Thực trạng hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 51 - 62)

Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh

a. Tiêu chí định tính

Tiêu chí định tính thể hiện ở việc Ngân hàng tuân thủ các quy định, pháp luật của Chính Phủ. NHNN và nội bộ ngân hàng Chi nhánh luôn tuân thủ, chấp hàng tốt, luôn kiểm tra và giám sát chặt chẽ. Tuân thủ đúng pháp lý là điều kiện cần thiết để giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng Ngoài ra nguồn huy động vốn được sử dụng triệt để cho vay đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Chính vì vậy, hoạt động cho vay đạt được những kết quả tương đối tích cực, mang về cho chi

38

nhánh nguồn lợi nhuận đáng kể. Cụ thể, những kết quả đó được đánh giá, phân tích thông các chỉ tiêu định lượng, giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết nhất.

b. Tiêu chí định lượng

Thứ nhất, chỉ tiêu về quy mô cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Số lượng khách hàng vừa và nhỏ.

Tổng số doanh nghiệp 710 807 850 Tông số doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh số cho vay 9.813 9.996 183 1,85% 11.182 1186 11,86% Doanh số cho vay doanh nghiệp SME 1.257 1.452 195 15,5% 1.674 222 15,29%

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Từ bảng số lượng thống kê doanh nghiệp trên ta thấy thấy rằng số khách hàng doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại chi nhánh đang càng được mở. Từ năm 2018 - 2020, số lượng doanh nghiệp đã tăng gấp hơn 1,3 lần so với năm 2018. Số lượng tăng lên nhưng nếu so với các doanh nghiệp trên toàn địa bàn thì còn khá khiêm tốn. Năm 2019 -2020 được ghi nhận số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể, một phần do định hướng của chi nhánh tập trung khai thác phân khúc khách hàng SME. Ngân hàng đang tạo điều kiện thuận lợi, có nhiều chương trình sản phẩm ưu đãi, chú trọng tới chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng để thu hút doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn. Số doanh nghiệp phát sinh quan hệ tín dụng tăng lên là cơ sở để mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả cho vay.

2. Doanh số cho vay

39

Bảng 2.5: Doanh số cho vay tại Vietcombank Bắc Ninh

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Tuyệt

đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối

Dư nợ cho vay KHDN SME 679 784 105 15,5% 921 137 17,5% Tổng dư nợ 7.088 7.198 110 1,6% 8.437 1239 17,2%

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Doanh số cho vay DNVVN thể hiện kết quả tăng trưởng tín dụng, được đánh giá qua hai mức tỷ trọng tăng trưởng tuyệt đối và tương. Doanh số cho vay càng cao thì quy mô càng được mở rộng. Trong năm 2018, tổng doanh số cho vay đạt 9,813 tỷ đồng, đến năm 2020 con số ấy tăng lên thành 11,182, tăng 1.369 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp SME, doanh số cho vay đã tăng một cách rõ rệt, tại thời điểm năm 2018 đạt 1.257 tỷ đồng sang 2019 đã tăng trưởng 15,5% đạt 1.452 tỷ đồng. Ta thấy được mức độ cải thiện cho vay của chi nhánh đang có chiều hướng tốt lên. Đến năm 2020, con số tăng trưởng có phần giảm đi đôi chút đạt 15,29% so với năm trước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức độ tăng trưởng doanh số cho vay DNVVN, mức tăng trưởng tuyết đối tăng 222 tỷ đồng đạt mức 1.674 tỷ đồng. Hoạt động cho vay của chi nhánh có mức tăng trưởng ngày càng cao, mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Đây là một sự tích cực trong điều kiện kinh tế đang khó khăn khi bùng phát dịch Covid - 19 ảnh hưởng lớn tới các chủ thể kinh tế. Định hướng của VCB Bắc Ninh trong giai đoạn tới là tăng trưởng tín dụng trên cơ chế, chính sách ưu đãi lãi suất, tập trung, duy trì cho vay vào các lĩnh vực ngành ưu tiên. Chi nhánh cần

40

mở rộng khách hàng theo định hướng phát triển của chi nhánh, sẽ tiếp tục điều chỉnh hạ lãi suất theo quy định của Hội sở để thu hút khách hàng, góp phần tăng trưởng tín dụng. Đây là chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và khôi phục khả năng kinh tế cho DNVVN chịu ảnh hưởng của đại dịch.

