Kế hoạch hành động: Giáo viên chủ nhiệm lớp tích cực bồi dưỡng giúp

Một phần của tài liệu Tu danh gia truong Tieu hoc (Trang 44 - 50)

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt:

Tiêu chí 2 : Kết quả đánh giá về hạnh kiểm của học sinh trong trường ổn định và từng bước được nâng cao.

a) Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp và toàn trường theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Mỗi năm học, có số học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 80% trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.

c) Hằng năm, có học sinh được cấp trên công nhận đạt danh hiệu thi đua liên quan đến hạnh kiểm của học sinh.

1. Mô tả, phân tích hiện trạng:

Là một trường tiểu học đạt chuẩn MCLTT, nên ngoài việc thực hiện tốt quy chế do ngành đề ra. Nhà trường còn lập ra nội quy riêng của đơn vị. Chính vì vậy mà tất cả các loại hồ sơ sổ sách quy định được ghi chép rất cẩn thận, rõ ràng, được bảo quản bằng tủ hồ sơ thật ngăn nắp. Những việc ấy được thể hiện ở sổ đăng bộ theo dõi học sinh đang học tại trường theo từng năm [H1.4.01.01], sổ phổ cập [H1.4.01.02], sổ theo dõi từng mặt giáo dục của từng học sinh trong suốt 5 năm học [H1.4.01.03].

Giáo viên chủ nhiệm có sổ điểm theo dõi tất cả học sinh của lớp mình theo năm học [H1.4.01.04].

Trong những năm học qua, học sinh đều đạt hạnh kiểm tốt được thể hiện ở bảng tổng hợp kết quả đánh giá về hạnh kiểm của học sinh trong năm học [H1.4.02.01].

Hằng năm, nhà trường có Quyết định khen thưởng một mặt giáo dục cho học sinh [H1.4.02.02].

2. Điểm mạnh:

- Trong những năm học qua, 100% học sinh có hạnh kiểm đạt loại tốt.

- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm đến giáo dục nhân cách của học sinh.

3. Điểm yếu:

Phần lớn học sinh là con em gia đình làm nghề nông nên thời gian phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động:

Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chủ động và sắp xếp thời gian hợp lý để phối kết hợp với phụ huynh tốt hơn trong việc giáo dục nhân cách học sinh kịp thời, kịp lúc.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt:

Tiêu chí 3 : Kết quả về giáo dục thể chất của học sinh trong trường.

a) Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả về giáo dục sức khỏe, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch.

b) 100% học sinh được khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm chủng phòng bệnh.

c) Tỷ lệ học sinh được đánh giá rèn luyện sức khỏe từ trung bình trở lên đạt ít nhất 80%.

1. Mô tả, phân tích hiện trạng:

Ban giám hiệu trường tham mưu cùng Ủy ban nhân dân xã và trạm y tế xã thường xuyên kiểm tra vệ sinh thực phẩm các hộ dân bán ngoài nhà trường [H1.4.03.04].

Y tế tổ chức tuyên truyền 10 cách phòng bệnh cúm A H1N1 [H1.4.03.05], tuyên truyền bệnh quai bị [H1.4.03.06], tuyên truyền về bệnh sởi [H1.4.03.07], tuyên truyền cách xử lý sốt cao, co giật [H1.4.03.08], tuyên truyền bệnh tay - chân - miệng [H1.4.03.09], tuyên truyền bệnh tiêu chảy cấp [H1.4.03.10], được dán ở khu vực dễ nhìn như phòng y tế, hành lang lớp học.

Có tờ rơi giới thiệu một số thực phẩm giàu chất sắt được dán ở phòng y tế [H1.4.03.11].

Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động y tế học đường [H1.4.03.15], báo cáo tổng kết việc khám kiểm tra sức khỏe cho học sinh năm học 2008-2009 [H1.4.03.16], có hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh [ H1.4.03.17].

Hằng năm nhà trường đều có phối hợp cùng với trạm y tế xã Long Khánh tẩy giun cho học sinh trong nhà trường, theo dõi và báo cáo số lượng thuốc tẩy giun được sử dụng tại trường học [H.4.03.18].

Nhà trường phối hợp y tế xã Long Khánh tổ chức tiêm ngừa phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho học sinh cả 2 đợt trong năm học [H1.4.03.19]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Thông tư số 14 của Bộ tài chính, nhà trường có hợp đồng thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên và chăm sóc sức khỏe ban đầu với Bảo hiểm xã hội Bến Cầu [ H1.4.03.20].

