6. Tổng quan nghiên cứu
3.2.2. xuất đối với doanh nghiệp XNK
Doanh nghiệp XNK là đối tượng nhận được sự tài trợ từ phía ngân hàng.Để hoạt động tài trợ XNK phát triển một cách bền vững thì bên cạnh việc nhận tài trợ từ phía ngân hàng thì các doanh nghiệp XNK cũng cần chủ động trong việc khắc phục những điểm yếu của chính bản thân mình. Vậy để tân dụng một cách có hiệu quả lợi ích của hoạt động tài trợ từ phía ngân hàng thì các doanh nghiệp XNK cần thực hiện những biện pháp sau: • Để có được sự tài trợ từ ngân hàng, doanh nghiệp XNK cần có một phương án kinh doanh hiệu quả, một hợp đồng ngoại thương đảm bảo khả năng thanh toán hay có tính thương mại cao. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường, khách hàng, sản phẩm, xây dựng kế hoạch sản xuất hoặc xây dựng một cách rõ ràng, doanh nghiệp cũng cần nâng cao hơn khả năng lập dự án, báo cáo tài chính. • Các doanh nghiệp cần khai thác tốt hơn hoạt động tư vấn từ các ngân hàng. Hiện nay, trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn yếu. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn thiếu kiến thức về thương mại quốc tế, không am hiểu các thông lệ, luật quốc tế cũng như tập quán của các đối tác trên thị trường.
• Để tránh rủi ro, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng về đối tác của mình trước khi ký kết hợp đồng nhằm hạn chế rủi ro. Doanh nghiệp có thể tìm đến các ngân hàng có tên tuổi trong lĩnh vực XNK để được tư vấn và tìm kiếm thông tin về đối tác.
• Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nâng cao kỹ năng đàm phán trong ngoại thương. Khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nên chủ động yêu cầu những điều khoản có lợi cho mình và phát hiện được những điều khoản bất lợi để cân nhắc nằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới đòi hỏi các dịch vụ phải ngày càng đổi mới tốt hơn, chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ cũng không phải là ngoại lệ mà còn phải theo kịp tốc độ phát triển của thế giới cả về hình thức lẫn nội dung nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước.
Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Mở rộng được dịch vụ này luôn là vấn đề ưu tiên của các ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng thương mại quốc tế như hiện nay. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, tốc độ mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng TMCP Tiên Phong vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của ngân hàng. Cần có sự kết hợp chặt chẽ hợp lí giữa hội sở và chi nhánh nhằm thúc đẩy mở rộng dịch vụ này.
Vì vậy, khóa luận “Mở rộng dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong” đã nghiên cứu những vấn đề lí luận về mở rộng dịch vụ tín dụng chứng từ, phân tích đánh giá thực trạng phương thức này tại ngân hàng. Qua đó đi sâu vào phân tích những thuận lợi, khó khăn và tìm ra nguyên nhân để đưa ra những giải pháp cụ thể và đề xuất, kiến nghị nhằm mở rộng dịch vụ tín dụng chứng từ, giúp ngân hàng trong thời gian tới có thể phát huy, tận dụng những tiềm lực sẵn có, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, củng cố vị thế của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương
(2011),
NXB thống kê - Hà Nội
2. Lê Thị Phương Hồng, Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Hà Nội (5/2013)
3. Phan Thanh Huy, Nâng cao chất lượng tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - chi
nhánh Hà Nội (2013)
4. Nguyễn Thị Ngọc, Giải pháp hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, (2013)
5. Ngân hàng TMCP Tiên phong, báo cáo tài chính các năm (2009-2016)
6. ThS Hoàng Thị Thu Huyền: “Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội (2010).
II. Tài liệu nước ngoài
1. Peter S.Rose, commercial Bank Managemnent (2001)
2. Uniform Customs and Practice for Documentary credit (2010)
3. International Standard Banking Practice for the examination of documentary under documentary credits - ISBP Publication no 745.
III. Một số Website 1. Sbv.gov 2. Gso.gov.vn 3. Moit.gov.vn 4. Vneconomy 5. Tpb.vn