5. Kết cấu của KLTN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong hơn 25 năm hình thành, xây dựng và phát triển, ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội SHB đã trải qua những mốc son lịch sử đáng ghi nhận. (Lê B. V.,2018)
- Hình thành (1993 - 2006):
+ Ngày 13 tháng 11 năm 1993, Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái được thành lập, tiền đề cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
+ Năm 2016, Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
- Chuyển mình (2007 - 2011):
+ Năm 2008: SHB chuyển trụ sở từ Cần Thơ ra Hà Nội.
+ Năm 2009: SHB chính thức trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh.
+ Năm 2011: Tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng, được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở chi nhánh tại Lào và Campuchia.
- Phát triển vững vàng (2012 - nay):
+ Tháng 2/2012, SHB khai trương chi nhánh tại Campuchia với tổng đầu tư 37 triệu USD. Tháng 8/2012, SHB sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
+ Năm 2013: SHB kỷ niệm 20 năm thành lập, chính thức khép lại một chặng đường dài phát triển với thành công nhất định khi có mặt gần ở hầu hết các tỉnh thành việt nam đồng thời vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch Nước trao tặng.
+ Năm 2014: SHB vinh dự khi có mặt trên 40 tỉnh thành trong nước và đặt chi nhánh tại Lào, Campuchia.
+ Năm 2015 cho đến nay: Thành công huy động vốn điều lệ lên 9500 tỷ đồng, có mặt trên 500 điểm giao dịch toàn quốc; sáp nhập Công ty cổ phần Tài Chính Vinacotex Viettel (VVF) để thành lập công ty tài chính tiêu dùng SHB.
+ Năm 2016: Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và chúc mừng đầu năm; 3/2016, SHB chi nhánh HCM vinh dự được đón ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh đến thăm hỏi.
Đến cuối năm 2018, SHB cán mốc vốn điều lệ với hơn 12.000 tỷ đồng, đem tổng tài sản lên tới 323.000 tỷ đồng với đội ngũ cán bộ hơn 8000 nhân viên đang làm việc tại trên 500 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp đồng thời kết nối với 400 ngân hàng trên khắp thế giới. (Lê B. V., 2018)
Trong suốt 25 năm luôn nỗ lực phát triển, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội SHB đã đạt được những phần thưởng cao quý như:
- 2007, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội vinh dự được Ngân hàng Nhà nước Việt nam xếp vào Ngân hàng loại A.
- 2010, Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội SHB ông Nguyễn Văn Lê vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và đạt “Giải thưởng thương hiệu nối tiếp quốc gia” do Bộ Công Thương trao.
- 03/11/2013, SHB kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận bằng khen Huân chương Lao động hàng Nhì do chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trao tặng.
(nguồn: website chính thức ngân hàng SHB https://www.shb.com.vn/)
2.1.2. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi
a. Tầm nhìn
mục tiêu đến năm 2020 trở thành một tâp đoàn tài chính với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, cùng mạng lưới các điểm giao dịch rộng khắp toàn quốc và quốc tế nhằm mang tới các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, tiên tiến cho các đối tác và khách hàng.
b. Giá trị cốt lõi:
- Lợi ích của cổ đông là một trong những ưu tiên hàng đầu. - Khách hàng là trọng tâm mọi hoạt động.
- Coi trọng việc phát triển đội ngũ nhân viên. - Liêm chính và minh bạch.
- Đổi mới không ngừng
- Nâng tâm giá trị thương hiệu.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
a. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội SHB.
Năm 2012, SHB quyết định sáp nhập Habubank đang đứng trên bờ vực phá sản. Khi đó, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội phải đối mặt trực tiếp với vấn đề nợ xấu, đặc biệt ở hai nút thắt mang tên Vinashin và Bianfishco.