3. Dư nợ cho vay.

Năm 2020 Vietcombank Bắc Ninh đang có 8.437 tỷ đồng dư nợ của cả doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, số dư nợ đến từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME chiếm khá khiêm tốn chỉ 921 tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng dư nợ. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay DNVVN tại Vietcombank Bắc Ninh

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Dư nợ của từng đối tượng diễn ra không đồng đều với nhau, chi nhánh thường tập trung nhiều vào mảng doanh nghiệp lớn. Trong giai đoạn 2018 - 2020 chi nhánh có triển khai công tác phát triển doanh nghiệp SME, nhưng dư nợ nhóm này vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Ở năm 2018, dư nợ của doanh nghiệp SME chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng dư nợ. Đến năm 2019 có phần cải thiện rõ rệt mức số tiền dư nợ đạt 784 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng so với năm 2018. Nếu so với tăng trưởng tương đối của tổng dư nợ năm 2019, tổng dư nợ chi tăng 1,6% trong khi đó

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dư nợ 7.088 7.198 8.437

Tổng nguồn vốn huy động 8.535 10.551 11.460

Tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng

nguồn vốn huy động (%) 83,1% 68,2% 73,6%

DNVVN tăng 15,5% điều này chứng tỏ công tác cho vay của chi nhánh đã cải thiện rõ rệt, tập trung nhiều hơn vào DNVVN, thể hiện rõ phương hướng tăng cường quy mô dư nợ. Trong năm 2020, đánh dấu cột mốc thành công của chi nhánh khi tổng dư nợ tăng tới 8.437 tỷ đồng, tăng 1239 tỷ đồng so với năm 2019, mức tăng trưởng tương đối rơi vào 17,5%, cao hơn năm 2019 là 2. Mặc dù đại dịch Covid - 19 tác động vào kinh tế rất mạnh khi 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp và ngân hàng chịu ảnh hưởng từ lệnh giãn cách xã hội, hạn chế kinh doanh sản xuất để phục vụ công tác phòng dịch cho hiệu quả. Điều này cho thấy công tác điều hành ngân hàng của ban lãnh đạo rất hiệu quả trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Những doanh nghiệp là khách hàng có số dư nợ lớn tại chi nhánh như: Công ty TNHH An Phát Đạt có dư nợ là 40,82 tỷ đồng, Công ty CP Anh Quốc với 70,62 tỷ đồng, Công ty TNHH giấy và bao bì Phú Giang với 118,7 tỷ đồng, công ty TNHH SX&TM Cường Thịnh với dư nợ là 50,845 tỷ đồng. Hầu hết đây là các đối tác có quan hệ tín dụng tốt và đem lại nguồn lợi nhuận cao cho chi nhánh

Ngoài ra cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được phân theo kỳ hạn, số liệu thể hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại Vietcombank Bắc Ninh.

Đơn vị: Tỷ đồng

Dư nợ cho vay doanh nghiệp SME theo kỳ hạn tại Vietcombank Bắc Ninh 149 530 165 203 619 718 ■ Trung và dài hạn ■ Ngắn hạn

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

42

Từ biểu đồ trên, dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao và đang dần tăng lên. Trong năm 2018, lượng dư nợ của SME đạt 530 tỷ đồng nhưng chỉ sau hai năm số lượng ấy đã tăng lên 718 tỷ đổng, gấp 1,35 lần năm 2018. Quy mô vay ngắn hạn chiếm tới gần 77%, còn lại là trung và dài hạn. Do tính chất của khoản vay có thời hạn tối đa là 12 tháng cho nên phù hợp với khả năng, tình hình sản xuất kinh doanh của DNVVN trong kỳ, muốn có vốn nhanh để bổ sung, tăng tiềm lực kinh doanh, phát triển kinh tế. Việc cho vay ngắn hạn của chi nhánh diễn ra rất tốt vì các khoản vay thường có tốc độ vòng qua vốn nhanh, thời gian ngắn dễ kiểm soát được rủi ro và khả năng thu nợ cao.

