Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 46 - 51)

nhánh Bắc Ninh

a. Điều kiện cho vay khách hàng SME

Doanh nghiệp SME có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Vietcombank đều phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện trong Quyết định 512/QĐ- VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Vietcombank.

Một là khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các quy định, điều kiện để được xét duyệt cho vay theo quy định của Nhà nước và Vietcombank tại lúc có nhu cầu vay vốn.

Hai là khách hàng phải có xếp hạng chấm điểm tín dụng đạt hạng A (từ loại A đến AAA mới đủ điều kiện) theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank.

Ba là chưa từng nằm trong nhóm nợ loại 2 cho đến loại 5 tại tất cả các Tổ chức tín dụng trong vòng 01 năm gần nhất.

Bốn là lợi nhuận doanh nghiệp không được ở mức <0 trong 1 năm gần nhất.

Năm là cung cấp đủ hồ sơ bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ phương án sử dụng vốn, hồ sơ biện pháp bảo đảm tín dụng.

* Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Công ty/Chủ tịch HĐTV/Chủ tịch HĐQT, TGĐ/GĐ, kế toán trưởng hoặc

người phụ trách kế toán của khách hàng; Phiếu thông tin về người có liên quan của khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng tại VCB.

* Hồ sơ tài chính: (i) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong trường hợp báo cáo tài chính phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật và/hoặc theo yêu cầu của VCB; (ii)Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (nếu có) hoặc báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (iii)Trường hợp khách hàng cung cấp BCTC thuế thì phải kèm theo văn bản cam kết v/v BCTC thuế cung cấp cho VCB là BCTC hợp lệ đã được khách hàng cung cấp cho cơ quan thuế.

* Hồ sơ phương án mục đích dùng vốn: Văn bản của CTQ khách hàng/bên bảo đảm chấp thuận/phê duyệt việc cho vay, sử dụng tín dụng và thực hiện (các) biện pháp bảo đảm tại VCB; Kế hoạch kinh doanh của năm tài chính; Kế hoạch đầu tư; Hợp đồng kinh tế đầu vào (nếu có) và Hợp đồng kinh tế đầu ra (nếu có)

* Hồ sơ biện pháp bảo đảm tín dụng: Các giấy tờ pháp lý tùy loại TSBĐ, đặc điểm TSBĐ và phù hợp với quy định về bảo đảm tín dụng của VCB từng thời kỳ. Đối với TSBĐ khách hàng cam kết sẽ thế chấp, cầm cố cho VCB, có thể cung cấp bản sao; Hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

b) Các sản phẩm vay dành cho khách hàng DNVVN

Sơ đồ 2.2: Các sản phẩm vay khác hàng DNVVN của Vietcombank Bắc Ninh

Nguồn: Tài liệu của Vietcombank Bắc Ninh

Vietcombank Bắc Ninh có các chính sách tín dụng hỗ trợ, sản phẩm vay phù hợp, linh hoạt với doanh nghiệp SME trên địa bàn gồm, đây là một số sản phẩm chính của chi nhánh cung cấp cho khách hàng.

-Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có kỳ hạn tối đa 12 tháng, trong đó ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn với mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể. Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay. Tổng số tiền giải ngân ≤ số tiền vay cam kết trong hợp đồng.

- Tài trợ vốn lưu động (Hạn mức tín dụng ngắn hạn): Đây là hình thức cho vay mà doanh nghiệp được quyền rút vốn theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian tối đa không quá 12 tháng.

Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình. chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ.

-Tài trợ vốn lưu động (Thấu chi): là hình thức cho vay mà Vietcombank cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán. Doanh nghiệp được phép chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong hạn mức thấu chi được cấp.

Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi suất tiền gửi. Ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi. Nợ gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kỳ khoản tiền ghi có nào về tài khoản.

-Tài trợ dự án (Cho vay dự án mới): Vietcombank cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Với tiềm lực tài chính lớn và nhiều năm kinh nghiệm, Vietcombank có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển từ những dự án qui mô nhỏ như khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất lớn như khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay công trình thủy điện.

Vietcombank có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dòng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác

nhau như: các dự án bất động sản; các dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị; các dự án mua sắm phương tiện vận tải; các dự án đặc biệt...

Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp được chi nhánh Bắc Ninh thực hiện theo quy định của Vietcombank, đảm bảo các khoản vay tín dụng đầy đủ các yêu cầu như trình tự vay vốn, quy trình nghiệp vụ cho vay, thẩm định dự án vay vốn, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay, giải ngân vốn vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro... Chính sách tín dụng tại Vietcombank Bắc Ninh đa dạng, phong phú, ưu đãi lãi suất và thời gian vay, đảm bảo quy trình chặt chẽ và tinh gọn, tuân thủ theo quy chuẩn cho vay quốc tế.

c. Quy trình cho vay đối với khách hàng SME

Vietcombank đã xây dựng một tiến trình cho vay đối với khách hàng bán buôn (KHDN) hoàn chỉnh gồm 5 bước theo Quyết định 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020 của Tổng Giám đốc: (1) Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; (2) Thẩm định tín dụng; (3) Quyết định tín dụng; (4) Tác nghiệp giải ngân; (5) Công tác giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng.

