6. Tổng quan nghiên cứu
3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
a. Ôn định kinh tế vĩ mô
Để nền kinh tế phát triển bền vững trong trung và dài hạn cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.
Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững là một yêu cầu cấp bách để giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân gây ra bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn.
Thay đổi chiến lược phát triển công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế Nhà nước mà không xét tới yếu tố lợi thế so sánh, khuyến khích các ngành và khu vực có lợi thế so sánh và hiệu quả hơn.
Để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại, một trong những cân đối vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh chính sách tỉ giá, công cụ hành chính hay phát triển công nghiệp hỗ trợ thì vấn đề mấu chốt cần xử lý trong trung và dài hạn là chênh lệch tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.
Kiên quyết cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định nợ công là yếu tố quan trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn.
Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách nhất quán và cùng hướng tới các mục tiêu ưu tiên của đất nước.
Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò chủ đạo bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay.
Kiểm soát hiệu quả các dòng vốn vào-ra (FDI, ODA...) là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm ổn định vĩ mô cũng như giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính trong trung và dài hạn.
Trong trung và dài hạn, phát triển nông nghiệp, nông thôn cần được coi là chính sách ưu tiên trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể.
b. Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán quốc tế
Môi trường pháp lý, thông qua hệ thống pháp luật, có vai trò tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Ngân hàng chỉ hoạt động hiệu quả khi có một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán.
Vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế thể hiện thông qua cơ chế bảo đảm để các quy định của pháp luật được thi hành nghiêm minh.
Bằng việc ấn định chế độ trách nhiệm về hành chính, về dân sự và về hình sự với các chế tại cụ thể được áp dụng trong lĩnh vực hành chính, dân sự và hình sự, pháp luật đã tạo lập một môi trường pháp lý tích cực cho hoạt động TTQT. Điều này không chỉ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các DN, các ngânh hàng thương mại tham gia vào hoạt động TTQT mà còn hạn chế và giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng liên quan đến hoạt động TTQT.
Cần xác định rõ thời hạn các cơ quan liên quan phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực tế vẫn còn trường hợp nợ đọng văn bản hướng dẫn. Vô tình làm giảm thời gian để ngân hàng cũng như doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng thực hiện quy định mới. Cùng với đó là hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được thông tin chính xác. Vì thế, để đảm bảo an toán và hiệu quả cho ngân hàng hoạt động, Chính phủ cũng như NHNN nên thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện phát triển hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, tín dụng chứng từ nói riêng.
c. Nâng cao cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay, CHính phủ và NHNN cần hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo các hướng:
• Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, sử dụng rộng rãi đòn bẩy tài chính để khuyến khích hoạt động XNK. Tiếp tục cải cách, tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới.
• Phát huy tính chủ động, tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp giữa Chính phủ, các bộ ngành
và các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động XNK. Các kế hoạch kinh tế phải phù hợp diễn biến thị trường trong từng thời kỳ. Khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
• Các văn bản pháp lý, thủ tục hải quan cần được công khai minh bạch. Ngành hải quan cần thông tin các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu rộng rãi đến các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp có thể chuẩn bị trước khi thực hiện hoạt động XNK. Tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa các thủ tục, quy trình ... phù hợp và gần hơn với các thông lệ quốc tế.