2015- 2017
3.2.2. Nâng caochất lượng công tác thẩm định đối vơi DNVVN
Thẩm định là một trong những khâu quan trọng, có ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNVVN của chi nhánh, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNVVN. Một món vay trước khi được giải ngân phải qua quá trình thẩm định cẩn thận và kỹ lưỡng. Muốn cho vay hiệu quả thì ACB Hà Nội phải có sự tìm hiểu và hiểu biết về khách hàng. Chi nhánh cần thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau, chọn lọc những thông tin cần thiết và chính xác liên quan đến doanh nghiệp, tránh rủi ro khi quyết định cho vay. Chi nhánh nên cập nhật thường xuyên về tình hình của các DNVVN, chủ động đi khảo sát tình hình SXKD thực tế của doanh nghiệp để có những thông tin hợp lý, thực tế nhất về mọi mặt của doanh nghiệp. Bởi thực tế và những gì doanh nghiệp đưa ra trong hồ sơ vay vốn không phải giống nhau hoàn toàn. ACB Hà Nội cần thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phương án vay vốn, phương án trả nợ của DNVVN. Tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được trong hồ sơ vay. DNVVN có vay được vốn hay không là phụ thuộc vào tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh đó, đồng thời là khả năng thu hồi vốn và lãi của chi nhánh. Vì thế, công tác thẩm định tốt sẽ giúp chi nhánh sàng lọc, chọn lựa khách hàng hiệu quả, hạn chế rủi ro của các khoản vay về sau.
Sau khi thu thập các thông tin, chi nhánh cần phân tích, đánh giá khách hàng một cách khách quan, khoa học các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động và cơ cấu vốn thông qua các báo cáo tài chính để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chi nhánh cần phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với phương án/dự án. Một kế hoạch SXKD khi được lập thì đã tính đến những yếu tố tác động từ bên ngoài. Bởi có nhiều yếu tố khách quan vẫn tồn tại làm cho thực tế hoạt động của doanh nghiệp bị sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, trong quá trình thẩm định cần chú trọng đến yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến phương án vay vốn của chi nhánh. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thay đổi lãi suất cơ bản..., sự thay đổi của hệ thống pháp luật, các thông tin về biến động thị trường... cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DNVVN. Dựa trên những phân tích đó cán bộ tín dụng có
thể đánh giá được khả năng thích ứng của DNVVN trước những biến động môi trường xung quanh. Trong quá trình thẩm định cũng phải vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp. Nếu làm tốt các nghiệp vụ trên thì chất lượng cho vay DNVVN của chi nhánh chắc chắn sẽ được nâng lên.
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiền vay đối vưới DNVVN
Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng vay vốn, ACB Hà Nội sẽ tiến hành giải ngân cho doanh nghiệp. Không phải cứ tiến hành giải ngân xong thì quá trình cho vay sẽ dừng lại ở đó rồi chờ đến thời hạn để thu nợ, mà sau đó, các cán bộ tín dụng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản vay, giám sát chặt chẽ sự vận động của đồng vốn đã cho vay. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát bên cạnh việc nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng với phương án/dự án vay vốn, ACB Hà Nội cũng cần quan tâm hơn nữa tới công tác kiểm tra giám sát và quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ trả lời cho câu hỏi đồng vốn mà chi nhánh đã cho vay có được sử dụng đúng mục đích và thu được hiệu quả cao nhất hay không.
Khoản vốn vay sau khi được giải ngân, các DNVVN sẽ đầu tư vào hoạt động SXKD, mở rộng SXKD... Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thì mới có thể hoàn trả vốn vay và lãi cho chi nhánh đúng hạn. Trong nhiều trường hợp, DNVVN không sử dụng vốn vay đúng mục đích, dùng vốn đó trục lợi cá nhân, kinh doanh ngành nghề trái với hợp đồng... nguy cơ rủi ro rất cao, dễ dẫn đến khả năng mất vốn của chi nhánh. Vì vậy, bên cạnh giám sát vốn vay, cán bộ tín dụng phải luôn giám sát quá trình SXKD của doanh nghiệp, nhanh chóng phát hiện những tình huống có vấn đề, từ đó kịp thời xác định nguyên nhân của nó. Chi nhánh cần tìm hiểu xem doanh nghiệp có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế như thế nào, theo dõi diễn biến thị trường nói chung và ngành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, đánh giá lại tài sản thế chấp. Nếu tài sản này giảm so với mọi lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ tương ứng. ACB Hà Nội cần tiến hành phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trên các cơ sở đó giúp doanh nghiệp đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Sau khi cho vay, các CBTD phải tiến hành giám sát, kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm, những khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời. Công tác này đòi hỏi các CBTD phải tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, không vụ lợi cá nhân, bị cám dỗ bởi đồng tiền, vì lợi ích riêng mà che đậy thực trạng của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra giám sát, CBTD có thể thấy được những khó khăn của doanh nghiệp, có thể đóng góp ý kiến, tư vấn cho doanh nghiệp biện pháp tháo gỡ khó khăn. Điều này vừa góp phần giúp các DNVVN tăng cường hiệu quả SXKD, vừa góp phần nâng cao được chất lượng cho vay DNVVN của ACB Hà Nội.