Đối với cho vay trung và dài hạn thì số lượng tăng không đáng kể. Năm 2020 dư nợ đạt 203 tỷ đồng, tăng khoảng 36% so với năm 2018. Chủ yếu doanh nghiệp SME có dư nợ vay trung và dài hạn thường là các doanh nghiệp đầu tư mua sắm TSCĐ, đầu tư dư án, bất động sản, mở rộng kinh doanh sản xuất. Vì tính chất khoản vay dài hạn có khả năng sinh ra nhiều tiềm ẩn rủi ro nên chi nhánh luôn thực hiện giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính an toàn của khoản vay hơn.

Thứ hai, chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

1. Tỷ lệ LDR (Loan to deposit ratio)

Bảng 2.7: Tỷ lệ LDR tại Vietcombank chi nhánh Bắc Ninh

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số thu nợ SME 1173 1347 1537

Tổng DS cho vay 1257 1452 1674

Hệ số thu nợ 93,3% 92,1% 92,8%

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Tỷ lệ LDR (Loan to deposit ratio) là tỷ lệ cho biết khi huy động được một đồng vốn thì có bao nhiêu đồng để sử dụng cho vay. Tỷ lệ được tính theo công thức: LDR = Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn huy động (%). Đồng vốn huy động được sẽ cho vay và ngân hàng thu lợi nhuận từ mức chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi và tín dụng.

43

Từ ngày 1/1/2020 tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85%, điều này đã được quy định trong thông tư 22/2019/TT - NHNN quy định về các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ LDR giao động ở mức từ 80% đến 85% là tốt nhất, ngân hàng mang lại lợi nhuận tốt nhất. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ huy động vốn (LTD) trong giai đoạn 2018-2020 đạt trung bình 75%, cho thấy 100 đồng vốn huy động giải ngân được 75 đồng. Trong thực tế, tỷ lệ 75% được đánh giá nằm trong ngưỡng an toàn (theo quy định của NHNN tỷ lệ LTD < 80%), trong khi phần lớn các ngân hàng khác có LTD đạt gần hoặc lớn hơn 90% (BIDV:87,46%; Viettinbank:87,1%). Có thể thấy được ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh khoản.

2. Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.8: Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp SME

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nợ đủ tiêu chuẩn 653,5 754,84 887,82

Nợ cần chú ý 15,6 16,52 19,28

Nợ dưới tiêu chuẩn 7,73 9.54 13,9

Nợ nghi ngờ 2,19 3,1 0

Nợ có khả năng mất vốn 0 0 0

Tổng 679 784 921

Tỷ lệ nợ xấu 1,46% 1,6% 1,51%

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Hệ số thu nợ của DNVVN được tính theo công thức sau đây:

- Hệ số thu nợ cho vay DNVVN =---7- - ---*100

Doanh SO cho vay

Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp SME trong giai đoạn 2018 - 2020 giao động bình quân ở mức 92,7%. Cụ thể năm 2018 đến 2020, hệ số thu nợ đạt tương ứng 93,3%, 92,1% và 92.8%. Hệ số thu nợ không biến động nhiều tỉ lệ luôn duy trì trên 90% chứng tỏ việc thực hiện quản lý thu nợ rất tốt. Ngoài ra dựa theo hệ số thu nợ ta đánh giá được mức độ hiệu quả trong hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh, công tác điều hành của ban lãnh đạo chặt chẽ giúp cho ngân hàng cứng rắn, tránh xảy ra những món nợ rủi ro hình thành nợ xấu mà làm giảm uy tín và năng lực của chi nhánh. Từ hệ số thu hồi nợ cũng cho biết tình hình hoạt động, quản lý của

44

các DNVVN trên địa bàn diễn ra rất tốt nên trả nợ đúng hạn, không có trở ngại trong sản xuất kinh doanh và vốn vay được sử dụng đúng với mục đích.

