a) Nền kinh tế quốc gia và môi trường pháp lý
Chính sách kinh tế đối ngoại: tác động lên hoạt động của doanh nghiệp XNK, điều
này gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của ngân hàng. Các định hướng của Chính phủ mang tính chiến lược về hoạt động xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hành vi của các doanh nghiệp. Khi nhà nước tiến hành mở cửa tự do hơn, quá trình xuất nhập khẩu phát triển hơn, từ đó ngân hàng có nhiều cơ hội hơn để đưa ra các sản phẩm tài trợ và ngược lại.
Chính sách quản lý ngoại hối: chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước được thực
hiện thông qua việc kiểm soát luồng vận động của ngoại hối và trạng thái ngoại hối của các
tổ chức tín dụng. Khi không bị căng thẳng về ngoại tệ, các ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu tài trợ của khách hàng.
Hành lang pháp lý và chính sách thuế quan: Thuế XNK từ lâu vẫn được xem là bàn tay vô hình tác động lên hoạt động XNK của doanh nghiệp. Với chính sách thuế được nới lỏng, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tiến hành các hợp đồng thương mại quốc tế một cách dễ dàng hơn. Hiện nay, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, hàng rào thuế quan
đang dần được nới lỏng hơn rất nhiều.
b) Tỷ giá ngoại hối: Tỷ giá tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong và ngoài nước. Khi nội tệ tăng giá thì hàng hóa nước đó tại nước ngoài sẽ trở nên đắt hơn và hàng
ra, tài trợ XNK, đặc biệt là theo phương thức TDCT là một hoạt động vô cùng phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tất cả các bên có liên quan rất cao. Hơn nữa, các yếu tố như đạo đức kinh doanh, khả năng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến quyết định mở rộng tài trợ XNK của ngân hàng.
d) Các nhân tố khác:
Sự thay đổi về kinh tế, chính trị của bạn hàng: hoạt động kinh doanh XNK là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau. Do đó mọi sự thay đổi từ đối tác hoàn toàn có thể khiến hợp đồng thương mại quốc tế bị gián đoạn, ngưng trệ hay thậm chí hủy bỏ. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động XNK, đồng thời là cả sự tài trợ của ngân hàng.
Các trường hợp bất khả kháng: Theo thông lệ quốc tế, khi có nhân tố bất khả kháng
(thiên tai, chiến tranh, bạo loạn, đình công,...) làm một bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì bên đó được miễn trách nhiệm. Như vậy, các nhân tố này không chỉ gây thiệt hại cho hai bên XNK, ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của ngân hàng mà còn gián tiếp gây ra rủi ro cho ngân hàng.