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Khi lập đề nghị cấp tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ phải thu thập đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài chính, phương án sử dụng vốn... Thông tin chứng minh pháp lý của khách hàng như: giấy phép đăng ký đăng doanh - Mã số thuế; điều lệ hoạt động; thu thấp thông tin liên quan đến người chịu trách nhiệm pháp lý; các giấy phép liên quan đến ngành nghề đặc thù Đối với các dự án đầu tư phải bổ sung thêm hồ sơ pháp lý: Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, an toàn lao động PCCC, cam kết môi trường.

Bước 2: Thẩm định tín dụng

-Mức độ uy tín: để đánh giá khách hàng thường được thể hiện như sau: (1) Lịch sử vay vốn sạch - tức là chưa có nợ quá hạn hoặc nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (Thông tin này cán bộ tín dụng thu thập từ lịch sử vay nợ của khách hàng tại ngân hàng mình hoặc từ trung tâm CIC); (2) Những kết quả đã đạt được của khách hàng trong thời gian vừa qua; (3) Kết quả từ làm việc thực tế với khách hàng.

-Mục đích vay vốn: Khi khách hàng đề nghị vay vốn, CBTD phải kiểm tra mục đích vay vốn có phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

-Năng lực tài chính: Khách hàng có năng lực tốt phải có các yếu tố sau: năng lực tạo lợi nhuận của khách hàng như tỷ suất tạo lợi nhuận, vòng quay vốn...; các kinh nghiệm trong công việc sản xuất sản phẩm; trình độ vận hành, điều hành của quản lý. Dựa trên báo cáo tài chính và những thông tin của khách hàng, CBKH đánh giá các chỉ tiêu để nhận định tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện rất rõ quy mô, năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Để thẩm định tốt yếu tố cần phải có những kiến thức tốt về phân tích tài chính doanh nghiệp.

-Nguồn trả nợ: Việc thẩm định nguồn trả nợ tức là thẩm định các dòng tiền có thể đảm bảo cho việc nợ được thu hồi thành công từ món vay. Khi thẩm định yếu tố nguồn trả nợ, cán bộ khách hàng phải thẩm định các bước cơ bản như sau:

+ Thẩm định về phương án sản xuất kinh doanh: Dựa trên phương án của khách hàng xây dựng, cán bộ thu thập các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh thực tiễn của khách hàng để thẩm định phương án có thực tiễn hay không. Số tiền cho vay tối đa: Để tính được số tiền cho vay tối đa, cán bộ phải thẩm định về phương án, tính được doanh thu và chi phí dự kiến. Các yếu tố này có thể dựa trên các số liệu trong quá khứ của khách hàng, thu thập từ các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô hay dựa vào hệ thống thông tin của vốn cơ bản (VCB). Từ doanh thu, chi phí và vòng quay, cán bộ thu thập được tổng nhu cầu vốn dự kiến sau đó loại trừ các nguồn vốn tự có, vốn chiếm dụng, vốn phi tài chinh (lãi vay, khấu hao) và các nguồn vốn vay, nợ khác để tính nhu cầu vốn phải vay NH.

+ Thời gian vay: CBTĐ phân tích vòng quay vốn lưu động của khách hàng, chính sách thanh toán của khách hàng để tính toán thời gian vay phù hợp. Yếu tố này nếu được thẩm định càng chặt chẽ thì khả năng thu hồi nợ tốt và việc sử dụng vốn sai mục đích càng được hạn chế.

- Tài sản đảm bảo: TSĐB phải được đánh giá chính xác, xác định loại hình

của tài sản thế chấp, kiểm tra tính pháp lý, xác định tính thanh khoản của tài sản. Sau đó đánh giá giá trị tài sản, Cơ sở để đánh giá giá trị tài sản dựa trên nhiều nguồn

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

như theo giá thị trường, giá trị khấu hao tài sản, thuê cơ quan tư vấn đánh giá TSBĐ.

Bước 3: Quyết định cho vay

Sau khi hoàn thành các bước 1 và bước 2, ngân hàng sẽ quyết định giải ngân vốn vay hay không cho khách hàng.

Bước 4: Tác nghiệp giải ngân

Sau khi Cấp thẩm quyền đồng ý phê duyệt và ra quyết định tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Bước 5: Công tác giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng

-Công tác giám sát là bước CBKH phải kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng như mục đích đã kí kết trước đó hay không. CBKH trực tiếp quản lý việc sử dụng vốn, tài chính, hiện trạng TSBĐ của khách hàng, hay có vi phạm các cam kết đã thỏa thuận hay cung cấp thông tín sai lệch cho phía NH không.

- Việc thu nợ sẽ diễn ra hàng tháng hay hàng quý. Khi thu nợ bao gồm thu gốc, lãi như trong thảo thuận, đến ngày 26 hàng tháng ngân hàng tiến hành thu tiền lãi từ khoản vay. Trước ngày đến hạn, CBKH sẽ thông báo để KH chủ động thanh toán. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NH sẽ xử lý khoản nợ quá hạn theo quy định.

- Thanh lý hợp đồng là bước thực hiện cuối để kết thúc một hợp đồng vay. Khi khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi và hoàn thành đúng các quy định, NH sẽ tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, trình lên cấp thẩm quyền sau khi được chấp thuận ngân hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ giải chấp TSĐB.

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w