3.3.4. Đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay đối với DNVVN
Thông thường từ trước đến nay, đối với các khách hàng là DNVVN, ACB Hà Nội vẫn yêu cầu có tài sản đảm bảo vì cho vay DNVVN có mức rủi ro cao. Tuy nhiên, không phải vấn đề này lúc nào cũng thực hiện được và nếu xem đây là điều kiện tiên quyết để các DNVVN có thể vay vốn chi nhánh thì sẽ gây cản trở cho việc tiếp cận vốn của chi nhánh. Thực tế có nhiều DNVVN làm ăn có uy tín, có khả năng trả được nợ cho chi nhánh nhưng không có đủ tài sản để thế chấp. Do đó, ACB Hà Nội nên có sự linh hoạt trong công tác giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp này. Bên cạnh việc cho vay yêu cầu có tài sản đảm bảo, ACB Hà Nội có thể nghiên cứu cho vay theo các hình thức khác như các hình thức bảo đảm bằng tín chấp, thế chấp và bảo lãnh.
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì việc cho vay bằng tín chấp có những khả năng phát triển. Mặc dù không phải cho vay bằng tín chấp là chi nhánh có thể bỏ qua những thủ tục cần thiết. DNVVN cũng cần phải có số liệu chứng minh tình hình tài chính lành mạnh, phải có tài sản cố định và tài sản lưu động lớn, đối tượng cho vay là những sản phẩm có hiệu quả và ổn định trên thị trường.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay đều phải lập thành văn bản, nhưng lập chung với hợp đồng cho vay hay lập thành văn bản riêng là do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất của của tài sản, không bắt buộc phải có hợp đồng riêng như trước đây. Như vậy sẽ đơn giản hoá thủ tục cho các DNVVN vay các món nhỏ, hoặc khi DNVVN cầm cố các chứng từ có giá, vàng bạc thì chỉ cần ghi vào hợp đồng chính là hợp đồng cho
vay mà không nhất thiết phải có hợp đồng riêng về thế chấp, cầm cố. Đối với các loại thế chấp bất động sản hoặc cầm cố các loại tài sản lớn, phức tạp thì các bên có thể thoả thuận lập hợp đồng riêng để thuận cho việc quản lý và xử lý sau này. Việc này sẽ giúp ACB Hà Nội phần nào nâng cao được chất lượng cho vay DNVVN trong thời gian tới.
3.2.5. Luôn chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ
Con người luôn đóng vai trò trung tâm và có vị trí quan trọng nhất trong mọi quá trình lao động sản xuất. Công nghệ, máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế cho bàn tay, trí tuệ của con người. Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Trong hoạt động cho vay DNVVN nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng cũng vậy, cán bộ tín dụng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến chất lượng cho vay DNVVN.
Để có một đội ngũ cán bộ tín dụng có chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ACB Hà Nội cần thường xuyên đào tạo lại cán bộ, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, phát triển ngân hàng..., đáp ứng kịp thời thay đổi của các DNVVN, xu thế vận động của kinh tế... Nên có sự bổ sung xen kẽ giữa cán bộ mới vào nghề, còn trẻ, non kinh nghiệm với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm công tác hơn, từ đó có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giữa các thế hệ với nhau. Các cán bộ Ngân hàng ở ACB Hà Nội chủ yếu là trẻ tuổi, do đó, sự bổ sung xen kẽ này là hết sức cần thiết.
Các cán bộ tín dụng cần hăng hái, nhiệt tình, linh hoạt, năng động và sáng tạo... trong công tác. Cần có sự hiểu biết về pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới có liên quan đến DNVVN và các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Quan trọng nhất, các cán bộ tín dụng cần có đạo đức, tư cách nghề nghiệp, trung thực, có bản lĩnh vững vàng, có ý thức trách nhiệm với công việc. ACB Hà Nội cần có chính sách đãi ngộ cán bộ thích hợp với khả năng và năng lực thực sự của họ, không quá coi trọng bằng cấp. Cần phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm, có chế độ khen thưởng kịp thời, thích hợp với các cán bộ hoàn thành công tác tốt, làm việc tận tuỵ, hăng hái, nhiệt tình, có nhiều thành tích...