Tổng nợ xấu của Habubank mà SHB tiếp nhận vào năm 2012 là 8.600 tỷ đồng. Đến cuối năm 2016, SHB đã thu hồi 2.800 tỷ đồng, bán 3.500 tỷ đồng cho VAMC, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn chưa thuyên giảm do trong quá trình hoạt động, ngân hàng lại tiếp tục phát sinh nợ xấu. (Hoàng Y. , 2016)
Trải qua thời kỳ khủng hoảng và đầy khó khăn về nợ xấu trong ba năm đầu 2012 đến 2015, phải đến cuối năm 2016 đầu năm 2017, SHB mới thực sự hưởng trái ngọt.
Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của ngân hàng đạt 277.994 tỷ đồng, tăng trưởng 18,8% so với năm 2016; cho vay khách hàng đạt 195,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 21,7%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.925 tỷ đồng, tăng 16,6% so với 2016. Không
chỉ vậy, vốn tự có đạt 17829 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1938 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2016 và vượt 11% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. (Đỗ, 2018)
Cũng trong năm 2017, SHB chính thức khai trương 5 chi nhánh trên toàn quốc bao gồm các chi nhánh tại Hà Nam, Hà Tĩnh, Bình Định, Tây Ninh, Đắk Lắk.
Có thể thấy nguyên nhân chính trong đó là năng lực tài chính và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của SHB được đánh giá tăng trưởng vượt bậc. Tổng tài sản hợp nhất của SHB cán mốc 286.904 tỷ đồng sau khi kết thúc quý I năm 2018. Vốn điều lệ đạt hơn 12.036 tỷ, so với cuối năm 2017 đã tăng 839 tỷ đồng. Vốn tự có tăng 900 tỷ đồng so với năm 2018, cán mốc 18.809 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 264.000 tỷ đồng. Trong số 264.000 tỷ đồng tiền vốn huy động có gần 90% là vốn huy động từ thị trường I đạt 227.000 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm trước. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 202.500 tỷ tăng 2% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2018 đạt trên 500 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 63,5%. (Lê H. Q., 2018)
Với đường lối kinh doanh an toàn, hiệu quả cùng việc không ngừng nâng cao năng lực tài chính, khả năng quản trị, SHB vẫn đang tiếp tục tăng mức độ nhận diện bằng việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thành lập 5 chi nhánh và 20 phòng giao dịch trong năm 2018. 5 chi nhánh đã hiện diện ở Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Bình Thuận và Vĩnh Long. (Dương, 2018)
Nhìn chung, SHB có lãi trước thuế đạt 2086 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm ngoái. Lãi ròng tăng 8,3% so với năm 2017 khi đạt 1.666 tỷ đồng. Về chất lượng nợ, SHB còn đến 5.200 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 2,4% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Như vậy, từ khi sáp nhập Habubank vào SHB năm 2012 và cõng trên mình khối nợ của Vinashin chuyển sang có thời điểm vượt 8,8% dư nợ cho vay, SHB đã dần giải quyết được vấn đề nợ xấu đồng thời đưa tình hình kinh doanh tăng trưởng an toàn và hiệu quả.
Ngày 25 tháng 7 năm 2018, Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Thế giới (Word Confederation of Businesses - Worldcob) đã trao giải thưởng The Bizz - “Doanh nghiệp xuất sắc” (Business Excellence Award) năm 2018 cho Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) dựa trên những tiêu chuẩn khắt khe do tổ chức này đưa ra. SHB vinh dự khi trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam nhận được giải thưởng này và tiếp tục khẳng định vị thế là 01 trong 05 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. (Nguyễn M. T., 2018)
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, nay Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội SHB đã là một trong 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại uy tín nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng tốt nhất Châu A,,,... Với đội ngũ nhân viên lên tới 7000 người cùng mạng lưới giao dịch lên tới 500 điểm hiện diện tại 40 tỉnh thành ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Trong dó, ngân hàng con 100% vốn tại Lào, 1 ngân hàng con 100% vốn tại Campuchia, Văn phòng đại diện tại Myanmar và 2 công ty con gồm Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty tài chính SHB. SHB hiện nay đang cung cấp các dịch vụ tài chính cho hơn 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. (Nguyễn T. M., 2018).
b. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kinh Bắc (SHB Kinh Bắc)
Với phương châm là Ngân hàng “đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”, hệ thống ngân hàng SHB nói chung và SHB Kinh Bắc nói riêng đã và đang cố gắng làm tốt vai trò của mình là cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại, phù hợp đến khách hàng và phấn đấu trở thành một trong hệ thống ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam và là địa chỉ đáng tin cậy tại khu vực Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kinh Bắc đươc thành lập ngày 28/08/2012 tạị Đường Lý Thái Tổ, Phường Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Việc thành lập chi nhánh Kinh Bắc là một trong những chiến lược phát triển mạng lưới phân phối phía Bắc, đặc biệt khi thị xã Từ Sơn nói riêng và bức tranh kinh tế toàn cảnh Bắc Ninh nói chung đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng.
- Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kinh Bắc. - Tên gọi tắt: SHB Kinh Bắc
- Trụ sở: Đường Lý Thái Tổ, Phường Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Giám đốc: Hoàng Xuân Quang
- Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh SHB Kinh Bắc:
Biểu đồ 2.1.1. Cơ cấu tổ chức phòng ban chi nhánh SHB Kinh Bắc
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
- Hoạt động kinh doanh SHB chi nhánh Kinh Bắc:
Huy động vốn là một trong những hoạt động rất quan trọng trong các NHTM bởi nó vừa tạo nguồn vốn cho ngân hàng vừa cung cấp cơ sở cho các hoạt động khác.
Tình hình huy động vốn tại SHB Kinh Bắc năm 2017 đạt 2.420 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016. Tính đến cuối năm 2018, con số này lên tới 2.855 tỷ đồng, tăng 18%. Có thể thấy, tình hình huy động vốn ở SHB Kinh Bắc tăng trưởng đều đặn qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tính trên VNĐ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2017, nguồn vốn huy động từ VNĐ đạt 2104 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó ngoại tệ đạt 315 tỷ, chiếm gần 20% trong
ngoại tệ có sự khác biệt khi ngoại tệ chỉ chiếm 6% so với VNĐ do hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn thành phố Bắc Ninh sụt giảm doanh thu. (nguồn: dữ liệu ngân hàng cung cấp)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, năm 2017 lẫn 2018 đều ghi nhận nguồn vốn đến từ dân cư là lớn nhất chiếm đến gần 90% tương ứng 2178 tỷ đồng năm 2017 và tương ứng 2570 tỷ đồng năm 2018. Để đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh SHB Kinh Bắc đã có lãi suất huy động hợp lý, mở rộng và làm mới, phong phú nhiều hình thức huy động nguồn vốn trong dân. (nguồn: dữ liệu ngân hàng cung cấp)
Đơn cử như cuối năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình ưu đãi “khủng” khi tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên tới 7,8%/năm với loại hình Tiết kiệm bậc thang theo số tiền. Tại thời điểm đó, SHB đang nằm trong nhóm những ngân hàng dẫn đầu về lãi suất huy động. (Vũ Q. T., 2018). Hoặc một chương trình kích thích tiền gửi vừa được SHB triển khai nhân dịp đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tham dự AFC Suzukia Cup. Theo đó, ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm bậc thang cao lên đến 8,7%/năm duy chỉ trong tháng 12 năm 2018. Đây là mức lãi suất cao nhất trên thị trường tại thời điểm ấy. (Nguyễn B. , 2018)
Nói về tình hình sử dụng vốn, SHB Kinh Bắc đã có sự tăng trưởng đầy tiến bộ trong những năm qua. Cụ thể, năm 2017 ghi nhận mức vốn cho vay đạt hơn 2000 tỷ, tăng 15% so với năm 2016. Đến cuối năm 2018, chi nhánh SHB Kinh Bắc thông báo nâng tổng vốn cho vay lên đến gần 3.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Để có được con số đáng mơ ước ấy phải kể đến sự phát triển không ngừng về kinh tế tại địa phương, ở đây là Thị xã Từ Sơn. (nguồn: dữ liệu ngân hàng cung cấp)
Tính đến năm 2018, trên địa bàn thị xã có 10 cụm công nghiệp với tổng diện tích 156,78ha, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề với diện tích 54ha. Hằng năm, doanh thu chính từ các cụm công nghiệp chiếm hơn 70% tổng doanh thu của địa phương. (Nguyễn T. X., 2018). Đây chính là nguồn lực chính và nguyên nhân khiến tình hình sử dụng vốn của SHB Kinh Bắc nói riêng và các ngân hàng khác cùng địa bàn tăng mạnh. Hơn hết nữa, việc SHB liên tục
đưa ra những gói vay cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đã kích thích một lượng lớn nhu cầu vay vốn tiêu dùng và kinh doanh.
