 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Cho vay ngắn hạn 206,71 5 %64.33 230,106 59.35% 259,279 56.27%
Cho vay trung hạn 32,450 10.10
% 44,679 11.52% 54,885 11.91%
Cho vay dài hạn 82,150 25.57
% 112,938 29.13% 146,644 31.82%
2.1.2.1. Hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.3 - Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014- 2016
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Từ năm 2014 đến năm 2016, tín dụng tăng trưởng đúng định hướng và tăng ngay từ
những tháng đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan. Số liệu năm 2016 đạt 460,808 tỷ đồng, tăng 18.85% so với cuối năm 2015 và 43.41% so với cuối năm 2014, cao hơn tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống (18.25%), đạt 101.7% kế hoạch năm.
Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng của Vietcombank, đó là tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ , mở rộng tín dụng bán lẻ, cơ cấu theo kỳ hạn được kiểm soát.
Bảng 2.2 - Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2014-2016
2014 2015 2016
Nguồn: Báo cáo thường niêm các năm của Vietcombank
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng cho vay đối với TCKT đã chậm lại, trong khi tín dụng cá nhân tăng mạnh theo định hướng của Vietcombank. Năm 2016, tín dụng từ TCKT đã tăng trưởng chậm lại (tăng 25.65% so với năm 2015 và 34.01% so với năm 2014) trong khi tín dụng cá nhân tăng mạnh mẽ hơn (tăng 48.81% so với năm 2015 và 123.85% so với năm 2014).
Nguồn: Báo cáo thường niêm các năm của Vietcombank
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được kiểm soát, trở nên cân đối hơn. Năm 2014, tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn được giữ ở mức 35.67% tổng dư. Con số này cho năm 2015 và 2016 lần lượt là 40.65% và 43.73%.
Ngoài ra, cơ cấu cho vay tập trung vào một số ngành nghề được Nhà nước ưu tiên như sản xuất gia công chế biến, thương mại dịch vụ... Điều này góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước theo hướng phù hợp với định hướng của Nhà nước.
Bên cạnh việc không ngừng mở rộng tín dụng, Vietcombank cũng rất chú trọng công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Nhờ việc tích cực chuẩn hóa và tăng cường minh bạch thông tin ngân hàng trong lộ trình cải thiện các hệ số an toàn, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro, đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm xuống còn 1.67% từ mức 2.36% của năm 2015. Số dư nợ xấu tại thời điểm 31/12/2016 là 6,936 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.46%, giảm 0.33 điểm % so với cuối năm 2015, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (2.5%). Ngoài ra, công tác thu hồi nợ ngoại bảng tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực, phản ánh nỗ lực của toàn hệ thống và hiệu quả của tổng thể các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt trong công tác thu hồi nợ.
2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh của Vietcombank đang dẫn đầu thị trường kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. Hoạt động này đóng góp gần 10% cho tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng năm của ngân hàng.
Biểu đồ 2.4 - Doanh số giao dịch kinh doanh ngoại tệ của VCB 2014- 2016
đvt: tỷ USD
2014 2015 2016 Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ lệ so với 2014 Tỷ đồng Tỷ lệ so với 2014 Tổng tài sản 576996 674395 116.88% 787907 136.55% Vốn chủ sở hữu 43473 45172 103.91% 48102 110.65% Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 17,286 21,202 122.65% 24,880 143.93% Tổng chi phí hoạt động kinh doanh -6,849 -8,306 121.27% -9,950 145.28% Lợi nhuận 5,844 6,827 116.82% 8,523 145.84%
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, mặc dù tỷ trọng cao nhưng doanh số từ kinh doanh ngoại tệ đã có dấu hiệu giảm sút giai đoạn 2014-2015 . Cụ thể, năm 2015 là 59.8 tỷ USD, giảm 3.85% tương đương 2.3 tỷ USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2016, mảng kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank đã có dấu hiệu hồi phục lại với mức tăng trưởng 4.35 % tương ứng với 2.6 tỷ USD. Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn là thế mạnh của Vietcombank trong suốt nhiều năm qua. Nhưng đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thị trường ngoại hối nói riêng, Vietcombank đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn đến từ ngân hàng khác. Và điều này đòi hỏi sự tiếp tục cải thiện và đổi mới mô hình và chất lượng hoạt động của ngân hàng.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Vietcombank đã và đang hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực như huy động vốn, tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ bằng cách đặt ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn kết hợp với các chủ trương trong đường lối hoạt động kiên định, rõ ràng. Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank đang chứng kiến một sự tăng trưởng ổn định và đầy tiềm năng, thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
37
ROA 0,88% 0,85% - 0,94% -
ROE 10,76% 12,03% - 14,69% -
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Vietcombank
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng liên tục từ năm 2014 đến năm 2016. Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của Vietcombank đạt 787,907 tỷ đồng, tăng 16.83% so với năm 2015 và 36.55% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu đạt 48,102 tỷ đồng, tăng 6.48% so với năm 2015 và 10,65% so với năm 2014. Lợi nhuận chưa phân phối đạt 5,831 tỷ đồng tăng 28.49% so với năm 2015 và 49.39% so với năm 2014. Đi cùng những số liệu tăng trưởng tích cực đó, Ngân hàng cũng không quên việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, có hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của Vietcombank đều rất khả quan trong những năm vừa qua. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt tương ứng là 0.94% và 14.69%, cao hơn mặt bằng chung của thị trường và tăng so với cuối những năm 2014, 2015. Điều này cho thấy Vietcombank đã sử dụng hiệu quả tài sản và vốn chủ sở hữu để đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ số NIM- chỉ số phản ánh chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng - luôn ở mức triển vọng (nhỏ hơn 3%) cho thấy ngân hàng đã quản trị tốt tài sản nợ và tài sản có để đem lại lợi nhuận.
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
2.2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động XNK theo phương thức thanh toán
TDCT tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự kết hợp giữa hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và hoạt động tín dụng. Do đó hoạt động này được điều chỉnh dựa trên cả hai hệ thống văn bản pháp