3.2.6. Thường xuyên trao đổi thông tin với DNVVN, giải quyết kịp thời thắc mắc,khiếu nại của DNVVN khiếu nại của DNVVN
Trao đổi thông tin với DNVVN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hiểu và đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp. Trao đổi thông tin có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, được thực hiện song song hoặc lồng ghép với nhau như hội nghị khách hàng; các chương trình quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, dịch vụ; tổ chức các cuộc thăm dò, điều tra nhu cầu của khách hàng; thiết lập đường dây nóng. Thông qua đó, ACB Hà Nội truyền tải đến DNVVN thông tin về sản phẩm, dịch vụ, xử lý các yêu cầu của DNVVN và thu thập các ý kiến phản hồi cũng như khiếu nại của doanh nghiệp liên quan đến các mặt hoạt động chi nhánh. ACB Hà Nội cũng cần thiết lưu trữ dữ liệu thông tin tập trung về DNVVN để thuận tiện phục vụ hoạt động trao đổi với doanh nghiệp.
Giải quyết khiếu nại của DNVVN cũng là vấn đề cần được quan tâm và chú ý. Phải coi khiếu nại của khách hàng là tín hiệu để ACB Hà Nội không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ. Các nghiên cứu cho thấy các DNVVN thường khiếu nại về một số lỗi nhất định. Nếu những lỗi này sớm được phát hiện, ghi nhận, từ đó sửa đổi kịp thời thì số vụ khiếu nại giảm, đồng nghĩa với đó là mức độ hài lòng và niềm tin của DNVVN được nâng cao. Nhiều nhân viên chi nhánh, thậm chí là cán bộ quản lý cảm thấy lo ngại, sợ hoặc không thích khách hàng khiếu nại, khi tiếp nhận ý kiến khiếu nại không xác định trách nhiệm hay thiện chí giải quyết. Đây là một quan điểm sai lầm, bởi lẽ ngoài việc có cơ hội chỉnh sửa, cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ thì chính việc giải quyết tốt khiếu nại của các DNVVN vẫn đem lại cơ hội cho ACB Hà Nội giữ chân doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế được sự lan truyền thông tin do khách hàng không được chin nhánh giải quyết khiếu nại đem sự không hài lòng của mình nói với những người khác. Việc này sẽ giúp cho ACB Hà Nội nâng cao được chất lượng cho vay DNVVN nói riêng cũng như chất lượng tín dụng nói chung.
3.2.7. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
❖ Chủ động phân tán rủi ro
Nguyên tắc của hạn chế rủi ro là phân tán rủi ro. Điều này có nghĩa rủi ro ở một mức độ nào đó là chắc chắn phải có nhưng nếu rủi ro xảy ra ngắt quãng về thời gian, phân tán về không gian cũng như lĩnh vực thì thiệt hại có thể sẽ không dẫn đến sự bất ổn trong kinh doanh ngân hàng. Như vậy, đối với kinh doanh cho vay mức rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay và kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và khắc phục của mỗi ngân hàng. Phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xẩy ra đối với mỗi ngân hàng, nhất là những ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính hạn chế. Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ, nó được biểu thị dưới hình thức mỗi ngân hàng nên đa dạng hoá ngành nghề cho vay, hạn chế cho vay những lĩnh vực có độ rủi ro cao, những lĩnh vực kinh doanh hay sản phẩm mà thị trường đã có dấu hiệu bão hoà, sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh.
❖ Chủ động giải quyết các khoản nợ đọng, nợ quá hạn, nợ xấu, và trích lập quỹ dự phòng rủi ro hợp lý
Đối với những DNVVN thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng, chưa có khả năng trả nợ cho chi nhánh, họ cần vốn để vực dậy SXKD, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, số doanh nghiệp này ngày càng nhiều. Do đó, ACB Hà Nội cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để xem có nên tiếp tục cho họ vay vốn không, cho vay với số lượng bao nhiêu. Đồng thời, chi nhánh cần kiểm tra trực tiếp tình hình SXKD, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ... của từng doanh nghiệp.
Đối với nợ quá hạn, cán bộ chi nhánh cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên, có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Qua phân tích tình hình nợ quá hạn, ACB Hà Nội có thể xác định được mức độ nợ quá hạn của khách hàng như thế nào. Chi nhánh cần tổ chức phân tích nợ quá hạn theo định kỳ, phân loại theo nợ thu được ngay, thu nợ dần từng phần, nợ khó thu, nợ không có khả năng thu hồi..., từ đó xác định nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp thu, thời gian thu nợ phù hợp với khách hàng. Với các món vay mới, chi nhánh cần yêu cầu cụ thể cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay, phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng cho vay lành mạnh. ACB Hà Nội cũng nên chia nhóm khách hàng
cho từng cán bộ tín dụng phụ trách để xác định khả năng trả nợ của từng khách hàng; nếu khách hàng nào có khó khăn trong việc trả nợ, cần báo cáo kịp thời với cán bộ lãnh đạo trực tiếp đẻ có biện pháp tháo gỡ, xử lý nhanh chóng....