Ví dụ SHB ra mắt chương trình “Vay ưu đãi - Thỏa ước mơ” vào cuối quý II năm 2018 với lãi suất hấp dẫn với tổng hạn mức tín dụng là 2.000 tỷ đồng. Chương trình chỉ dành riêng để hỗ trợ các khách hàng cá nhân vay vốn trung dài hạn (Vũ Q. H., 2018)
Với những cố gắng không ngừng và liên tục đổi mới, SHB Kinh Bắc với gần 9 năm thành lập đã đạt được một thành tích đáng kể với dẫn chứng thông qua biểu đồ doanh thu và lợi nhuận các năm như sau:
Biểu đồ tình hình kinh doanh SHB Kinh Bắc (2016 - 2018)
■ Doanh thu (tỷ đồng) BChi phí (tỷ đồng) BLợị nhuận trước thuế (tỷ đồng)
Biểu đồ 2.1.2. Biểu đồ tình hình kinh doanh tại SHB Kinh Bắc (2016-2018) (Nguồn: dữ liệu ngân hàng cung cấp)
Trên biểu đồ, tổng doanh thu tăng đều qua các năm 2016, 2017, 2018. Trong quá trình đó, tổng chi phí cũng tăng theo kéo theo việc lợi nhuận trước thuế tuy không tăng trưởng đột biến nhưng vẫn luôn duy trì ổn định. Điều đó cho thấy tình hình hoạt động của SHB Kinh Bắc vẫn luôn duy trì tăng trưởng ổn định. Có được kết quả này phần lớn do đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chi nhánh kết hợp với chiến lược kinh
doanh và hoạt động xúc tiến do hội sở SHB đưa ra. Cho dù ngân hàng có một đội ngũ chuyên nghiệp, năng động, danh sách sản phẩm tín dụng hấp dẫn khách hàng nhưng nếu không có các công cụ xúc tiến truyền tin đến người tiêu dùng thì không một ngân hàng nào có thể đạt kết quả tốt.
Hoạt động xúc tiến được xem như mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động của ngân hàng nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung. Một chiến lược xúc tiến sáng tạo, hấp dẫn, được thực hiện đồng bộ sẽ đem lại những hiệu quả không tưởng cho tình hình kinh doanh của ngân hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kinh Bắc
2.2.1. về hoạt động quảng cáo
a. Thực trạng hoạt động quảng cáo tại ngân hàng SHB chi nhánh Kinh Bắc.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) nói chung và chi nhánh SHB Kinh Bắc nói riêng đã sử dụng các phương tiện quảng cáo như: truyền hình, băng rôn, truyền thanh, Roadshow, Internet. Trong đó bao gồm những hoạt động chi nhánh thực hiện theo chương trình của hội sở và hoạt động do chi nhánh tự tổ chức.
- Những hoạt động hội sở thực hiện: + Quảng cáo qua truyền hình:
Ngân hàng sài Gòn - Hà Nội tập trung quảng cáo thông qua sóng truyền hình các kênh VTV và đầu tư cho đội bóng SHB Đà Nang. Tuy nhiên vì tần suất ít cùng thời lượng ngắn nên đa phần các quảng cáo này chưa tạo được hiệu ứng mạnh. Hơn hết các