Thứ ba, chỉ tiêu về độ an toàn trong hoạt động cho vay DNVVN

1. Dư nợ cho vay của DNVVN theo chất lượng tín dụng

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay DNVVN theo chất lượng tín dụng Vietcombank Bắc Ninh

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho biết nợ xấu phân theo 03 nhóm nợ bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Dựa theo quy định của thông tư, ta có phép tính cho tỷ lệ nợ xấu của DNVVN như sau:

- Tỷ lệ nợ xấu DNVVN = TT—7- - - *100%

Tong du nợ cho vay DNVVNH

Trong đó: Dư nợ xấu cho vay DNVVN = Nợ nhóm 3 + Nợ nhóm 4 + Nợ nhóm 5

Theo số lượng của bảng 2.10, trong năm 2018 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1,46% nhưng hai năm sau tỷ lệ này đã tăng lên 1,6% (2019) và 1,51% (2020). Điều này rất dễ hiểu khi dư nợ đang ngày càng tăng lên sẽ kéo theo nhiều rủi ro về vốn vay hơn. Mặc dù tỷ lệ tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của chi nhánh, năm 2020 tỷ lệ đã giảm đi 0,9%, không còn xảy ra tình trạng nợ nghi nghờ nữa mà nhóm nợ 2 và 3 đã tăng lên đôi chút. Nhìn chung, dư nợ xấu tăng lên nhưng đối chiếu với tổng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dự phòng rủi ro tín dụng

cho vay DNVVN 10,2 13 14,1

Tổng dư nợ cho vay DNVVN

679 784 921

Tỷ lệ trích lập DPRR cho

vay DNVVN (%) 1,5% 1,65% 1,53%

dư nợ cho vay thì vẫn duy trì ở mức ổn định của NHNN (tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn dưới 3%), tỷ lệ nợ xấu bình quân trong ba năm của chi nhánh chỉ đạt khoảng 1,16%, đây là điểm tích cực của chi nhánh trong công tác phòng ngừa nợ xấu, cần phát huy giữ vững như vậy trong thời gian tới.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu ở một số chi nhánh Ngân hàng khác của tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị: %

Tỷ lệ nợ xấu ở một số chi nhánh Ngân hàng khác của tỉnh Bắc Ninh năm 2020

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Bắc Ninh với các ngân hàng khác tương đối là thấp. Chi nhánh sẽ luôn duy trì tỷ lệ ở mức này để đảm bảo ổn định nợ xấu. Do đó, chi nhánh cần phát huy những quy trình giám sát, đôn đốc công tác kiểm tra khoản vay, siết chặt việc thu hồi nợ.

2. Tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng khi cho khách hàng vay đều có TSBĐ để đảm bảo độ an toàn của khoản vay, tùy theo hình thức và số tiền mà khách hàng mong muốn vay khi dựa theo TSBĐ. Tại chi nhánh Bắc Ninh, mọi khoản vay của chi nhánh đều dựa theo TSBĐ, tỷ lệ này chiếm tới 90%, trong đó khách hàng doanh nghiệp là nhiều nhất. Chỉ có vài doanh nghiệp lớn, có quan hệ tín dụng với chi nhánh lâu năm, tình hình hoạt động luôn tốt và ổn định, có xếp hạng tín dụng cao, uy tín (đạt loại AAA trong hệ thống chấm điểm tín dụng của VCB) được xét duyệt

46

vay không cần thế chấp TSBĐ (vay tín chấp). Việc cho vay có tài sản bảo đảm giúp cho chi nhánh đảm bảo được mức độ an toàn khoản vay và nâng cao chất lượng cho vay.

3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Bảng 2.10: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tại Vietcombank Bắc Ninh

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Lợi nhuận từ cho vay 267,7 388,9 480,7

Lợi nhuận từ cho vay DNVVN

34,8 62,2 86,5

Tỷ trọng 13% 16% 18%

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Trong ba năm 2018 -2020, tỷ lệ trích lập DPRR cho vay doanh nghiệp SME giao động từ 1,5% - 1,65%, mức dự phòng rủi ro của chi nhánh được kiểm soát tốt khi công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của DNVVN của Vietcombank Bắc Ninh có mức tương đối thấp, điều này thể hiện chất lượng cho vay DNVVN rất tốt. Ngân hàng nên tiếp tục duy trì chất lượng cho vay phối

Một phần của tài liệu Đánh giá và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh 780 (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w