Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 70 - 73)

Đối với Ngân hàng Nhà nước, để hoàn thiện hơn trong việc nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng với đối tượng DNVVN, cần thúc đẩy mạnh các công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn. Ngân hàng nhà nước cần đưa ra các biện pháp cải tổ thủ tục hành chính như: Giảm bớt thủ tục cho vay, giảm tối đa thời gian thẩm định tín dụng giúp cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội vay vốn. Sớm hoàn thiện cơ chế nâng cao chất lượng thông tin, truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm tạo ra sự nhận thức sâu rộng, kịp thời và đồng thuận trong toàn xã hội vì lợi ích của đất nước, vì sự phát triển bền vững, lành mạnh của cả nền kinh tế.

3.3.4. về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giai đoạn 2018 - 2020, DNVVN đã không ngừng phát triển khẳng định vị thế trong nền kinh tế. Để có thể tiến xa hơn, các DNVVN phải vươn lên hoàn thiện mình. Nên có những phương án kinh doanh có hiệu quả được tính toán kỹ lưỡng trước khi đến ngân hàng vay vốn và có kế hoạch trả nợ khoa học và trả nợ đúng kỳ hạn. Ngoài ra cần khai thác chính xác thông tin cũng như năng lực của mình để sử dụng vốn vay đúng như khai trong hợp đồng và có tính pháp luật. Doanh nghiệp phải nâng cao hiểu biết không chỉ về hoạt động tín dụng mà còn cả quy định pháp luật, thông tin nghành, tình hình kinh tế xã hội. Tiếp đó, DNVVN phải tăng cường công tác quản lý, xây dựng những phương án sản xuất, kinh doanh góp phần tăng khả năng tài chính của mình. Bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới công nghệ, máy móc sản xuất, cập nhật sự đổi mới của khoa học kĩ thuật, chuyển đổi công nghệ

số hiện đại. Công nghệ cải tiến đóng góp rất lớn cho doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lao động mà còn tăng năng suất lao động. Những điều đó sẽ làm cải thiện những hạn chế của Ngân hàng đối với DNVVN.

Tóm lại: Chương ba đã khái quát định hướng và chính sách tín dụng của chi nhánh trong thời gian sắp tới. Em đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay của Vietcombank Bắc Ninh. Em hi vọng những ý kiến của mình sẽ đóng góp vào hoạt động của chi nhánh giúp ngân hàng cải tiến hơn nữa, đóng góp chung cho sự phát triển hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế ngày nay không ngừng phát triển, công nghệ 4.0 tiên tiến vượt bậc. Việt Nam đang ngày càng mở rộng hội nhập để tiếp thu tinh hoa của thế giới. Thị trường tài chính cạnh tranh sôi động gay gắt hơn bao hết, các NHTM liên tục đưa ra nhũng sản phẩm đa dạng, phong phú, linh hoạt khẳng định vị thế của mình. Thêm vào đó, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid - 19 lan rộng khắp các ngành, lĩnh vực không chỉ riêng nền kinh tế. Mọi quốc gia đồng thời cả Việt Nam đang có những chuyển biến nhanh chóng để thích nghi và phục hồi tình hình kinh tế - xã hội. NHTM CP Ngoại thương Bắc Ninh không nằm ngoài xu hướng. Trong năm vừa qua, ngân hàng đã xác định mục tiêu, phương hướng, tập trung nhiều hơn vào phân khúc khách hàng SME. Chi nhánh nhận thức rõ được tầm quan trọng của DNVVN đối với nền kinh tế nói chung và Bắc Ninh nói riêng.

Trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt nhiều kết quả tốt, có sự tăng trưởng qua tằng năm. Vấn đề kiểm tra, giám sát khoản vay, được chủ động, giúp giảm thiểu các rủi ro tín dụng. Việc vận dụng các phương pháp

nghiên cứu khoa học, phân tích số liệu, so sánh, lí luận trong đề tài “Đánh giá và

nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcmbank chi nhánh Bắc Ninh” đã làm sáng tỏ những cơ sở lí luận, số liệu, bước đầu phân tích, đánh giá thực trạng tại chi nhánh. Những hạn chế và nguyên nhân cũng được tìm tòi để đưa ra những giải pháp khắc phục.

Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế cho nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến và đóng góp của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Thái (2007), Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

2. Ngô Quang Hùng (2018), Giải pháp thúc đẩy cho vay hiệu quả và an toàn

đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Ngoại Thương.

3. Nguyễn Thị Hải Yen (2020), Phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng TMCP Quân Đội, luận văn tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

4. Nguyễn Phương Thảo (2019), Mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả, luận văn tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

5. ‘Doanh nghiệp vừa và nhỏ’ (2021), Wikipedia, truy cập ngày 1/5/2021, từ <

https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh nghi%E1%BB%87p nh%E1%BB%8F v%C3

%A0 v%E1%BB%ABa>.

6. World bank of definition of SMEs.

7. GS. TS Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Chính phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều

của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành ngày 11/03/2018.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy

định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30/12/2016.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy

định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21/01/2013.

59

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy

định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 18/5/2018.

12. Đỗ Thu Hằng (2019), “Khẩu vị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt

Nam: Từ lý thuyết đến thực tế”, tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng số Xuân 212+213 - Tháng 1&2 năm 2020, 95 - 105.

13. Tô Ngọc Hưng (2019), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, nhà xuất bản Lao

động - xã hội, Hà Nội.

14. Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh (2018), Báo cáo tình hình hoạt động kinh

doanh năm 2018, Bắc Ninh.

15. Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh (2019), Báo cáo tình hình hoạt động kinh

doanh năm 2019, Bắc Ninh.

16. Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh (2020), Báo cáo tình hình hoạt động kinh

doanh năm 2020, Bắc Ninh.

17. NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam (2020), Quyết định 512/QĐ - VCB -

QLRRTD về quy trình tín dụng đối với khách hàng bán buôn của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, ban hành ngày 31/03/2020.

18. Sở kế hoạch và đầu tư (2021), Tình hình hoạt động đăng ký doanh nghiệp

tháng 04 năm 2021 tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

19. Cục thống kê (2020), Thông cáo báo chí về công bố số liệu thông kê kinh tế -

xã hội của tỉnh Bắc Ninh năm 2020, Bắc Ninh.

20. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh kỉ niệm ngày doanh nhân Việt Nam, Báo Bắc Ninh, truy cập ngày 1/5/2021, từ http://www.baobacninh.com.vn/web/bbn/chi-tiet-kinh-te/-/details/20182/hiep-hoi- doanh-nghiep-nho-va-vua-tinh-ky-niem-ngay-doanh-nhan-viet-n-2

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w