Từ đầu năm học, nhà trường mua sắm các vật dụng y tế và thuốc cần thiết để chăm sóc sức khỏe ban đầu học sinh năm học 2009 – 2010 [H1.4.03.21].

2. Điểm mạnh:

- Ban giám hiệu trường tích cực tham mưu cùng Ủy ban nhân dân xã và trạm y tế xã thường xuyên kiểm tra vệ sinh thực phẩm các hộ dân bán ngoài nhà trường.

3. Điểm yếu:

- Chưa có phòng y tế riêng phục vụ học sinh thường xuyên.

4. Kế hoạch hành động:

Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với ngành bổ nhiệm nhân viên y tế học đường.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt:

Tiêu chí 4 : Kết quả về giáo dục các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường ổn định và từng bước được nâng cao.

a) Kế hoạch hàng năm về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện đầy đủ và theo đúng kế hoạch.

b) Đạt tỉ lệ ít nhất 95% học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của trường trong năm học.

c) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường được cấp trên đánh giá có hiệu quả và được khen thưởng.

1. Mô tả, phân tích hiện trạng:

Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp đều có kế hoạch hoạt động thật rõ ràng, cập nhật thường xuyên tại phòng Hội đồng sư phạm [H1.4.04.01]

Đầu năm học có kế hoạch hoạt đông chung cho cả năm [H1.4.04.02], hàng tháng, cuối học kỳ, cuối năm học đều có báo cáo [H1.4.04.03].

Hàng tuần có tổng kết phong trào Đội và hoạt động ngoài giờ để sinh hoạt dưới cờ [H1.4.04.04].

Nhà trường đã được cấp trên khen thưởng hoạt động giáo dục ngoài giờ như: có hồ sơ xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực [H1.4.04.05], hằng năm Đội đều có tổ chức phong trào thi nghi thức đội vòng trường [H1.4.04.06].

Hằng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia thi đấu Hội khỏe Phù Đổng vòng trường, vòng Huyện [H1.4.04.07].

2. Điểm mạnh:

- Hàng năm, trường đều có kế hoạch hoạt động rõ ràng, hàng tuần đều có tổng kết hoạt động ngoài giờ dưới cờ.

3. Điểm yếu:

Phần lớn học sinh là con em các gia đình làm nghề nông, nên phụ huynh chỉ quan tâm phần nào đến vấn đề học tập, ít ủng hộ cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Tổng phụ trách đội chưa được tập huấn về hoạt động đội nên chưa có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực này.

4. Kế hoạch hành động:

Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tham mưu cùng Ban giám hiệu và phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh và sắp xếp thời gian hợp lý để học sinh tham gia các hoạt động tích cực hơn.

Tham mưu ngành cấp trên tạo điều kiện để tổng phụ trách đội được tập huấn hoạt động đội.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không đạt:

Tiêu chuẩn 5 : Tài chính và cơ sở vật chất.

Tiêu chí 1: Mỗi năm học, trường sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả và huy

động được các nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục. a) Có dự toán kinh phí rõ ràng và được cấp trên phê duyệt;

b) Sử dụng kinh phí ngân sách theo dự toán kinh phí được duyệt theo quy định hiện hành;

c) Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục.

1. Mô tả, phân tích hiện trạng:

Các nguồn kinh phí đều do Phòng Giáo dục và Đào tạo Bến Cầu quản lý về ngân sách, khi sử dụng kinh phí đều có sự giám sát của phòng Giáo dục và Đào tạo [H1.5.01.02].

Hàng năm nhà trường đều lên kế hoạch và xin chủ trương của UBND xã để thực hiện công tác xã hội hóa [H1.5.01.03].

Kế toán tài vụ có trách nhiệm tham mưu với hiệu trưởng lên kế hoạch sử dụng các nguồn kinh phí: kinh phí ngân sách…

Ban giám hiệu kết hợp với các mạnh thường quân vận động thêm các nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục hỗ trợ cho hoạt động của trường.

Các khoản đóng góp được chi rất hợp lý, tập trung vào việc phục vụ giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu Tu danh gia truong Tieu hoc (Trang 44 - 50)