Tình hình chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 45 - 46)

Bắc Ninh là một trong những tỉnh phía Bắc thuộc trung tâm lưu vực đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, chỉ cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Đông Bắc. Theo cục thống kê tỉnh Bắc Ninh tính đến hết ngày 19/4/2021, trên địa bàn tỉnh có 19.852 doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 304.772,267 tỷ đồng, trong đó có 1.491 doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn điều lệ đăng ký là 60.317,537 tỷ đồng. Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore là các quốc gia có nhiều nhà đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh, có vốn đầu tư (FDI) lên đến 86% tổng vốn FDI trên toàn tỉnh.

Theo hướng phát triển của tỉnh, các doanh nghiệp hoạt động đa dạng với nhiều ngành/ lĩnh vực như: chăn nuôi, may mặc, xây dựng, lắp máy, cơ khí, chế tạo máy công nghệ cao, logistics, ... Bắc Ninh từng là tỉnh chuyên về nông nghiệp với nền công nghiệp không nhiều, chủ yếu là các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, đến năm 2013, Bắc Ninh đã đổi mới thành một tỉnh công nghiệp với quy mô đứng thứ 5 cả nước và có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm gần đây. Các khu công nghiệp bao gồm: KCN Tiên Sơn; KCN Quế Võ 1,2,3; KCN Yên Phong 1,2; KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn; KCN Thuận Thành; KCN Gia Bình; KCN VSIP của Việt Nam hợp tác với Singapore. Cùng sự phát triển kinh tế - xã hội và các cơ hội đầu tư vốn từ đối tác nước ngoài, Bắc Ninh đã dần dẫn chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Năm 2007, Hiệp hội DNVVN tỉnh được thành lập với 108 thành viên, cho đến thời điểm hiện tại Hiệp hội trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc, mái nhà chung của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp với hơn 1000 hội viên sinh hoạt ở 8 Hội cấp huyện và 5 tổ chức Hội tập thể. Hiệp hội triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các hội viên về tiếp cận các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; tìm kiếm cơ hội đầu tư, xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh.. .giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, chia sẻ với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, các Ngân hàng đóng góp vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao và phát triển cho doanh nghiệp SMEs.

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w